Tin tức – Sự kiện

Những vấn đề của khoa học xã hội trong thế giới đương đại

16 Tháng Năm 2012

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm

(Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh)

Đây là báo cáo đề dẫn trình bày tại Hội thảo quốc tế “Khoa học xã hội thời hội nhập”, do ĐHQG-HCM tổ chức ngày 15/12/2011 với sự tham dự của khoảng 150 giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong nước và đến từ Việt Nam, Mỹ, Pháp, Úc, Trung Quốc, Đài Loan.

Hội thảo “Khoa học xã hội thời hội nhập” được tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các nhóm ngành Khoa học Xã hội ở ĐHQG-HCM theo hướng đại học nghiên cứu và thúc đẩy sự hội nhập của khoa học xã hội ở ĐHQG-HCM và khoa học xã hội thế giới nói riêng; tìm kiếm và mở rộng cơ hội hợp tác, bổ sung danh mục đề tài nghiên cứu liên ngành giữa Khoa học Xã hội với Khoa học Tự nhiên – Công nghệ trong ĐHQG-HCM, giữa Khoa học Xã hội của ĐHQG-HCM với Khoa học Xã hội với Khoa học Tự nhiên – Công nghệ thế giới; tìm hiểu và xây dựng một bộ tiêu chí phù hợp cho việc đánh giá một công trình nghiên cứu về khoa học xã hội.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu được nghe 21 tham luận tập trung vào các nội dung chủ yếu như vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Khoa học Xã hội trong khoa học cũng như trong đời sống kinh tế xã hội; tình hình phát triển Khoa học Xã hội trên thế giới và ở Việt Nam; những tồn tại trong công tác giảng dạy và phổ biến Khoa học Xã hội hiện nay; sự cần thiết phải hội nhập quốc tế của ngành Khoa học Xã hội nói chung và ngành Khoa học Xã hội Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia đề xuất các giải pháp để ngành Khoa học Xã hội Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giới.

Bên lề hội thảo, buổi tọa đàm về Phương pháp nghiên cứu định lượng trong Khoa học Xã hội và việc hợp tác nghiên cứu ngành Khoa học Xã hội Việt Nam ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam được tổ chức vào ngày 16/12.

Chủ tọa đoàn phiên toàn thể của Hội thảo

Dẫn nhập

Khái niệm “khoa học xã hội” (KHXH) ở đây được dùng theo nghĩa truyền thống để đối lập với hai nhóm ngành lớn khác là “khoa học tự nhiên” (KHTN, theo nghĩa rộng, gồm toán, lý, hóa, sinh…) và “công nghệ - kỹ thuật”. Đó là “KHXH theo nghĩa rộng”, nó bao gồm “khoa học xã hội theo nghĩa hẹp” (trong bài này sẽ không viết tắt), “khoa học nhân văn” và “khoa học quản lý - kinh tế - luật”.

Hiện nay, trong thế giới đương đại mà đặc trưng nổi bật là quá trình hội nhập, KHXH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Các vấn đề này có thể chia làm hai nhóm: những vấn đề thế giới đương đại đặt ra cho KHXH và những vấn đề KHXH tự đặt ra cho mình trong bối cảnh thời hội nhập. So với thế giới, ngoài những vấn đề chung, KHXH Việt Nam và những nước cùng loại còn có những vấn đề riêng của mình.

I. Những vấn đề thế giới đương đại đặt ra cho KHXH

1.1. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới của nền văn minh trí tuệ xét theo đặc tính văn minh, là thế giới của nền kinh tế tri thức xét theo đặc tính kinh tế, và là thế giới toàn cầu hoá và hội nhập xét theo đặc tính quan hệ xã hội.

Thay thế cho văn minh công nghiệp, nền văn minh trí tuệ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XX với động lực là bốn cuộc cách mạng siêu công nghiệp: Công nghệ sinh học (Biotechnology), Công nghệ tự động hoá(Automatic technology), Công nghệ thông tin (Information technology) và Công nghệ nanô (Nanotechnology) (Dùng bốn thuật ngữ khác là Genomics - Robotics - Informatics - Nanotech, người ta viết tắt bốn cuộc cách mạng này thành GRIN và gọi chúng là “GRIN’ technologies). Bản chất của bốn cuộc cách mạng này là sự kết hợp tài tình giữa KHTN và công nghệ. Từ sản phẩm văn minh, chúng nhanh chóng được áp dụng vào đời sống, tạo nên một hình thái kinh tế hoàn toàn mới là kinh tế tri thức đang làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của xã hội loài người.

Nền kinh tế tri thức tạo nên hai điểm mạnh nhất của thế giới đương đại là sự phát triển với tốc độ cực nhanhvà quá trình toàn cầu hoá buộc con người phải liên kết và tương tác với nhau hết sức chặt chẽ. Đồng thời cũng làm bộc lộ hai hạn chế:

Một là sự phát triển nhanh  nóng của kinh tế trong khi đem lại sự giàu có (cho một bộ phận nhân loại) thì đã gây nên nạn cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; kéo theo những cuộc khủng hoảng về năng lượng, kinh tế, tài chính, lương thực ngày càng gay gắt... cho mọi người. Tất cả đều là dấu hiệu của một sự phát triển không bền vững.

Hai là sự phát triển này không chỉ nhanh và nóng mà còn mất cân đối  không đồng đều. Về chủ thể, là sự phân hoá giầu nghèo. Trong thời gian, là sự thiếu trách nhiệm với tương lai. Trong không gian, là sự phân hoá giữa các nhóm nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển. Sự mất cân đối này kéo theo nhu cầu di cư, nhập cư trên diện rộng, dẫn đến nhiều bất ổn xã hội. Tất cả đều là dấu hiệu của một cuộc hội nhập không bình yên với hàng loạt những bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải đang gia tăng ở mọi khu vực trên trái đất.

Hai hạn chế trên đều liên quan trực tiếp đến xã hội và con người. Từ đây bộc lộ hạn chế thứ ba là sự mất cân đối nghiêm trọng trong phát triển khoa học: KHXH phát triển chậm hơn KHTN và công nghệ, chưa đáp ứng kịp những yêu cầu của cuộc sống.

1.2. Từ đó, có thể thấy thế giới đương đại đang đặt ra cho KHXH hai vấn đề chủ yếu:

  1. (1)KHXH phải trả lời được những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra. Những yêu cầu này mỗi ngày một thêm phức tạp do có sự tham gia của các thành tựu KHTN và công nghệ (vd: hóa chất và công nghiệp với vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi gien và sinh sản vô tính với vấn đề đạo đức xã hội...). Yêu cầu cao nhất là thế giớicon người phải đạt tới một xã hội phát triển bền vững trên cơ sở sự cân đối, hài hòa giữa vật chất với tinh thần, hiện tại với tương lai và giữa các vùng miền với nhau[1]. Nếu động lực của phát triển nằm ở sự kết hợp của các KHTN và công nghệ tạo nên bốn cuộc cách mạng, thì cơ sở cho tính bền vững (cân đối, hài hòa, ổn định) nằm ở sự tham gia tích cực của KHXH, ở sự kết hợp chặt chẽ giữa KHXH với KHTN và công nghệ.
  2. (2)Đi xa hơn, KHXH không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu do xã hội đề ra, mà còn có sứ mạng phải đi trước thời đại, dự báo chính xác về những vấn đề của xã hội và loài người, dẫn đường cho việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu của KHTN và công nghệ.

II. Nguyên nhân sự bất cập của KHXH

Sự bất cập của KHXH có ba nguyên nhân chính – hai khách quan và một chủ quan.

2.1. Từ phía khách quan lịch sử, nếu như khoa học hiện đại về cơ bản là sản phẩm đóng góp của thế giớiphương Tây thì sự mất cân đối trong phát triển khoa học chủ yếu cũng là hệ quả của truyền thống văn hoá và khoa học phương Tây. Đó là truyền thống quan tâm đến đồ vật nhiều hơn con người, coi trọng KHTN nhiều hơn KHXH. Trong 60 nhân vật được kể ra trong niên biểu lịch sử khoa học [Science History Timeline 2001] thì chỉ có 5 người thuộc lĩnh vực KHXH. Trong 11 loại giải thưởng lớn về khoa học kê ra trong [Наука 2011] thì ngoài 2 giải chung, tất cả 9 giải thưởng riêng không có một giải thưởng nào cho khối KHXH. Trong 5 loại giải thưởng do Alfred Nobel lập ra vào năm 1895 có 3 giải về thành tựu khoa học, thì cả 3 đều là dành cho khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, y học) [2]. Mãi đến năm 1969 mới có thêm giải Nobel về Kinh tế mà thực chất cũng chỉ là giải thưởng để tưởng niệm Alfred Nobel của Ngân hàng Thụy Điển mà thôi [Nobel Prizes 2011][3].

Trong một thời gian dài, nói đến “khoa học” là người ta lập tức đồng nhất nó với khoa học tự nhiên: Ở nhiều nước phương Tây (và ở Sài Gòn trước năm 1975), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chỉ gọi đơn giản là “TrườngĐại học Khoa học”. Đến đầu tk. XX, trong các trường đại học phương Tây KHXH vẫn còn chiếm một vị trí cực kỳ khiêm tốn. Chỉ đến nửa sau tk. XX, chúng mới được thừa nhận và khẳng định rộng rãi.

2.2. Từ phía khách quan hiện tại, lối sống thực dụng coi trọng vật chất, chạy theo đồng tiền đang lên ngôi, nhờ thế một số ngành đào tạo dễ kiếm ra tiền trở nên rất đắt khách (trong đó có cả một số ngành KHXH như kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ…) nhưng KHXH − kể cả ở những ngành đào tạo ăn khách − thì tuột dốc một cách thê thảm. Tình trạng này diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ, từ năm 1958 Rollo Handy đã dành hẳn một bài bàn về “Sự coi thường mang tính triết học đối với các KHXH” [Rollo Handy 1958]. Ở Nga, viện sĩ địa vật lý S.Goldin nhận định “Việc coi thường KHXH rất phổ biến ở Nga trong thời gian gần đây đã tạo nên sự dã man về tinh thần và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng nạn khủng bố và tội phạm” [Шпак Г. 2006].

2.3. Từ phía chủ quan, đối tượng của KHXH có bản chất khác hẳn KHTN và công nghệ, khiến cho công việc của các nhà KHXH gặp khó khăn hơn rất nhiều lần so với các nhà KHTN và công nghệ.

Trong so sánh với KHTN và công nghệ, chúng tôi thấy KHXH bộc lộ năm đặc điểm cơ bản như sau:

(1) Tính chi tiết của đối tượng

Đối tượng của các KHTN  công nghệ (cái cây, con vật, trái đất, hành tinh, mưa, bão, máy móc...) thường là một chỉnh thể mà người nghiên cứu luôn có thể bao quát được, do vậy có thể tiếp cận được nó một cách toàn vẹn. Còn đối tượng của KHXH (như xã hội, lịch sử, ngôn ngữ, tâm lý, văn hoá...) thì người nghiên cứu không bao giờ có thể bao quát và tiếp cận được một cách tổng thể: anh ta chỉ có thể thấy được những biểu hiện cụ thể, những chi tiếtrời rạc của nó mà thôi. Bởi vậy, tình trạng thấy cây mà không thấy rừng là một căn bệnh rất phổ biến trong cácnghiên cứu KHXH.

(2) Tính phiếm định[4] của đối tượng

Đối tượng của các KHTN  công nghệ do là chỉnh thể toàn vẹn nên cũng có ranh giới có thể xác định minh bạch, rõ ràng. Các KHXH nghiên cứu xã hội và con người (“con người” ở đây không phải là con người sinh học, mà là khía cạnh tinh thần cùng những quan hệ, hoạt động, ứng xử… của nó) như một tập hợp những chi tiết rời rạc,không có hình hài cụ thể, ranh giới rõ ràng.

(3) Tính lệ thuộc của đối tượng và tính liên ngành của nghiên cứu KHXH

Nghiên cứu khoa học đòi hỏi tư duy phân tích. Đối tượng của KHTN  công nghệ có độ độc lập cao nên việc nghiên cứu chúng có thể khoanh vùng thu hẹp phạm vi đối tượng, tạo nên tính phân ngành cao.

Còn đối tượng của KHXH do có tính chi tiết và phiếm định nên  lệ thuộc chặt chẽ vào các đối tượng có liênquan. Việc nghiên cứu một khía cạnh, quan hệ, hoạt động, ứng xử này luôn phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các khía cạnh, quan hệ, hoạt động, ứng xử khác của con người. Nghiên cứu KHXH do vậy mang tính liên ngành từ trong bản chất. Hai tác giả của bộ sách Khoa học xã hội trên thế giới  A. Kazancigil và D. Makinson nhận xét rằng số các biến lượng nằm trong phạm vi quan sát của KHXH quá nhiều, với những tổ hợp quá phức tạp, mà khoa học tự nhiên không thể nào so sánh được [UNESCO 1999/2007: 26]. Không phải ngẫu nhiên mà truyền thống phương Đông từ xưa đã là “văn sử triết bất phân”, còn phương Tây thì mãi đến tận cuối tk. XIX và suốt tk. XX mới có hàng loạt ngành KHXH như ngôn ngữ học, tâm lý học, xã hội học, văn hoá học, v.v. được tách ra thành những khoa họcđộc lập.

(4) Tính đặc thù của nội dung sản phẩm nghiên cứu

Trong khi những kết quả nghiên cứu của KHTN  công nghệ mang tính phổ quát (universal), chung cho toàn nhân loại thì kết quả nghiên cứu của KHXH mang tính đặc thù, riêng cho từng dân tộc. P. Wagner đã nhận xét đúng khi cho rằng “Các mô hình quốc gia về khoa học xã hội là sự phản ánh các nền văn hoá dân tộc” [UNESCO 1999/2007: 49].

Tuy rằng trong KHXH ngành nào cũng có phần lý luận đại cương nhưng thường thì những lý luận đại cương được rút ra từ thực tiễn phương Tây không thể áp dụng nguyên xi vào phương Đông; những lý luận được rút ra từ thực tiễn nước này hầu như không thể áp dụng nguyên xi vào nước khác. Việc áp dụng chúng một cách máy móc thường dẫn đến những sai lầm tệ hại. Trong ngôn ngữ học một thời từng có quan điểm cho rằng động từ tiếng Việt cũng có phạm trù “thời”, “thể” như các ngôn ngữ phương Tây. Kinh nghiệm cách mạng ở Trung Quốc áp dụng vào cải cách ruộng đất ở Việt Nam gây nên bao khổ đau, áp dụng vào Campuchia gây nên hoạ diệt chủng...

(5) Tính phổ biến về phạm vi sử dụng sản phẩm nghiên cứu

Tri thức về KHTN và công nghệ mang tính chuyên sâu. Bổ đề của Ngô Bảo Châu chắc chắn rằng không phải ai cũng hiểu. Trong khi đó thì xưa nay, làm việc gì cũng đều cần đến những hiểu biết về con người, cho nên kiến thức KHXH hiện hữu ở khắp mọi nơi: xét về phạm vi sử dụng sản phẩm nghiên cứu thì KHXH  tính phổ biến[5].

KHTN  công nghệ phổ quát trên phạm vi thế giới nhưng kém phổ biến trong phạm vi dân tộc / quốc gia. KHXH thì ngược lại, phổ biến trong phạm vi dân tộc / quốc gia, nhưng lại mang tính đặc thù (= kém phổ quát) trên phạm vi thế giới.

Các đặc trưng của KHXH trong so sánh với KHTN  công nghệ có thể tổng kết trong bảng 1.

Bảng 1

TIÊU CHÍ

KHTN & CN

KHXH

1. Khả năng tiếp cận đối tượng:

Tính toàn vẹn

Tính chi tiết

2. Khả năng xác định đối tượng:

Tính xác định

Tính phiếm định

3. Quan hệ ngoài của đối tượng và khoa học:

Tính độc lập 
và phân ngành

Tính lệ thuộc 
và liên ngành

4. Nội dung nghiên cứu:

Tính phổ quát

Tính đặc thù

5. Phạm vi sử dụng nghiên cứu:

Tính chuyên sâu

Tính phổ biến

III. Những vấn đề KHXH tự đặt ra cho mình trong bối cảnh thời hội nhập

Những vấn đề mà KHXH tự đặt ra cho mình trong bối cảnh thời hội nhập có thể chia làm ba nhóm: những vấn đề của KHXH trong quan hệ với bản thân mình; những vấn đề của KHXH trong quan hệ với KHTN và công nghệ; những vấn đề của KHXH trong quan hệ với nhà quản lý và xã hội.

3.1. Những vấn đề của KHXH trong quan hệ với bản thân mình

Trong quan hệ với bản thân mình, KHXH có lẽ là có khá nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng bao trùm nhất có lẽ là vấn đề phân loại khoa học.

Phân loại khoa học  vấn đề cổ xưa như chính bản thân nó, nhưng ở khối ngành KHXH thì việc phân loại này rất rối rắm, mù mờ. Jean Piaget trong “La situation des sciences de l’homme dans le système des sciences” (1970) viết: “Cách phân chia các bộ môn tại các trường đại học hết sức khác nhau giữa nước này với nước khác, và không đủ cho ta một nguyên tắc phân loại” [UNESCO 1999/2007: 20]. Tình trạng đó đã dẫn đến hiện tượng sử dụng không phân biệt các thuật ngữ “khoa học xã hội” và “khoa học nhân văn”; còn các tạp chí khoa học thì ngày càng không để ý đến ranh giới giữa các ngành khoa học [UNESCO 1999/2007: 134-5]. Nguyên nhân chính nằm ở tính phiếm địnhcùng tính lệ thuộc của đối tượng và tính liên ngành của khoa học. Kết quả là có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực, các quốc gia về số nhóm phân loại, tên gọi các nhóm, tiêu chí phân loại các nhóm, và kết quả sắp xếp một ngành KHXH cụ thể vào một trong các nhóm đó. Tuy đây không phải là vấn đề cấp bách, nhưng nếu không giải quyết tốt, nó có thể gây nhiều hiểu lầm và khó khăn cho việc hợp tác khoa học và hội nhập.

Về số lượng các nhóm thì phổ biến là cách chia tất cả các KHXH vào 2 nhóm, nhưng cá biệt cũng có quan niệm (như trong Danh mục giáo dục, đào tạo trình độ cao đẳng, đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010) chia ra tới 9 nhóm ngành liên quan đến KHXH!

Về tên gọi các nhóm có thể thấy tình hình sơ bộ như trình bày trong bảng 2.

Bảng 2

Quốc gia

Tên nhóm 1

Tên nhóm 2

Khác

Nguồn

Mỹ

Khoa học xã hội và hành vi(social and behavioural sciences)

Khoa học nhân văn(humanities)

 

[UNESCO 1999/2007: 21]

Đức

Khoa học xã hộiSozialwissenschaften

Khoa học tinh thầnGeisteswissenschaften

 

Pháp

Khoa học xã hội (sciences sociales)

Khoa học về con người(sciences de l’homme)

 

Nga

Khoa học xã hội (oбщественные науки)

Khoa học nhân văn(гуманитарные науки)

 

[Наука 211]

VN - Bộ GD và ĐT

Khoa học xã hội và hành vi

Khoa học nhân văn

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Nghệ thuật; Báo chí và thông tin; Kinh doanh và quản lý; Pháp luật; Dịch vụ xã hội; Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

Thông tư 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010

             

Về tiêu chí phân loại, điều thú vị là tuy tên gọi thì là “xã hội” / “nhân văn”, song tiêu chí mà giới KHXH phương Tây hay dùng để phân loại lại không phải là “xã hội” hay “nhân văn”. Lấy ý từ [UNESCO 1999/2007: 101] và bổ sung thêm một chút, chúng tôi xây dựng bảng 3 dưới đây trình bày một số tiêu chí phân loại khoa học xã hội với khoa học nhân văn áp dụng vào 6 ngành khoa học tương đối điển hình.

Bảng 3

 

Ngành khoa học


Tiêu chí khu biệt

Kinh tế học

Chính trị học

Xã hộihọc

Nhân loại học

Lịch sử học

Đông phương học

1. THỜI GIAN: 
(1a) Hiện tại - (1b)Quá khứ

1a

1a

1a

1b

1b

1b

2. KHÔNG GIAN: 
(2a) Ph.Tây - (2b)T.giới khác

2a

2a

2a

2b

2a

2b

3. PHƯƠNG PHÁP:
(3a) 
Định lượng /Thực nghiệm - (3b)Định tính

3a

3a

3a

3a

3b

3b

4. ĐỐI TƯỢNG: 
(3a) Xã hội - (3b)Con người

4a

4a

4a

4b

4b

4b

(Mũi tên  nghĩa là “từ .. đến nay” – từ quá khứ đến nay)

Trong 4 tiêu chí phân loại kể trên thì tiêu chí mà các nhà KHXH phương Tây hay dùng nhất là tiêu chí về phương pháp: khoa học xã hội thì hay dùng phương pháp “thực nghiệm” còn khoa học nhân văn thì hay dùng phương phápđịnh tính.

Có thể có nhiều cách phân loại, nhưng đã phân loại thì phải có sự nhất quán. Nếu lấy tiêu chí phương pháp làm căn cứ thì nên phân loại thành khoa học thực nghiệm hay phi thực nghiệm. Còn nếu đã phân loại thành khoa học xã hội hay nhân văn thì nên dựa vào tiêu chí đối tượng khảo sát: khoa học xã hội  đối tượng  xã hội, còn khoa học nhân văn thì có đối tượng  con người.

Khi xếp loại các ngành khoa học cụ thể vào một trong hai nhóm thì có thể thấy các ngành kinh tế học, chính trị học, xã hội học, dân số học, luật học… là những ngành khoa học xã hội điển hình; còn triết học, văn học, ngôn ngữ học, văn hoá học, nghệ thuật học…  những ngành khoa học nhân văn điển hình. Những ngành như tâm lý học, nhân loại học, sử học, khu vực học… là những ngành giáp ranh, không đạt được sự thống nhất trong các bảng phân loại (x. bảng 4).

 

Bảng 4

 

Tâm lý học

Nhân loại học

Sử 
học

Khu vựchọc

Phân loại QT về giáo dụcUNESCO năm 1977

XH

XH

NV

XH

Phân loại QT về giáo dụcUNESCO năm 1997

XH

XH

NV

NV

TT NCKH Quốc gia Pháp (CNRC)

NV

NV

 

 

12 nước theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE)

XH

XH

 

 

Đại học Oslo, Na-uy

XH

XH

NV

NV

Pháp trước những năm 1950-60

 

 

NV

 

Pháp từ những năm 1960

 

 

XH

 

(Thông tin lập bảng dựa theo: [UNESCO 1999/2007: 22, 134])

Phần trình bày ngắn gọn ở trên chưa khảo sát được hết các bảng phân loại, nhưng cũng có thể thấy rằng nhìn chung thì về số lượng thành phần và tên gọi cụ thể tuy có những khác biệt, nhưng cách phân chia phổ biến nhất là chia thành hai nhóm với tên gọi phổ biến nhất là “Khoa học xã hội” (theo nghĩa hẹp) và “Khoa học nhân văn”. Đó là một cách phân chia hợp lý và nên chấp nhận. Cách chia của Bộ GD và ĐT Việt Nam rõ ràng là dựa theo danh mục ngành đào tạo của phương Tây và đã phản ánh chính xác sự lộn xộn trong phân loại KHXH-NV của thế giới phương Tây. Cách làm đó thể hiện một quan niệm dứt khoát về hội nhập, nhưng nên tính xem cách phân loại như vậy có hợp lý và tiện dụng hay không?

Căn cứ vào cách phân chia các ngành cụ thể của các nước thì thấy rằng các khoa học như kinh tế học, luật học đều thuộc khối khoa học xã hội. Việc tách hai ngành này thành một trường riêng như ở ĐHQG-HCM  vấn đềquản lý hành chính chứ không thuộc phạm vi khoa học. Việc phân loại các ngành như như tâm lý học, nhân loại học, sử học, khu vực học thì có thể dựa vào số đông (tâm lý học, nhân loại học phần đông xem là khoa học xã hội; khu vực học phần đông xem là khoa học nhân văn). Bên cạnh đó cũng nên quan tâm đến tính xu hướng nữa (sử họcphần đông xem là khoa học nhân văn nhưng từ những năm 1960 xu hướng của Pháp là chuyển sang xếp vào khoa học xã hội), cho nên cần phân tích thêm cơ sở của sự chuyển hướng này.

3.2. Những vấn đề của KHXH trong quan hệ với KHTN và công nghệ

3.2.1. Ở phần I đã nói đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong phát triển khoa học: KHXH phát triển chậm hơn KHTN và công nghệ. Do vậy, vấn đề đầu tiên đặt ra là KHXH phải phát triển tương xứng với KHTN và công nghệcả về mặt định lượng (quy mô, tốc độ…) lẫn định tính (độ chính xác, sức thuyết phục…).

Tuy nhiên, do truyền thống văn hoá và khoa học phương Tây là coi trọng thực nghiệm, coi trọng con số, nên các yêu cầu định tính thường cũng được quy về định lượng. Mấy chục năm gần đây KHXH phương Tây phấn đấu để có được độ chính xác cao hơn, sức thuyết phục lớn hơn, tính khoa học cao hơn (định tính) chủ yếu theo hai biện pháp: áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và áp dụng phương pháp đo lường để đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học.

3.2.2. Do phương Tây có truyền thống văn hoá  khoa học coi trọng những gì có thể sờ mó được cho nên,theo kinh nghiệm của các KHTN và công nghệ, các phương pháp mang tính “thực nghiệm” như điều tra điền dã,quan sát tham dự, v.v. để thu thập dữ liệu và các phương pháp định lượng như phân tích thống kê đã phát triển rất mạnh và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực KHXH-NV như kinh tế học, xã hội học, nhân loại học, ngôn ngữ học, nghiên cứu y tế, dân số, địa lý, chính trị...

Có thể nói rằng thực nghiệm điền dã và định lượng thống kê là những phương pháp vô cùng quan trọng và cần thiết để KHXH nâng cao độ chính xác, sức thuyết phục và tính khoa học của công trình nghiên cứu, rút ngắn khoảng cách với các KHTN và công nghệ (x. bài viết của Nguyễn Văn Tuấn trong tập này). Song nếu coi chúng như một tiêu chí duy nhất để đánh giá tính khoa học của một công trình nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH [UNESCO 1999/2007: 24] thì sẽ rơi vào sai lầm cực đoan.

Ngay cả trong các KHTN và công nghệ, sức thuyết phục và tính khoa học vẫn luôn có thể đạt được bằng hai cách: thực nghiệm và lý luận. Những KHTN truyền thống như toán học, vật lý lý thuyết và KHXH truyền thống như triết học, lôgic học xưa nay thường không dùng các phương pháp thực nghiệm điền dã và định lượng thống kê mà vẫn có được những sản phẩm khoa học xuất sắc.

Hơn nữa, cần lưu ý rằng trong những nền văn hoá âm tính có truyền thống coi mọi thứ đều tương đối như Việt Nam (nơi mà mọi cơ quan, công ty luôn có 2-3 hệ thống sổ sách kế toán; mọi con số đều có thể điều chỉnh theo ý muốn; mọi người “không ai sống bằng tiền lương”) thì việc tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp định lượng sẽ có nguy cơ đẻ ra những sản phẩm “ngụy khoa học”.

3.2.3. Biện pháp thứ hai mà phương Tây áp dụng để nâng cao tính khoa học của công trình nghiên cứu KHXH là dùng phương pháp đo lường để đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học theo những chuẩn mực mà các KHTN và công nghệ đã xây dựng (x. các bài của Jing Hai-ming và Phạm Thị Ly trong sách này).

Việc đo lường này có thể thực hiện theo 3 tiêu chí cơ bản:

(1) Số lượng công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín;

(2) Hệ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF) của tạp chí;

(3) Chỉ số trích dẫn (Citation Index) của công trình.

Tạp chí khoa học quốc tế là tạp chí có nhiều quốc gia tham gia đăng bài và sử dụng. Tạp chí khoa học quốc tếcó uy tín là tạp chí lớn, có nhiều nhà chuyên môn đọc, và quan trọng hơn hết là tạp chí này phải có một hệ thốngbình duyệt nghiêm túc.

Tạp chí có uy tín, nhưng uy tín đó sẽ biến động. Hệ số ảnh hưởng là thông số cho biết uy tín và giá trị của một tạp chí trong năm. Hệ số ảnh hưởng của một tạp chí trong năm là số lần tham khảo hay trích dẫn trung bình của tất cả các bài báo được công bố trên tạp chí đó trong vòng 2 năm trước. Nó có thể làm cơ sở cho việc xếp hạng tạp chí, và do vậy đánh giá giá trị bài báo đăng trong đó. Chỉ số trích dẫn của bài báo cho phép đánh giá rõ hơn chất lượng của công trình.

Hệ thống đánh giá này rất phù hợp cho các KHTN  công nghệ là những ngành mà sản phẩm mang tính phổ quát và có dung lượng không lớn nên thường chỉ công bố dưới dạng bài báo. Với các KHXH mang tính đặc thù thìrất khó có được những tạp chí quốc tế tầm cỡ như vậy. Thành tựu nghiên cứu của các KHXH mang tính đặc thù ở những quốc gia có nền văn hoá khác nhau thì nhìn chung chỉ có thể tham khảo. Công trình KHXH mang tính đặc thù và dung lượng có thể lớn, nên bên cạnh bài báo thì sách chuyên luận là rất quan trọng. Nếu trong lĩnh vực KHTN thìgiáo trình đại học chỉ cần dịch hoặc biên soạn lại là xong thì trong lĩnh vực KHXH một giáo trình lại là một công trình khoa học, và có thể còn là công trình khoa học lớn. Không ít nhà KHXH trở nên nổi tiếng nhờ các giáo trình đại học của mình. Công trình duy nhất làm nên danh tiếng của nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ tài ba F. de Saussure là giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương”. Học giả Việt Nam Đào Duy Anh trở nên nổi tiếng rộng rãi là nhờ giáo trình “Việt Nam văn hoá sử cương”. Vì vậy, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã rất có lý khi đòi hỏi các ứng viên chức danh giáo sư trong lĩnh vực KHXH bắt buộc phải có giáo trình và chuyên luận.

Thêm vào đó, cần lưu ý rằng ngay cả trong các ngành KHTN và công nghệ, việc quá coi trọng hệ thống đánh giá hình thức, định lượng cũng có thể bị lợi dụng để tạo ra những gian trá trong khoa học (như việc tự trích dẫn, trích dẫn lẫn nhau…).

3.3. Những vấn đề của KHXH trong quan hệ với nhà quản lý và xã hội

Do có tính phổ biến nên KHXH xưa nay rất hay bị coi thường, xem nhẹ  xem nhẹ tới mức bất công. Đây là biểu hiện của một nghịch lý: cái phổ biến thì quan trọng, nhưng phổ biến quá thì lại bị coi thường. Cũng như việc con người không thể sống thiếu không khí dù chỉ là vài phút, song cũng vì thế mà người ta nhớ đến việc ăn ngủ hơn là việc thở. Sự coi thường KHXH dẫn đến nhiều hệ lụy.

3.3.1. Thứ nhất là tình trạng bình dân hóa, tầm thường hóa KHXH. Do có tính phổ biến nên KHXH không được xem là lĩnh vực của giới chuyên môn mà là thứ ai cũng đọc được (khác với KHTN và công nghệ nhìn thấy công thức là đã không thể đọc tiếp được rồi!). Việc “đọc được” này đã đánh lừa nhận thức, khiến người ta nghĩ rằng đọc được thì có nghĩa là hiểu được, và do vậy cũng có thể bàn được. Ở Trung Quốc, ngay cả sau “Đại Cách mạng Văn hoá, người ta vẫn còn kêu gọi “toàn dân tiến quân vào khoa học”, xem nghiên cứu khoa học như một phong trào quần chúng, hậu quả là tạo ra vô số những “nhà khoa học hoang tưởng”[6]. Ở Việt Nam cũng có tình trạnghoang tưởng” như vậy trong lĩnh vực KHXH.

3.3.2. Thứ hai là tình trạng áp đặt các chuẩn mực của KHTN cho KHXH. Việc này mang tính hai mặt. Một mặt nó giúp KHXH phải vươn lên để có được sự rõ ràng, tính thuyết phục như KHTN. Nhưng mặt khác, nó bỏ qua mà không tính đến các đặc thù của KHXH nên nhiều chính sách, văn bản, quy trình đối với hai nhóm khoa học lớnkhông có sự khác biệt nào. Mà các chính sách, văn bản, quy trình này thường vốn được xây dựng xuất phát từ đặc điểm của KHTN nên hậu quả là KHXH lại càng không phát triển được. Một ví dụ: KHTN mang tính độc lập và phân ngành cao nên đã theo học ngành này rồi thì không thể chuyển sang ngành khác. Nhưng khi chế độ đơn tuyến, chuyên ngành của KHTN này áp dụng cho khối KHXH (tuyển sinh sau đại học đòi hỏi phải có bằng cấp bậc đại học, cao học đúng ngành; phong GS/PGS đòi hỏi phải có bằng PGS/TS hoặc đúng ngành) thì đã khiến cho KHXH trở nênbất lực, trì trệ, không thể đào tạo và cấp học vị liên ngành được. Tình trạng này xảy ra ở cả Việt Nam và một số nước khác trên thế giới [x. UNESCO 1999/2007: 23].

3.3.3. Thứ ba là tình trạng chính trị hóa KHXH. Do  tính phổ biến, tính phiếm định nên ở một số quốc gia,có lúc một số ngành KHXH đã bị nhà quản lý chi phối về nội dung và kết quả nghiên cứu, khiến chúng rơi vào tình trạng của khoa học minh hoạ. Trong thời kỳ Xô-viết, ngay cả những kết quả điều tra dân số toàn quốc cũng có thể bị huỷ bỏ bởi những lý do chính trị [UNESCO 1999/2007: 222]. Nguyên cả một ngành khoa học như xã hội học cũngtừng bị coi là khoa học “tư sản” và không có đất dung thân. Một khi sản phẩm nghiên cứu được viết ra với những kết quả định trước theo đơn đặt hàng thì mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khoa học bị hủy bỏ, chân lý và tính khách quan không được tôn trọng, khoa học không còn là khoa học nữa. Kết quả là vàng thau lẫn lộn, khiến chính nhà quản lý và xã hội cũng không đánh giá đúng và đánh giá hết được giá trị của các nghiên cứu KHXH.

Những sự kiện lớn có quy mô quốc tế lâu nay như sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, sự sụp đổ của hệ thống XHCN năm 1991, vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11-9-2011, v.v., hay sự cố nhỏ trong phạm vi một quốc gianhư sự cố Thái Bình ở Việt Nam năm 1997, Tây Nguyên năm 2001 đều có một phần nguyên nhân là do nhà quản lý chủ quan, coi thường KHXH, nhắm mắt bịt tai trước những nghiên cứu, nhận định của KHXH về thực trạng vấn đề.Khá phổ biến ở một số quốc gia là tình trạng nhà quản lý muốn che dấu sự thật để làm theo ý mình bằng cách coi đó là “bí mật quốc gia” để cấm bàn, là vùng “nhy cảm” để hạn chế các nhà khoa học có nói thì chỉ được nói thì thầm thôi. Đến lúc “cái gì đến sẽ phải đến” thì đã  quá muộn.

Các báo cáo viên và quan khách


IV. Những vấn đề riêng của KHXH ở Việt Nam và các quốc gia tương tự

Liên quan đến đề tài đang bàn, Việt Nam và các quốc gia tương tự có ba đặc điểm: (1) Khoa học nói chung và KHXH nói riêng thì chậm phát triển; (2) Kinh tế thì đang bắt đầu đi lên; (3) Quản lý thì chưa hoàn toàn thoát ra khỏi những hạn chế của nề nếp quản lý trước đó (hành chính quan liêu, chủ quan duy ý chí, v.v.).

Nếu chỉ có KHXH chậm phát triển mà quốc gia đang ngủ quên thì không có vấn đề gì. Chỉ khi KHXH chậm phát triển mà kinh tế bắt đầu đi lên thì mới nảy sinh mâu thuẫn. Cộng thêm vào đó, nề nếp quản lý quan liêu duy ý chí trước đó mới thay đổi được (phần nào) trong lĩnh vực kinh tế, còn trong khoa học  giáo dục thì vẫn lạc hậu, bất cập thì sẽ thực sự gây nên tai họa. Đó chính là nguồn gốc sâu sa của tình trạng rối loạn trong giáo dục lâu nay ởViệt Nam cũng như tình trạng KHXH Việt Nam còn có khoảng cách quá xa so với thế giới.

Ngoài ra, do đối tượng nghiên cứu có tính phiếm định, vô hình, còn kết quả nghiên cứu thì nhiều khi mơ hồ, thiếu rõ ràng nên dẫn đến hệ quả là hiện tượng bất đồng ý kiến trong KHXH cao hơn rất nhiều so với KHTN. Và cũng bởi vậy mà có hệ quả tiếp theo là các nhà KHXH khó cộng tác với nhau hơn nhiều so với các nhà KHTN. Việt Nam nằm trong khu vực lúa nuớc Đông Nam Á có truyền thống văn hoá trọng tĩnh, âm tính điển hình nhất, do vậy hiệntượng bất đồng ý kiến và khó cộng tác với nhau trong KHXH cũng ở mức cao nhất.

Kết luận

“Thế kỷ XX được coi là thời kỳ KHXH đã thực sự chín muồi về trí tuệ và có được sự thừa nhận rộng rãi về chính trị và thể chế” [UNESCO 1999/2007: 33]. Nhận định này không hoàn toàn sai, nhưng thực tế thì KHXH thế giới nói chung cũng còn rất nhiều việc phải làm để có thể được coi là “thực sự chín muồi”.

Còn đối với Việt Nam thì, để có thể đóng góp hiệu quả hơn cho quốc gia và phát triển ngang tầm thế giới, KHXH phải hiện đại hóa, hội nhập và có bản lĩnh để tự khẳng định. Nhà quản lý cần hiểu rõ và tôn trọng những đặc thù của KHXH, xây dựng văn hoá quản lý thích hợp hơn cho lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và đào tạo KHXH ở Việt Nam.

Tài liệu trích dẫn

  1. 1.Nobel Prizes 2011: Facts and Lists. - http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/lists/
  2. 2.Rollo Handy 1958: Philosophy's Neglect of the Social Sciences. – In: Philosophy of Science, Vol. 25, No. 2 (Apr., 1958), pp. 117-124.
  3. 3.Science History Timeline 2001:http://sweetsprings.k12.mo.us/mstaples/science%20central_files/WebSite%20Links/Science%20History,%20Before%201900.htm
  4. 4.UNESCO 1999/2007: Khoa học xã hội trên thế giới (Chu Tiến Ánh và Vương Toàn dịch, Phạm Khiêm Ích biên tập và giới thiệu). – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 890 tr.
  5. 5.Наука 2011: - http://ru.wikipedia.org/wiki/Наука
  6. 6.Шпак Г. 2006: Музы геофизика Гольдина. - «Наука в Сибири», N 4 (2540) 27 январяг.


[1] Điều này được thể hiện phần nào trong chiến lược phát triển cộng đồng thế giới toàn cầu hình thành qua hai Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc họp tại Rio de Janeiro (Brasil) tháng 6-1992 và Johannesburg (Nam Phi) tháng 9-2002 hướng tới sự cân đối, hài hòa giữa ba trụ cột kinh tế, xã hội  môi trường.

[2] Hai loại giải còn lại gồm 1 giải về văn chương và 1 giải về hòa bình.

[3] Trong thời gian từ 1901 đến 2011, tổng số giải Nobel đã trao về hóa học có 103 giải, về vật lý có 105 giải, về y học có 102 giải (tổng cộng 3 loại này có 320 giải), còn về kinh tế từ 1969 đến 2011 có 43 giải.

[4] Phiếm  = chung chung; “phiếm định” = không xác định rõ ràng.

[5] Tất nhiên, không phải mọi ngành KHXH đều có tính phổ biến như nhau (chẳng hạn, khảo cổ học hay tài chính - ngân hàng có tính chuyên sâu khá cao).

[6] http://www.tiasang.com.vn/news?id=1079

                                                                                                                                                                                   Theo vanhoahoc.vn