Tin tức

Lễ bảo vệ luận văn trực tuyến của học viên Phạm Châu Lệ Nga (k7) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật

11 Tháng Mười 2021

Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 06/10/2021 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 7 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ: 

            Điều hành Hội đồng có: PGS.TS. Lê Văn Tạo - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Trang Thanh Hiền - Phản biện 1, TS. Phạm Hùng Cường - Phản biện 2, PGS.TS. Quách Thị Ngọc An - Ủy viên, TS. Trần Thị Biển - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Nghệ thuật trang trí trên Cửu Đỉnh vận dụng vào dạy học bộ môn Mỹ thuật ở Trường Trung học cơ sở thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

          Học viên: Phạm Châu Lệ Nga

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Phong

Tóm tắt nội dung: Vùng đất như Kinh đô Huế, trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử đã được ghi danh vào sử sách các giá trị văn hoá, nghệ thuật mang tầm thế giới cả về vật thể và phi vật thể. Nếu như Nhã nhạc Cung đình Huế là Di sản văn hoá phi vật thể thì Cửu đỉnh là một kiệt tác độc đáo đã được công nhận là Bảo vật quốc gia và hoàn toàn xứng đáng được UNESCO vinh danh là “Di sản Tư liệu thế giới”. Đưa những hoạ tiết trên Cửu đỉnh vào môn học Mỹ thuật ở trường phổ thông là việc làm mang tính giáo dục truyền thống về giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật và giá trị văn hoá của dân tộc để các thế hệ hiểu sâu hơn về đất nước, qua đó giáo dục các em có lòng tự hào dân tộc về các thế hệ cha ông ngày xưa đã tạo dựng trên cơ đồ non sông Việt Nam thông qua hoạ tiết trang trí trên Cửu đỉnh của triều đại nhà Nguyễn.

                                 

TS. Trần Thị Biển - Ủy viên, Thư ký Hội đồng đọc hồ sơ khoa học

của học viên Phạm Châu Lệ Nga