Tin tức – Sự kiện

Cơ hội nâng cao chuẩn nghề nghiệp nhà giáo

27 Tháng Mười 2021

 

 

Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS được cán bộ quản lý, nhà giáo hưởng ứng tích cực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS được cán bộ quản lý, nhà giáo hưởng ứng tích cực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

 

Dữ liệu quan trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực

Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS là dữ liệu quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống TEMIS được sử dụng để tổng hợp và phân tích năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý theo từng trường và theo Phòng GD&ĐT. Từ đó, thấy được tổng quát nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý. Phân tích, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu…

Theo thầy Nguyễn Văn Lâm, chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS thể hiện nhiều ưu điểm. Nhà trường, giáo viên thực hiện tốt các quy trình đánh giá TEMIS sẽ công khai, minh bạch. Thông qua các báo cáo, đánh giá đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý, nhất là thấy được nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và cán bộ quản lý. Thầy Lâm cho biết, quá trình thực hiện báo cáo TEMIS đã nhận được sự hỗ trợ của Trường ĐH Sư phạm TPHCM và Viettel trong tập huấn, hướng dẫn cho các trường, Phòng GD&ĐT.

Đặc biệt, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn thời gian qua đã giúp theo dõi, đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Từ đó, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng sát thực tế hơn với từng tỉnh, từng huyện, từng trường và từng cá nhân.

Thông qua Hệ thống TEMIS, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nghề nghiệp; quản trị nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Giáo viên được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.

Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS là dữ liệu quan trọng trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhà giáo.

Công cụ đánh giá tin cậy

“Sau 2 năm triển khai, giáo viên được đánh giá theo chuẩn một cách công khai, minh bạch, chính xác. Các tiêu chí đánh giá trên TEMIS sát thực tế nên kết quả đánh giá là đáng tin cậy. Ngoài ra, việc lưu hồ sơ minh chứng trên hệ thống trực tuyến đầy đủ, dễ truy cập. Từ đó, mỗi người theo dõi được xu hướng phát triển năng lực chuyên môn của bản thân để có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phù hợp, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và ngành Giáo dục”, cô Trần Thị Kiều Oanh, giáo viên Trường THCS Thị Trấn Trà Cú, huyện Trà Cú (Trà Vinh) cho biết.

Không chỉ giáo viên mà nhà trường nắm được tổng thể năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên qua TEMIS. Từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đội ngũ, tăng cường quản lý bằng công nghệ thông tin. Kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn trên hệ thống TEMIS là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả và cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 và đổi mới giáo dục.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, thông tin trên hệ thống TEMIS là đáng tin cậy. Từ hệ thống này biết được bao nhiêu người đã tham gia, phân loại giáo viên theo các loại hình, trình độ, môn học và có kế hoạch quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đáp ứng các yêu cầu đổi mới.

Nhiều giáo viên đánh giá, thuận tiện nhất hệ thống TEMIS là việc lưu trữ. Mỗi người có thể truy cập, theo dõi, sử dụng dữ liệu bất kì lúc nào cần thiết mà không phải tìm kiếm lại. Tất nhiên, để có được hệ thống dữ liệu này, ban đầu phải dành công sức cập nhật minh chứng. Ví dụ như minh chứng về kết quả học tập, phải biết trích xuất kết quả rồi lưu thành file để tải lên.

Theo cô Lê Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Hai, huyện Càng Long (Trà Vinh), năm đầu triển khai hệ thống TEMIS có gặp một số khó khăn do minh chứng còn mới, có người quên lưu lại. Sau đó nhà trường, giáo viên rút kinh nghiệm nên khắc phục được những khó khăn. Ghi nhận thực tế cho thấy, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là chính xác, phù hợp với trường vì có định hướng trước những nội dung của trường và giáo viên chọn. Thông tin trên hệ thống TEMIS là rất đáng tin cậy và hài lòng…

Theo Ban Quản lý Chương trình ETEP (Bộ GD&ĐT), năm 2020, có 57/63 Sở GD&ĐT hoàn thành công tác đánh giá theo Thông tư 14 và Thông tư 20, bao gồm tải minh chứng lên lên hệ thống CNTT. Năm 2021, 63/63 Sở GD&ĐT triển khai công tác đánh giá. Đã sang năm thứ 2 thực hiện, công việc đã giảm tải, thuận lợi hơn rất nhiều đối với giáo viên và chỉ bao gồm cập nhật các minh chứng mới, để cập nhật hồ sơ của giáo viên. Khảo sát trên diện rộng cho thấy giáo viên phản ánh có một số khó khăn trong năm đầu, sang năm thứ hai, đã rất thuận.

 

Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS được cán bộ quản lý, nhà giáo hưởng ứng tích cực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS được cán bộ quản lý, nhà giáo hưởng ứng tích cực nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Dữ liệu quan trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực

Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS là dữ liệu quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống TEMIS được sử dụng để tổng hợp và phân tích năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý theo từng trường và theo Phòng GD&ĐT. Từ đó, thấy được tổng quát nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý. Phân tích, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu…

Theo thầy Nguyễn Văn Lâm, chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS thể hiện nhiều ưu điểm. Nhà trường, giáo viên thực hiện tốt các quy trình đánh giá TEMIS sẽ công khai, minh bạch. Thông qua các báo cáo, đánh giá đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý, nhất là thấy được nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và cán bộ quản lý. Thầy Lâm cho biết, quá trình thực hiện báo cáo TEMIS đã nhận được sự hỗ trợ của Trường ĐH Sư phạm TPHCM và Viettel trong tập huấn, hướng dẫn cho các trường, Phòng GD&ĐT.

Đặc biệt, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn thời gian qua đã giúp theo dõi, đánh giá sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Từ đó, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng sát thực tế hơn với từng tỉnh, từng huyện, từng trường và từng cá nhân.

Thông qua Hệ thống TEMIS, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nghề nghiệp; quản trị nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Giáo viên được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.

Đánh giá theo chuẩn trên Hệ thống TEMIS là dữ liệu quan trọng trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhà giáo.

Công cụ đánh giá tin cậy

“Sau 2 năm triển khai, giáo viên được đánh giá theo chuẩn một cách công khai, minh bạch, chính xác. Các tiêu chí đánh giá trên TEMIS sát thực tế nên kết quả đánh giá là đáng tin cậy. Ngoài ra, việc lưu hồ sơ minh chứng trên hệ thống trực tuyến đầy đủ, dễ truy cập. Từ đó, mỗi người theo dõi được xu hướng phát triển năng lực chuyên môn của bản thân để có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phù hợp, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và ngành Giáo dục”, cô Trần Thị Kiều Oanh, giáo viên Trường THCS Thị Trấn Trà Cú, huyện Trà Cú (Trà Vinh) cho biết.

Không chỉ giáo viên mà nhà trường nắm được tổng thể năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên qua TEMIS. Từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đội ngũ, tăng cường quản lý bằng công nghệ thông tin. Kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn trên hệ thống TEMIS là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả và cập nhật các chương trình bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 và đổi mới giáo dục.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, thông tin trên hệ thống TEMIS là đáng tin cậy. Từ hệ thống này biết được bao nhiêu người đã tham gia, phân loại giáo viên theo các loại hình, trình độ, môn học và có kế hoạch quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đáp ứng các yêu cầu đổi mới.

Nhiều giáo viên đánh giá, thuận tiện nhất hệ thống TEMIS là việc lưu trữ. Mỗi người có thể truy cập, theo dõi, sử dụng dữ liệu bất kì lúc nào cần thiết mà không phải tìm kiếm lại. Tất nhiên, để có được hệ thống dữ liệu này, ban đầu phải dành công sức cập nhật minh chứng. Ví dụ như minh chứng về kết quả học tập, phải biết trích xuất kết quả rồi lưu thành file để tải lên.

Theo cô Lê Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Hai, huyện Càng Long (Trà Vinh), năm đầu triển khai hệ thống TEMIS có gặp một số khó khăn do minh chứng còn mới, có người quên lưu lại. Sau đó nhà trường, giáo viên rút kinh nghiệm nên khắc phục được những khó khăn. Ghi nhận thực tế cho thấy, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là chính xác, phù hợp với trường vì có định hướng trước những nội dung của trường và giáo viên chọn. Thông tin trên hệ thống TEMIS là rất đáng tin cậy và hài lòng…

Theo Ban Quản lý Chương trình ETEP (Bộ GD&ĐT), năm 2020, có 57/63 Sở GD&ĐT hoàn thành công tác đánh giá theo Thông tư 14 và Thông tư 20, bao gồm tải minh chứng lên lên hệ thống CNTT. Năm 2021, 63/63 Sở GD&ĐT triển khai công tác đánh giá. Đã sang năm thứ 2 thực hiện, công việc đã giảm tải, thuận lợi hơn rất nhiều đối với giáo viên và chỉ bao gồm cập nhật các minh chứng mới, để cập nhật hồ sơ của giáo viên. Khảo sát trên diện rộng cho thấy giáo viên phản ánh có một số khó khăn trong năm đầu, sang năm thứ hai, đã rất thuận.