Nội san

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI BỆNH VIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

15 Tháng Năm 2022

Giáp Thị Như, Đỗ Thúy Kiều

Sinh viên K1 Công tác xã hội, Khoa Văn hóa Nghệ thuật

Vào năm 1895 Mary Stewart trở hành nhân viên xã hội bệnh viện đầu tiên được trả lương ở Anh nhằm sàng lọc những bệnh nhân đủ điền kiện để nhận điều trị miễn phí và hỗ trợ bệnh nhân đối phó với những vấn đề xã hội khi điều trị. Ở Mỹ năm 1905 nhân viên xã hội bệnh viện đầu tiên  được trả  lương là  bà Garnet  Pelton nhằm thực hiện ba chức năng: đánh giá về mặ y tế - xã hội, làm cầu nối giữa bệnh nhân và y bác sỹ để đảm bảo thông tin được hiểu đúng và cung ấp thông tin về xã hội- tâm thần. Đề án 32/2010/TTg về nghề công tác xã hội và Đề án phát triển công tác xã hội trong ngành y ế 2011-2020 đ ạo ơ sở pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ của công tác xã hội ở Việt Nam. Được đời muộn hơn nên công tác xã hội ở Việt Nam sẽ được học hỏi kinh nghiệm từ nước đi trước, tuy nhiên chúng ta cần áp dụng có chọn lọc và linh hoạt để phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

            Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân,…Do đó, công tác xã hội trong bệnh viện thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. công tác xã hội không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện trong bệnh viện, như các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn,… Ngoài ra, công tác xã hội trong bệnh viện là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực công tác xã hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trên thế giới và Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam trong thời gian tới, góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế.

1. Tình hình phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trên thế giới

            Ngay từ cuối thế kỷ XVII, với cuộc cách mạng công nghiệp; xã hội phương Tây đã bắt đầu phải chứng kiến nhiều vấn đề phức tạp mới với quy mô rộng lớn. Trước những vấn đề này, đã có nhiều hoạt động từ thiện của các cá nhân, các tổ chức được thực hiện nhằm hỗ trợ nạn nhân vượt qua khó khăn. Song, không những không thay đổi được tình hình mà còn tạo ra thói quen ỷ lại trong các nhóm đối tượng yếu thế. Các hoạt động từ thiện chỉ có tác dụng xoa dịu nỗi đau nhất thời, không tìm ra căn nguyên của vấn đề mà đối tượng đang gặp phải cũng như không giúp đối tượng tìm ra cách tháo gỡ. 

            Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, những nhà hoạt động xã hội ở Anh, Mỹ từ chỗ thấu hiểu sâu sắc những tác hại của cách làm từ thiện theo kiểu ban phát đã bắt đầu mở các khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về công tác xã hội và vận dụng các môn Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học,… vào chương trình đào tạo. 

            Cho đến giữa thế kỷ XX, công tác xã hội đã trở thành một ngành học được đào tạo chính quy ở hầu hết các nước trên thế giới, có cả ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ,… cả ở các nước tư bản cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trên thế giới đã hình thành mạng lưới quốc tế về công tác xã hội với nhiều tổ chức như: Hiệp hội các trường CTXH, Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội, Các tổ chức và bảo vệ an sinh nhi đồng, dịch vụ gia đình,… Nhiều tổ chức Liên hiệp quốc như UNDP, UNICEP, ESCAP,… đã đặc biệt đề cao công tác xã hội như một cách tiếp cận khoa học và thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở những nước chậm phát triển. công tác xã hội vì vậy mà đã trở thành một ngành nghề được xã hội trọng dụng tại nhiều nước trên thế giới.

            Đầu thế kỷ XIX, dạng công tác xã hội sơ khai được thực hiện bởi các nhà truyền giáo và các tình nguyện viên (ở Mỹ). Những tình nguyện viên thường xuyên được tuyển chọn và được phân công giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa,… Họ được gọi là “những vị khách thân thiện”. Các nhà tình nguyện còn thông qua các “Ủy ban cải thiện hình thức vệ sinh” và “Vụ giải phóng nô lệ” giúp đỡ chăm sóc những nô lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã chú ý tới việc tổ chức các tình nguyện viên. Cũng từ đó “các tình nguyện viên” của những năm 1880-1890 đã trở thành những nhân viên công tác xã hội

            Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội với mục đích thực hiện sự điều chỉnh xã hội giúp thân chủ vượt qua hoàn cảnh để hòa nhập và phát triển. Do vậy, công tác xã hội có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức khỏe cho mỗi người. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: hoàn cảnh và điều kiện sống (mức sống, vệ sinh, môi trường,…); trình độ học vấn và văn hóa; bùng nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe; trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật,… Các giải pháp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe gồm có: nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào những hoạt động chăm sóc sức khỏe; tôn trọng sự tự quyết và tự lực của cộng đồng đối với các hoạt động chăm sóc sức khỏe; phổ cập các kỹ thuật thích hợp, thích ứng với khả năng chi trả của người dân để tăng khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người. Cả bốn giải pháp này đều cần có sự ứng dụng của công tác xã hội. Song, công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế,… Để làm được điều này, người làm công tác xã hội phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý, xã hội của bệnh nhân, hoàn cảnh thực tế mà họ đang phải đối mặt cùng những mong muốn của họ. Từ đó tìm ra sự hỗ trợ thích hợp dành cho thân chủ. Vì lẽ đó, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của công tác xã hội nhất. Ở Mỹ, công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng công tác xã hội và đây là một trong những điều kiện để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Mỹ.

            Tại châu Á, hoạt động xã hội được công nhận đầu tiên tại Trung Quốc là hoạt động xã hội về y tế tại khoa công tác xã hội bệnh viện tại Bắc Kinh, thành lập năm 1921 bởi một nhân viên làm công tác xã hội Hoa Kỳ, Ida Pruitt. Bộ phận này cung cấp các dịch vụ nghiên cứu xã hội, công tác thích ứng, tái định cư; bên cạnh đó, đào tạo dịch vụ được tổ chức cho các nhân viên xã hội - có thể đây là công việc đào tạo đầu tiên tại Trung Quốc. Tại bệnh viện, nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kíp trị liệu. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ, tư vấn về điều trị,… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện. Chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng cũng rất cần có sự tham gia của nhân viên xã hội. Họ có thể tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng như: truyền thông, giáo dục sức khỏe, giúp các nhóm đặc thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần,… 

            Ngoài ra, sau khi điều trị bệnh, nhân viên công tác xã hội còn giúp bệnh nhân hồi phục và tái hòa nhập đời sống bình thường của gia đình và cộng đồng. Sự xuất hiện của nhân viên xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng là phương thức để mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe đến với người dân ở mọi nơi, mọi lúc, nhằm khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe bằng chính khả năng của mình và với các phương pháp thích hợp. Đồng thời, công tác xã hội còn cần thiết phải được ứng dụng ở cấp hoạch định chính sách về chăm sóc sức khỏe. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, chăm sóc sức khỏe được xác định là một trong những lĩnh vực của an ninh xã hội. Do đó, khi hoạch định những chính sách về chăm sóc sức khỏe, cần phải ứng dụng những tri thức của công tác xã hội sao cho mọi người dân đều có cơ hội được hưởng lợi,…

2. Tình hình phát triển công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam

            Nghề công tác xã hội ở Việt Nam có thể được coi là chính thức được công nhận từ năm 2010 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010. Công tác xã hội trong ngành y tế cũng đã được hình thành ngay sau đó khi mà Bộ Y tế ban hành Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”.Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh,… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn như: phòng công tác xã hội, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội,… thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường,…

            Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội trong ngành hiện mới chỉ mang tính tự phát, chưa được điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa được như mong đợi. Hiện nay, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành Y tế đều chưa có sự tham gia của công tác xã hội. Trước hết, tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến của khu vực công lập cũng như ngoài công lập, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y, dược. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm. Do vậy, chưa có văn bản quy định về chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong cơ cấu nhân sự cũng như chưa có phòng công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện. Hiện một số bệnh viện, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam có duy trì hoạt động xã hội mang tính từ thiện để trợ giúp bệnh nhân song vẫn chỉ là những việc làm tự phát do một số cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện tham gia. Các hoạt động này còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính ban phát, chỉ giúp bệnh nhân giải quyết được một số nhu cầu bức thiết như: bếp ăn từ thiện, gây quỹ từ thiện,… Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như: khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm của các loại dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh,… Do vậy, hiện đang có nhiều vấn đề nảy sinh tại các bệnh viện như: “cò bệnh viện”, sự thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc. 

            Tại cộng đồng, nhiều chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang triển khai và rất cần có sự tham dự của nhân viên công tác xã hội, đặc biệt là các chương trình liên quan đến những nhóm xã hội đặc thù như: quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, phòng chống lao, chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, quản lý sức khỏe hộ gia đình, sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tai nạn thương tích,…Tại tuyến xã/phường, các chương trình này từ trước đến nay thường do nhân viên y tế thôn bản và các cán bộ đoàn thể đảm nhận theo tinh thần tự nguyện, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Nếu hình thành mạng lưới công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng thì cũng có nghĩa là cần phải có đến hàng nghìn nhân viên được đào tạo qua trường lớp về lĩnh vực này.

            Tại cấp hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe hiện nay cũng còn bỏ ngỏ chưa quan tâm đến sự tham gia của công tác  xã hội. Từ đó, có thể thấy nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân viên công tác xã hội của ngành y tế hiện nay là rất lớn và rất cần thiết ở mọi cấp độ song cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng

về nguồn lực để xác định lĩnh vực ưu tiên, lộ trình phát triển sao cho phù hợp.

3. Giải pháp phát triền ngành công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam 

            Để ngành công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam trong thời gian tới phát triển và đạt hiệu quả, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

            Thứ nhất, các bệnh viện căn cứ vào Thông tư và dựa trên tình hình thực tế của bệnh viện để thành lập phòng công tác xã hội trực thuộc bệnh viện hoặc tổ công tác xã hội trực thuộc phòng điều dưỡng hoặc phòng kế hoạch tổng hợp. Việc phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện sẽ góp phần đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Ngoài ra, việc thành lập các phòng, tổ công tác xã hội trong bệnh viện phải bao gồm nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động tiếp nhận tài trợ; hỗ trợ nhân viên y tế; tổ chức các hoạt động từ thiện,…

            Thứ hai, các trường đại học trong ngành y tế và một số trường cần tham gia đào tạo ngành công tác xã hội để đảm bảo nguồn nhân lực có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu đặc thù của ngành và xã hội. Cho đến nay mặc dù đã có hơn 50 trường đại học tham gia đào tạo cử nhân công tác xã hội (như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Lao động và Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW…). 

            Thứ ba, chương trình đào tạo của các trường cần được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác xã h và chăm sóc sức khỏe. Chương trình đào tạo này sẽ cung cấp nguồn nhân lực ở trình độ đại học có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, dịch tễ học; có kỹ năng nghề công tác xã hội định hướng về hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương như: người cao tuổi, người khuyết tật; có kỹ năng phục hồi chức năng cơ bản tại cộng đồng; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân nhân, trong đó trọng tâm vào nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương với những nhu cầu chăm sóc đặc thù. Sinh viên sẽ được trang bị các cách tiếp cận khác nhau để làm việc tốt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu đến các bệnh viện và các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe ngoại trú cũng như phục hồi chức năng tại cộng đồng.

            Thứ tư, đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên làm công tác xã hội để có đủ năng lực thực hiện và hội nhập với quốc tế. Hiện nay, trình độ của nhân viên làm công tác xã hội còn thiếu và chưa có đủ trình độ theo yêu cầu. Do đó, cần phải đào tạo nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có trình độ từ trung cấp đến đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và xây dựng chương trình đào tạo cho từng cấp học tương ứng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế.

            Thứ năm, cần kiện toàn đội ngũ nhân viên, mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở tất cả các cấp, từ trung ương đến các địa phương, cơ sở.

            Có thể nói, công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. công tác xã hội không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện trong bệnh viện như các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mà công tác xã hội trong bệnh viện là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hóa lĩnh vực công tác xã hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ người dân. Để phát triển ngành công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên một cách hiệu quả. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (ngày 15/07/2011), Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế, giai đoạn 2011-2020.

2. Bộ Y tế (ngày 26/11/2015), Thông tư số 43/2015/TT-BYT ban hành quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện.

3. Thủ tướng Chính phủ (ngày 25/3/2010), Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, giai đoạn 2010- 2020”.

4. Nguyễn Quốc Giang (2016), Công tác xã hội bệnh viện – những thách thức trở ngại để trở thành dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, tài liệu hội thảo “Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, Đại học Đà Lạt.

5. Đào Văn Dũng (2019), Công tác xã hội trong bệnh viện, Nxb Y học.

6. Đào Văn Dũng (2012), Công tác xã hội trong chăm sóc sức  khỏe nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia.

7. Joan BederHospital Social Work The Interface of Medicine and Caring (Công tác xã hội Bệnh viện: Giao diện của Y học và Chăm sóc, 2006), Nxb Routledge, Mỹ.