Nội san

CÁC HÌNH THÁI CỦA NGHỆ THUẬT DOT ART QUA DÒNG CHẢY THỜI GIAN

22 Tháng Chín 2022

 CÁC HÌNH THÁI CỦA NGHỆ THUẬT DOT ART  QUA DÒNG CHẢY THỜI GIAN

                               Ứng Hoài Thương

Học viên k 6- LL&PP dạy học bộ môn Mỹ thuật

 

Nghệ thuật Dot Art là hình thức vẽ tranh bằng các chấm tròn, một phong cách nghệ thuật sử dụng các chấm màu có màu sắc khác nhau để thể hiện hình ảnh. Sản phẩm khi sơ khai là một mạng lưới có hàng loạt các ô vuông khác nhau được dệt lên mà trong đó mỗi ô vuông chỉ mang một màu duy nhất. Khi sử dụng nghệ thuật Dot Art, ta có thể sử dụng mọi chất liệu từ đơn giản đến phức tạp để tạo ra kiệt tác. Dot Art rất phổ biến và được ứng dụng cao trong thiết kế, hội họa cũng như ứng dụng trong đời sống hàng ngày

1. Những chấm tròn biểu trưng cho văn hóa bản địa châu Úc

Xét về phương diện lịch sử, Những bức tranh Dot Art đầu tiên xuất hiện trên thế giới chính là các tác phẩm nghệ thuật của thổ dân Australia. Các bức tranh được vẽ trên đá, gỗ mô tả cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của các thổ dân lại vô tình tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật bản địa độc đáo. Các tác phẩm trên đá vẫn còn có thể nhìn thấy được có niên đại hơn 20.000 năm .

Ngày nay, có thể nhìn thấy nền văn hóa đặc biệt này thông qua các tác phẩm nghệ thuật bản địa đương đại. Các tác phẩm độc đáo về phong cách và đôi khi gắn liền với một số phần quan trọng nhất định của đất đai, quan hệ họ hàng hoặc vật tổ của người nghệ sĩ, mỗi tác phẩm kể câu chuyện của riêng mình.

Hình 1. Tác phẩm Grandmother’s country được vẽ bởi Gabriella Posum Nungurrayi

 

Trong bức tranh Grandmother’s country, nghệ sĩ mô tả những người phụ nữ Yuelamu dưới dạng hình chữ U, đang ở các khu vực khác nhau thu thập thức ăn từ những bụi cây mọc hoang. Tạo hình các bụi cây mọng giống như những ngôi sao, trong khi các cụm chấm nhỏ và chấm lớn được bao bọc để đại diện cho các loại quả khác nhau. Mô típ giống như ngọn lửa nhỏ đại diện cho lửa trại và nghi lễ của phụ nữ, mà các vòng tròn đồng tâm trong tác phảm này đóng vai trò như các địa điểm cụ thể nơi các bụi cây quả mọng phong phú.  Mưa nuôi dưỡng sa mạc và được ghi lại thông qua các họa tiết chấm trắng.

Buổi triển lãm “Những cánh của Yuendumu” đã diễn ra từ ngày 8/12/2020 đến ngày 31/1/2021 tại Hà Nội trưng bày 15 cánh cửa được nững người người Warlpiri lớn tuổi vẽ tại trường học cộng đồng Yendumu trong những năm 1980. Buổi triển lãm là cơ hội đưa chúng ta đến gần hơn với nền văn hóa bản địa hấp dẫn này, cảm nhận được những câu chuyện của riêng họ bằng bữa tiệc thị giác.

Hình 2. Buổi triển lãm “Những cánh cửa Yuendumu

2. Nghệ thuật Dot Art song hành cùng khoa học

Tuy nhiên, người đưa nghệ thuật Dot Art lên thành một trường phái lại là hai nhà họa sĩ tiên phong Georges Seurat (1859 – 1891) và Pau Signac. Hai họa sĩ gặp nhau vào năm 1884 và đã cùng nhau hoàn thiện những lý thuyết  cơ bản của trường phái Chấm họa Pointillism. Trong khi Signac vẽ mọi thứ, mọi nơi ông đi qua bằng cách thử nghiệm Pointillism trên nhiều chất liệu khác nhau thì Seurat lại tập trung hoàn thiện Pointillism với sơn dầu trong cuộc đời 32 năm ngắn ngủi của mình.

Trường phái chấm họa Pointillism đã cố gắng sử dụng khoa học quang học khi tạo ra bức tranh. Điều này được thực hiện bằng chấm các điểm màu nhỏ riêng biệt cạnh nhau để tạo thành một hình ảnh. Hiệu quả của điều này là khi các chấm gần nhau, chúng sẽ tự động làm mờ thành một hình ảnh trước mắt người xem. Kỹ thuật này giống với các hoạt động của màn hình máy tính ngày nay, vì các pixel trên màn hình giống với các chấm trong bức tranh Pointillism.

Do trường phái Pointillism cố gắng bắt chước cách cảm nhận ánh sáng và màu sắc, nó tồn tại như một phong cách rất khoa học và kỹ thuật. Điều này có nghĩa là các nghệ sĩ thực hành kỹ thuật này phải biết rõ và bao quát đầy đủ toàn bộ vị trí đặt các chấm của họ so với các điểm màu khác của họ để hình ảnh của họ hình thành chính xác ở giai đoạn sau. Đây là một kỹ thuật khá phức tạp.

Chủ nghĩa Ấn tượng vẫn chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của cá nhân nghệ sĩ vào thời điểm đó, điều mà nhiều nghệ sĩ tìm kiếm một kỹ thuật nghệ thuật mới đã không đồng ý. Các nghệ sĩ đã nhanh chóng thử nghiệm phong cách Pointillism tại một thời điểm trong sự nghiệp của họ, chẳng hạn như Camille Pissarro, Vincent van Gogh và Pablo Picaso.

Kiệt tác nổi tiếng nhất của trường phái Pointillism, bức tranh “A Sunday Afternoon on the Island of La Grande Jatte” (Một buổi chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte) của Seurat đã đánh dấu mốc trong lịch sử nghệ thuật. Bức tranh miêu tả những con người ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội thư giãn trên một hòn đảo La Grande Jatte ở sông Seine. Seurat đã làm việc có hệ thống, trong hai năm ông dành phần lớn thời gian trong công viên để phác thảo khoảng 60 bản nghiên cứu. Có thể thấy một thao tác điêu luyện  với ánh sáng và bóng tối, vì dòng song lung linh tương phanratas nhiều với bóng râm ở góc dưới cùng bên trái, cũng như bóng đổ được tạo ra bởi tất cả các nhân vật đang đứng thẳng. Ngoài ra, việc bao gồm những chiếc ô làm tăng thêm ý tưởng về bóng râm này vì những người cầm ô được tắm trong cả ánh nắng lẫn bóng râm. Ngày nay, “Một buổi chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte” có thể được xem tại Viện nghệ thuật Chicago.

Hình 3. A Sunday Afternoon on the Island of La Grande Jatte (‘Buổi chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte’, 1884-1886) vẽ bởi Georges Seurat

Một bức tranh nổi tiếng khác được thể hiện bằng trường phái Pointillsm là bức chân dung tự họa của họa sĩ Vincent van Gogh. Trong khi Seurat và các họa sĩ khác dựa trên kĩ thuật liên quan đến khoa học của họ thì Van Gogh lại gắn ngôn ngữ tình cảm nồng nàn vào bảng màu của mình. Bề mặt của bức tranh Self Portrait (Tự họa) lấp lánh với các đốm màu bao gồm xanh lá cây, xanh lam, cam và đỏ. Sự tương phản giữa tông màu lạnh và ấm tạo ra hiệu ứng lấp lánh, vì dường như phần nền phía sau Van Gogh đầy chuyển động. Đôi mắt màu xanh lục sâu thẳm của Van Gogh dường như truyền tải một cường độ sâu sắc đóng vai trò như một điểm đắt giá khác trong tác phẩm.

Trường phái Pointillism đã lan rộng và phổ biến trong khoảng những năm 1880 đến 1890 sau thời kì Ấn tượng kết thúc. Do đó, nó thường được coi là một phần của phong trào Hậu Ấn tượng.

3. Dot Art gây dấu ấn thông qua các loại hình nghệ thuật đương đại

Từ đó đến nay, nghệ thuật Dot Art luôn là một phong cách thú vị khiến nhiều nghệ sĩ lao vào thử sức, từ hội họa, điêu khắc  cho đến nghệ thuật biểu diễn. Gây ấn tượng mạnh nhất là nghệ sĩ người Nhật Bản Yayoi Kusama. Bà hoạt động trong nhiều lĩnh vực như điêu khắc, hội họa, văn học, biểu diễn, video nghệ thuật, thời trang và các mảng nghệ thuật khác với dấu ấn là các chấm tròn gây hiệu ứng thị giác rất mạnh cho  người xem.

Bà đã giành được Venice Biennale lần thứ 33 vào năm 1966 với “Narcissus Garden” (Vườn hoa thủy tiên), một hồ nước gồm 1.500 quả bóng phản chiếu, điều khiến khuôn mặt của người xem được nhân lên vô hạn. Khi mùa hè đến, Kusama dàn dựng “Body Festivals” và “Anatomic Explosion happenings” trong đó bà vẽ những người đi tiệc khỏa thân bằng những chấm bi. Bà đưa những buổi biểu diễn này đến các địa điểm xung quanh New York: đối diện Sở giao dịch chứng khoán New York, trên bậc thềm của Tượng Nữ thần Tự do…Hiện tại ở những năm cuối cuộc đời, bà vẫn tiếp tục sáng tạo với hàng loạt tác phẩm “Pumpkin” (năm 1994) ở Bảo tàng nghệ thuật thành phố Fukuoka; rừng hoa huyền bí “The Visionary Flowers” (năm 2002) ở Bảo tàng nghệ thuật thành phố Matsumoto; hoa nở “Tsumari in Bloom” (năm 2003) ở nhà ga Matsudai, thành phố Niigata; hoa tulip “Tulipes de Shangri-La” (năm 2003) ở Euralille in Lille tại Pháp; quả bí ngô “Pumpkin” (2006) ở đảo Naoshima...

 

Hình 4. Yayoi Kusama và một số tác phẩm nghệ thuật của bà

Kết luận

Nghệ thuật Dot Art là một phong cách nghệ thuật có tính ứng dụng cao, phù hợp với mọi trình độ, lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Chính vì vậy, nghệ thuật Dot Art là một trong những dòng nghệ thuật xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Trải qua hàng nghìn năm, Dot Art chẳng những không bị phủ bụi mà tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên, nghệ thuật Dot Art vẫn chưa được khai thác hết và là cơ hội thử sức cho các nghệ sĩ trẻ.

Tài liệu tham khảo

1.Hoàng Minh Phúc (2018), Lịch sử Mỹ thuật thế gới, Nxb Thế giới, Hà Nội

2. Michelle Foa (2015), Georges Seurat: The Art of Vision, Nxb Yale University Press.

3. Kunsthaus Zug (2022), My Mother Country: Aboriginal Dot Painting, Nxb Hatje Cantz

4. Kho tàng chấm bi của người điên có đầu óc Yayoi Kusama, (https://vn.japo.news/contents/doi-song/bon-mua/37663.html), truy cập 5/2/2019.

5. 60.000 years of Aboriginal Cultura, (https://www.aboriginal-art-australia.com/aboriginal-art-library/the-story-of-aboriginal-a) truy cập 16/3/2022

7. An Nguyễn (2014), Pointillism: Những đốm nhỏ làm nên trường phái lớn (http://soi.today/?p=147884) truy cập 2/5/2015