Nghiên cứu lý luận

NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG BẢNG NGHIÊN CỨU TRONG HỌC PHẦN TẠO MẪU TRANG PHỤC NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

23 Tháng Mười Một 2022

Nguyễn Huyền Trang

 Khoa TKTT&CNM

 

Tạo mẫu trang phục là một học phần cốt lõi của sinh viên học ngành thiết kế thời trang. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy học phần này cũng như nâng cao chất lượng học tập của sinh viên là điều quan trọng cần phải làm. Tư duy thiết kế của sinh viên là việc then chốt cho ra những tác phẩm thời trang sáng tạo và để đảm bảo được việc đó, ngoài việc có khả năng diễn họa tốt, sử dụng màu sắc tốt, biết ra rập và may sản phẩm tốt, hay biết xử lý chất liệu, lựa chọn chất liệu tốt thì việc quan trọng nhất đối với sinh viên học thiết kế thời trang đó là việc đưa ra những ý tưởng sáng tạo và sắp xếp nó. Bảng nghiên cứu ý tưởng từ trước đến nay trong học phần tạo mẫu trang phục là bảng sinh viên phải sử dụng thường xuyên trước khi cho ra các phác thảo thời trang..

Thiết kế thời trang là một ngành học có tính đặc thù đòi hỏi tư duy sáng tạo cao và khả năng cập nhật xu hướng tốt chính vì vậy việc dạy những kiến thức chuyên ngành một cách có hệ thống là điều hết sức quan trọng. Môn tạo mẫu trang phục là một môn học chuyên ngành thời trang mang tính thực hành và ứng dụng cao. Từ những ý tưởng cụ thể, SV được học các nghiên cứu, phân tích các phương án sáng tạo, hình thành tư duy thẩm mỹ cho bộ sưu tập. Môn học có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp sinh viên hiểu biết về tính chất nghê nghiệp và vận dụng vào thực tiễn sau khi ra trường. Thực tiễn dạy học môn Tạo mẫu trang phục ở bộ môn Sáng tác thiết kế hiện nay cho thấy: SV chủ động tích cực trong phương pháp học mới, kết quả học tập khá cao và đáp ứng yêu cầu môn học. Đây là tiền đề phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo ngành TKTT của trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương.

Bảng nghiên cứu hay còn gọi là Moodboard rất phổ biến đối với các nhà thiết kế ở mọi lĩnh vực. Moodboard có nghĩa là các bảng tâm trạng (kỹ thuật số hoặc tài liệu) mà mọi người kết hợp các hình ảnh, kết cấu khác nhau để người xem có thể hình dung ý tưởng và concept. Hay nói một cách đơn giản hơn, Moodboard là một bảng với những tấm ảnh được sử dụng trong ngành thiết kế để trình bày một dự án đến nhà đầu tư tiềm năng hoặc đơn giản là truyền đạt ý tưởng của nhà thiết kế. Không giống như wireframe hay prototype, moodboard không trình bày hình ảnh chi tiết của một dự án khi hoàn thiện mà giúp làm sáng tỏ tâm trạng và cảm xúc mà ta mong đợi một sản phẩm sẽ mang lại. Đây luôn được xem là công cụ hữu ích để cải thiện quy trình làm việc và tăng cường giao tiếp với khách hàng. Nó có thể dễ dàng được tạo ra trong một time frame (khung thời gian) chặt chẽ và biến một ý tưởng trừu tượng thành một ý tưởng thực sự. Bằng cách này, các nhà thiết kế có thể chia sẻ hiệu quả ý tưởng của họ với những người khác, vì hình ảnh trực quan luôn truyền tải tốt hơn các cụm từ khô khan. Trong thời trang, bảng nghiên cứu có vai trò quan trọng giúp các nhà thiết kế hình dung được các yếu tố chính xuyên suốt bộ sưu tập của mình như ý tưởng thiết kế, bảng màu sắc, chất liệu, kết cấu trang phục, các phụ kiện đi kèm, tone makeup, hoặc một kỹ thuật thay đổi bề mặt chất liệu xuyên suốt bộ sưu tập. Khi nhìn vào bảng nghiên cứu này, không chỉ nhà thiết kế làm ra bộ sưu tập mà mọi người đều có thể nắm được tinh thần mà nhà thiết kế muốn.

Trong bảng nghiên cứu thời trang những yếu tố quan trọng không thể thiếu bao gồm: Ý tưởng thiết kế, tông màu sắc, chất liệu, phom dáng được sử dụng chính và các phom dáng phụ trợ, tone makeup cho người mẫu, cách thức làm tóc xuyên suốt, phụ kiện kèm theo, concept chụp hình và quay video quảng cáo. Cụ thể như sau:

Ý tưởng thiết kế: Đây là phần quan trọng nhất trong bảng thiết kế, quyết định tất cả các yếu tố khác đi kèm như makeup, tông màu, phụ kiện,…

Ý tưởng thiết kế được chia làm 2 loại, ý tưởng cụ thể và ý tưởng trừu tượng. Ý tưởng cụ thể là những vật có thể cầm nắm được, thấy được, sờ được, hiện hữu và có thể nhìn thấy bằng mắt. Qua đó, với những ý tưởng cụ thể như cái cây, ngôi nhà, một công trình kiến trúc, một tác phẩm nghệ thuật, hay một loại cây, loại hoa, đồ vật bất kỳ,… đều có thể nhìn rõ và nắm mắt được các yếu tố xung quanh ý tưởng đó như: màu sắc của cái cây, vật thể đó có màu gì? Bề mặt sần hay nhẵn? Hay một công trình kiến trúc có thể thấy rõ kết cấu tòa nhà đó như thế nào? Mái vòm hay mái bằng? có điểm nhấn nào nổi bật? Từ đó, các nhà thiết kế mới sử dụng cách nhìn tối giản, lược bỏ các chi tiết phụ để lấy các chi tiết chính làm gốc, cách điệu hoặc đơn giản hình tượng đó lại, sau đó có được biểu tượng chính, nắm bắt chuẩn nhất tinh thần của vật thể mình nghiên cứu, cái mình muốn nghiên cứu.

Việc xây dựng bảng nghiên cứu trong thời trang là việc rất quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết để xác định hướng thiết kế của các nhà thiết kế, vì vậy việc xây dựng bảng nghiên cứu trong thời trang là điều không thể thiếu. Mỗi nhà thiết kế đều cần phải xây dựng một bảng nghiên cứu cho mỗi dự án thiết kế của mình để nắm rõ tinh thần thiết kế, hiểu được hướng đi thiết kế của mình cùng với việc sau khi thiết kế hoặc để trình bày ý tưởng. Làm việc liên quan đến lĩnh vực sáng tạo, có một quan điểm rằng “có hứng mới làm được” nên tùy thời gian mà họ mới hoàn thành một dự án. Tuy nhiên, phải làm sao khi khách hàng hối deadline mà bạn vẫn chưa có hứng sáng tạo? Công việc sáng tạo sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nếu như người sáng tạo được truyền cảm hứng. Moodboard layout chính là một cách tốt để designer tìm ý tưởng và khơi dậy thêm niềm hứng khởi. Hình ảnh minh họa đẹp, đúng tâm trạng và phong cách là một nguồn cảm hứng tuyệt vời.

Sinh viên ngành Thiết kế thời trang bước đầu đã được hướng dẫn các bước nghiên cứu để sáng tác mẫu thời trang. Tuy nhiên để hướng dẫn một cách bài bản về việc xây dựng bảng nghiên cứu thì chưa có. Điều đó khiến sinh viên làm việc không bài bản, không đúng các bước thực hiện, gây ra tình trạng thiếu yếu tố xây dựng trên bảng, các vị trí sắp xếp trên bảng gây rối không thể hiện được hết tinh thần thiết kế. Sinh viên chưa được đào tạo bài bản về cách thức xây dựng bảng nghiên cứu nên chưa quy chuẩn được các bước xây dựng. Bên cạnh đó, trong chương trình đào tạo chưa đưa hướng dẫn xây dựng bảng nghiên cứu một cách chuyên sâu nên cũng là một phần lý do sinh viên chưa biết cách thực hiện bảng nghiên cứu. Nguyên nhân tiếp theo khiến sinh viên chưa thực hiện được bảng nghiên cứu một cách bài bản là do khả năng tìm kiếm của sinh viên còn kém, việc sử dung các từ khóa để tìm kiếm đúng hình ảnh mô tả cho ý tưởng của mình đôi khi còn hạn chế vì khả năng tìm kiếm bằng tiếng nước ngoài chưa tốt, đa số sinh viên vẫn tìm kiếm bằng tiếng việt.

Trong lĩnh vực thời trang, nhà thiết kế có thể làm Moodboard theo chủ đề hoặc màu sắc riêng, đó có thể là màu sắc chủ đạo hoặc yếu tố trọng điểm cho thiết kế mùa mới. Biên tập viên thời trang cũng sử dụng được moodboard cho ý tưởng tiếp theo. Đầu tiên, bạn cần tham khảo trên một bộ sưu tập có sẵn để lấy ý tưởng cho riêng mình.

Bước 1, hãy xem các tạp chí thời trang và tất cả những ấn phẩm, lọc ra hình ảnh vừa mắt với bạn bằng cách xé chúng đi nhanh chóng. Nếu bạn dừng lại lâu để nhìn ngắm, rất có thể bạn sẽ bị lầm tưởng là mình thích chúng, vậy nên hãy xé chúng thật nhanh.

Bước 2, phân loại những hình ảnh bạn thu thập được theo cảm xúc và màu sắc. Có thể phân loại theo mùa, màu tươi sáng thích hợp cho xuân hè, màu tối trầm thích hợp thu đông, tuỳ bạn chọn theo gu và cá tính riêng.

Bước 3, sử dụng những hình ảnh này thành một bảng để xử lý, di chuyển vị trí.. sắp xếp lại bố cục sao cho đối xứng.

Bước 4, cố định chúng bằng keo dán. Vậy là xong, hãy sử dụng moodboard này để thuyết trình về ý tưởng của mình. Trước đó, hãy tự cảm nhận xem moodboard này đã biểu đạt đúng màu sắc và bố cục mà bạn mong muốn hay chưa.

Trên đây là những thông tin về moodboard là gì, vai trò của moodboard trong thời trang và cách tạo moodboard. Hi vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực thời trang và có kế hoạch dấn thân vào kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực này.

Qua nghiên cứu cũng như thực hiện dạy thực nghiệm trên một nhóm nhỏ sinh viên, tôi nhận thấy sinh viên đã linh hoạt hơn từ tư duy thiết kế đến việc sáng tạo hơn trong các thiết kế của mình. Đó là một kết quả tốt và cần được phát huy đối với những nhóm sinh viên khác. Đề tài sau khi nghiệm thu được chuyển giao làm tài liệu giảng dạy cho học phần tạo mẫu trang phục 4 hỗ trợ cho công việc giảng dạy của giảng viên cũng như học tập của sinh viên. Giúp các em không chỉ củng cố kiến thức mà còn tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu hơn về các kỹ thuật xây dựng bảng nghiên cứu, giúp các em đạt hiệu quả cao không chỉ ở môn học này mà còn ở những môn học kế tiếp, nâng cao tinh thần học tập và rèn luyện, khiến các em không còn ngại học, không còn cảm thấy khó khăn trong việc xử dụng các kỹ thuật xử lý chất liệu vải vào các thiết kế của mình nữa.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

  1. Bộ môn Thiết kế Thời trang, (2013) “Phương pháp tạo mẫu trang phục ứng dụng đào tạo chuyên ngành TKTT trường ĐHSPNghệ thuật TW”
  2. Trần Thủy Bình (2005), “ Giáo trình mỹ thuật trang phục”, NXB Giáo dục.
  3. Lê Thị Mai Hoa (2005), “Giáo trình Công nghệ may”, NXB Giáo dục  
  4. Nguyễn Hạnh (1999), “Nghệ thuật Phối màu”, NXB Mỹ thuật
  5. Juki Corporation (2003), “The Binran- How to make up a plant of apparel manufacturing factory”, Juki Laboratory
  6. Thái Văn Bôn, Nguyễn Thị Hạnh - Nghề thêu rua - NXB Giáo dục
  7. Triệu Thị Chơi - Kỹ thuật đan móc -Sở Giáo Dục TP.HCM - 1980
  8. Triệu Thị Chơi, Tôn Kim Ngầu, Trần Thị Như - Kỹ thuật đan móc len sợi: Thực hành đan móc len sợi - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  9. Quỳnh Hương - Đan móc thời trang - NXB Phụ nữ - 1997
  10. [Lê Thùy Trang, Thiết kế trang phục ấn tượng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 2014