Hoạt động nghiên cứu

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2016 - 2017

20 Tháng Sáu 2017

                                                                                                                                    BBT

 

Từ ngày 14/6 đến ngày 16/6/2017, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW đã tổ chức đánh giá nghiệm thu cho 17 đề tài Nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được triển khai thực hiện từ năm 2016.

Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu

 Tham gia đánh giá nghiệm thu các đề tài có Hội đồng nghiệm thu gồm: Chủ tịch Hội đồng, thư ký và các ủy viên; chủ nhiệm đề tài; giảng viên hướng dẫn và khách mời tham dự.

Sinh viên Thào Thanh Dung, lớp K7A , Khoa VHNT báo cáo đề tài: Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trang phục nữ Mông Hoa (Mù Cang Chải – Yên Bái)

 

Tại Hội đồng nghiệm thu, các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài của mình. Những đề tài nghiệm thu lần này có nội dung đa dạng phong phú và có ý nghĩa thực tiễn. Nhiều đề tài thể hiện sự tìm tòi, khám phá trong khai thác, thu thập tư liệu phù hợp với chuyên ngành sinh viên đang theo học và được đánh giá cao như đề tài: Nghiên cứu cách điệu hoa lá và động vật vào sáng tác thiết kế lịch; Nghiên cứu yếu tố trang trí trong tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí; Nghệ thuật điêu khắc trong chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội; Giá trị tạo hình của kiến trúc trong tranh PIET MONDRIAN vào thiết kế trang phục; Nghiên cứu một số kỹ thuật Piano cơ bản qua tác phẩm Etude của tác giả C.Czerang cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW,….

 

PGS.TS. Trần Đình Tuấn – Thành viên Hội đồng nhận xét đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

 

Sau phần báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu của sinh viên, Hội đồng nghiệm thu đã đưa ra những nhận xét, đánh giá, góp ý và đặt câu hỏi cho các đề tài. Nhìn chung, các đề tài được viết công phu, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, say mê với nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài có hướng nghiên cứu mới, sáng tạo, có tính ứng dụng vào thực tiễn cao,... Bên cạnh đó, Hội đồng cũng chỉ ra những hạn chế của các đề tài như: cách trình bày, bố trí các chương, mục, trích dẫn nguồn, sắp xếp tài liệu tham khảo chưa khoa học, lỗi vi tính, … Các tác giả cần chỉnh sửa, bổ sung nội dung theo góp ý của Hội đồng để đề tài được hoàn thiện và có hàm lượng khoa học cao hơn.

Sau ba ngày làm việc nghiêm túc, các thành viên trong Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu 02 đề tài loại tốt, 11 đề tài loại khá, 03 đề tài đạt và 01 đề tài không đạt.

Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng là dịp để sinh viên tập làm quen với nghiên cứu khoa học; giúp sinh viên rèn luyện tốt kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác, tạo điều kiện cho các em chủ động hơn khi thực hiện đề tài tốt nghiệp cuối khóa và công việc trong tương lai.

     

Danh sách các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2016 – 2017 được nghiệm thu:

STT

Đề tài

Người thực hiện

Lớp

Xếp loại

 

1

Màu sắc trong thiết kế Poster thương mại

Nguyễn Thị Vân Anh

K5E – TKĐH

 

Khá

 

2

Ứng dụng phần mềm Photoshop vào sáng tác thiết kế truyện tranh

Nguyễn Thị Ngọc

K5C - TKĐH

 

Khá

 

3

Nghiên cứu cách điệu hoa lá và động vật vào sáng tác thiết kế lịch

 

Phạm Tiến Chung

K5B - TKĐH

 

Tốt

 

Nghiên cứu ứng dụng chữ (Typrography) vào trong thiết kế đồ họa thương mại

Phạm Thanh Bình

K5D - TKĐH

 

Không đạt

 

5

Giá trị văn hóa nghề dệt lanh của người HMông ở Lùng Tám, Quảng Bạ, Hà Giang

 Lê Ngọc Anh

K8B - VHNT

 

 

Khá

 

6

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề Sơn mài Hạ Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội

 

 

Nguyễn Thị Thanh Nga

K7A - VHNT

 

 

Khá

 

7

Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trang phục nữ Mông Hoa (Mù Cang Chải – Yên Bái)

Thào Thanh Dung

K7A – VHNT

 

Khá

8

Nghiên cứu yếu tố trang trí trong tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí

Lê Thu Hằng

K9A - SPMT

 

 

Tốt

 

9

Vẻ đẹp người phụ nữ trong tranh họa sĩ Mai Trung Thứ

Đỗ Thị Thu Mai

 K9B2- SPMT

 

Khá

 

10

Nghệ thuật điêu khắc trong Chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội

Vương Quỳnh Phương

K8B - SPMT

 

  Khá

 

11

Trang trí không gian phòng học lớp mẫu giáo lớn

 

Vũ Thị Thu Thảo

Bùi Linh Chi

Nguyễn Thanh Thúy

K1 -  SPMT MN

 

Khá

12

Vai trò của ký họa với bài tập bố cục chất liệu lụa của sinh viên sư phạm Mỹ thuật

 

Đinh Thị Thanh Thủy

K9A - SPMT

 

Khá

13

Nghiên cứu ứng dụng họa tiết chiếc khăn Piêu trên trang phục dạo phố cho nữ thanh niên độ tuổi 18 -25

 

 Lưu Thanh Mai

K7 - TKTT

 

Đạt

14

 

Ứng dụng nghệ thuật ART NOUVEAU vào thiết kế trang phục dạo phố

 

Trần Thị Thu Trang

K8C - TKTT

 

Đạt

 

15

Ứng dụng vẻ đẹp tạo hình trong tranh PIET MONDRIAN vào thiết kế trang phục

 

Mạc Thị Nhung

K8C - TKTT

 

Đạt

 

16

Giá trị tạo hình của kiến trúc nhà thờ SAINT DENIS trung cổ

 

Giàng A Chú

K10 - SPMT

 

Khá

17

 Nghiên cứu một số kỹ thuật Piano cơ bản qua tác phẩm Etude của tác giả C.Czerang cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW

 

Nguyễn Nguyệt Ánh Mai

K1 - Piano

 

Khá

 

Một số hình ảnh sinh viên bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học:

Sinh viên Đinh Thị Thanh Thủy, lớp K9A , Khoa SPMT báo cáo đề tài: Vai trò của ký họa với bài tập bố cục chất liệu lụa của sinh viên sư phạm mỹ thuật

 

Sinh viên Phạm Tiến Chung, lớp K5B, Khoa TKĐH báo cáo đề tài: Nghiên cứu cách điệu hoa lá và động vật vào sáng tác thiết kế lịch

 

Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh, lớp K5E, Khoa TKĐH báo cáo đề tài: Màu sắc trong thiết kế Poster thương mại