Nội san

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích đền Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

10 Tháng Năm 2018

Nguyễn Thanh Hiền [*]

 

       Đền Hai Bà Trưng thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đây là di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào những năm 40 Sau công nguyên. Trong quá trình tồn tại và phát triển, quy mô, không gian kiến trúc của đền thờ ngày càng được mở rộng, khang trang. Bên cạnh đó, các hoạt động tổ chức và quản lý tại di tích này đã được triển khai, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích này trong thời gian tới.

 

1. Đôi nét về di tích đền Hai Bà Trưng

       Đền Hai Bà Trưng (hay còn gọi là đền Quốc tế), thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Theo một số tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hoá, lịch sử, gồm: “293 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại và phong phú chất liệu, như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay” (4).

       Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, lễ hội đền Hát Môn được tổ chức hàng năm vào ngày 6 tháng 3 (Âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương. Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này. Với những giá trị đặc biệt, di tích đền Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

2. Chủ thể và các hoạt động quản lý tại di tích đền Hai Bà Trưng

2.1. Chủ thể quản lý

       Năm 1989, để nâng cao chất lượng quản lý và thực hiện thiết lập tổ chức bộ máy quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, UBND xã Hát Môn đã ra quyết định thành lập BBV DT (Ban Bảo vệ di tích) đền Hát Môn. Từ khi thành lập ban đầu có 24 thành viên, cho tới năm 2007 đã có tới 167 thành viên trong đó người cao tuổi nhất là 96 tuổi còn thấp nhất là 50 tuổi. Để ban quản lý hoạt động tốt, quy định bầu ra ban chấp hành gồm 24 đại biểu, ban này cứ ba năm bầu lại một lần phụ trách gồm 1 trưởng ban và 2 phó ban. Trong ban chấp hành có một đại biểu nữ phụ trách khối nữ trện địa bàn và một ủy viên phụ trách tài chính đồng thời là thủ quỹ.

       Để đảm bảo cho việc hoạt động, 24 đại biểu trong ban chấp hành được

2.2. Các hoạt động quản lý

       Quy hoạch bảo vệ di tích đền Hát Môn

       Căn cứ vào biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích được thiết kế và thỏa thuận trong hồ sơ xếp hạng di tích, quy hoạch bảo vệ di  tích đền Hát Môn gồm 2 khu vực:

       Khu vực I bao gồm các công trình kiến trúc: Quán tiên, đền Tạm ngự, tứ trụ nghi môn, phương đình, Đàn thờ đá, nghi môn nội, tả mạc hữu mạc, khu đền chính (đại bái, trung cung, hậu cung), nhà bia, gò Giấu ấn, nhà tưởng niệm bà

       Khu vực bảo vệ II là khu bao quanh khu vực I. Do đặc điểm tọa lạc của ngôi đền vì thế từ phần đường vào di tích do bị giới hạn bởi đường giao thông liên xã, liên thôn, vì thế khu vực bảo vệ II được mở rộng nhiều ra phía bên trái của ngôi đền. “Khu vực II có tổng diện tích là 3.550m2, sau đó được cấp thêm 1.400m2, như vậy tổng diện tích khu vực II là 4.950m2. Khu vực mở rộng để làm công viên sinh thái dự kiến sẽ là 13ha (46.800m2). Dự án sẽ được đầu tư tới 300 tỷ đồng”(2).

       Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa

       Năm 2010, BBV DT đã tổ chức 01 lớp tập huấn cho toàn thể cán bộ hiện đang công tác tại khu di tích về nghiệp vụ hướng dẫn, về công tác tổ chức lễ hội, hoạt động bảo tồn, bảo tàng.

       Cùng với việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ở cơ sở, UBND xã Hát Môn đã chỉ đạo BBV DT đền Hai Bà Trưng nghiên cứu và trích nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng. Quy tắc ứng xử này được in thành biển khổ lớn và đặt tại nơi ra vào di tích đền thờ Hai Bà Trưng. Nội dung được chia thành hai phần: Phần nên làm gồm 03 điều: Quy tắc ứng xử chung; quy định tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; quy định tại khu vui chơi giải trí, điểm tham quan du lịch. Phần không nên làm gồm 21 điều.

       Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đền Hai Bà Trưng

       Các công trình nằm trong hạng mục tu bổ di tích đền Hai Bà Trưng đã được thực hiện qua nhiều năm, số liệu do BBV DT đền Hai Bà Trưng cung cấp như sau:

Bảng 2.1: Thống kê các dự án tu bổ tại di tích đền thờ Hai Bà Trưng

TT

Thời gian

Hạng mục

Đơn vị thực hiện

1

 

 

2004 - 2006

Hậu cung

 

 

Công ty Tư vấn thiết kế Mỹ thuật Trung ương

2

Thiêu hương

3

Đại bái

4

Hậu cung, thiêu hương, đại bái

5

 

2006

Nhà tạm ngự

6

Nghi môn

UBND xã Hát Môn

 

Bảng 2.2: Các dự án xây dựng mới tại di tích đền thờ Hai Bà Trưng

TT

Thời gian

Hạng mục

Đơn vị thực hiện

1

2000 - 2002

Nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định

Sở VH-TT Hà Tây, UBND huyện Phúc Thọ

2

2003

Đường vào đền

UBND huyện Phúc Thọ cấp vốn

3

2006

Lát lại sân đền bằng đá Thanh Hóa

 

4

2007

Đàn thề

UBND huyện Phúc Thọ; UBND xã Hát Môn

267.261.000đ

5

2010 - 2011

Nhà thủy đình

Sở VH,TT&DL Hà Nội, UBND huyện Phúc Thọ, UBND xã Hát Môn

6

2010 - 2011

Kè, xây cấp 2 hồ nước

UBND xã Hát Môn (chưa có kinh phí thực hiện)

7

2010 - 2012

Gò Giấu ấn

UBND huyện Phúc Thọ; UBND xã Hát Môn

 

8

2010 - 2012

Nhà khách

Công ty Cổ phần tu bổ Văn hóa

Dự án phát triển khu vực vành đai được đưa vào quy hoạch với tổng kinh phí ước tính tới 300 tỉ đồng.

Phát huy giá trị di tích đền Hát Môn

Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền quảng bá về di tích

       Tuyên truyền về giá trị di tích đền Hát Môn được thực hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Bài giới thiệu chủ yếu tập trung vào những giá trị tiêu biểu của di tích là giá trị lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trong đó giới thiệu về cuộc khởi nghĩa và lễ hội tôn vinh Hai Bà Trưng.

Đặc biệt vào dịp lễ hội,

       Năm 2016 - 2017, kênh truyền hình VTC12 và VOV đã làm phim về đền, tư liệu được xây dựng với 3 nội dung chính: Về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng; Di tích đền Hát Môn, đặc điểm và giá trị kiến trúc nghệ thuật; Lễ hội đền Hát Môn, những hình ảnh tiêu biểu của lễ hội, giá trị v ăn hóa phi vật thể của lễ hội.

       Đài truyền hình quân đội đã về đền Hát Môn để làm phim và thành viên trong BBV DT còn cho biết chương trình của đài tập trung vào chuỗi các di tích thờ Hai Bà Trưng.

Thứ hai, tổ chức cho khách tham quan tại di tích

       Hiện nay, tại đền Hát Môn chưa có người hướng dẫn cụ thể riêng biệt. Đối với các đoàn khách tham quan có nhu cầu hướng dẫn, ban bảo vệ đền sẽ tổ chức tiếp đón và cử người hướng dẫn khi khách có nhu cầu thì các ông Kim Văn Hậu, Nguyễn Đình Đào, Kim Văn Kịch, Nguyễn Công Khương đều đảm nhiệm.

       BBV DT cho biết vào ngày thường từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm số lượng khách không nhiều trung bình khoảng 150 người/ngày bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Đặc biệt vào dịp lễ hội 6-3 âm lịch, khách đến tham gia lễ hội rất đông “khoảng 10.000 lượt khách, trong đó có 1.500 khách mời”(2).

       Huy động và sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích

       Nguồn lực cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị tại khu di tích này thường tập trung vào 3 nguồn lực chủ yếu sau:

       Một là, nguồn cung cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí chủ yếu tập trung cho các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích là 49 tỉ đồng được thực hiện từ năm 2002 - 2012; Đầu tư quy hoạch tổng thể mở rộng vành đai do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì ước tính khoảng 300 tỉ đồng.

       Hai là, nguồn vốn từ hoạt động xã hội hóa từ các tổ chức và cá nhân trung bình hàng năm khoảng 800 triệu đến 1 tỷ đồng.

       Ba là, nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích như làm dịch vụ trong các ngày diễn ra lễ hội được 23 triệu đồng và sự đóng góp của các cá nhân kinh doanh trong lễ hội công đức 2 triệu đồng.

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích

          Để hiểu rõ hơn về di tích và giá trị của di tích, cơ quan quản lý các cấp đã phối hợp với Viện Tu bổ di tích tổ chức công tác nghiên cứu toàn diện từ năm 2002 - 2012 trên các lĩnh vực cụ thể sau: Nghiên cứu phân tích để thực hiện gia cố, bảo quản, tu bổ di tích, tập trung vào các công trình kiến trúc chính như tòa đại bái, thiêu hương, thượng điện; Nghiên cứu xây dựng lại, có 02 công trình chính đó là nhà bia và nhà tạm ngư. Ngoài ra, nghiên cứu còn lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia mỹ thuật…; Nghiên cứu xây dựng hội trường lớn để tổ chức các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Dự án thực hiện kết quả nghiên cứu được hoàn thành vào năm 2012.

       Gần đây có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản làm Chủ nhiệm “Giải pháp phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

       Để nghiên cứu và làm rõ về di tích đền Hát Môn và các di sản văn hóa năm 2014, UBND xã ra quyết định thành lập Ban sưu tầm lịch sử văn hóa đền thờ Hai Bà Trưng và các di sản văn hóa khác trong làng. Kết quả đã xuất bản cuốn sách Xã Hát Môn đền thờ Hai Bà Trưng và các di sản văn hóa gồm 104 trang.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật xử lý vi phạm

       Trong hoạt động quản lý, Huyện ủy, HĐND-UBND huyện Phúc Thọ giao cho Đảng ủy, HĐND-UBND xã Hát Môn trực tiếp chỉ đạo BBV DT đền thờ Hai Bà phối hợp với các đơn vị, phòng ban chức năng của huyện trong hoạt động tổ chức kiểm tra công tác quản lý và bảo vệ tại khu di tích đền thờ này. Thông qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong tu bổ, tôn tạo của khu di tích, hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội và các biểu hiện khác nhau không đúng với Quy chế tổ chức lễ hội hiện nay.

Đối với vấn đề tu bổ, tôn tạo, kế hoạch kiểm tra công tác tu bổ, tôn tạo các hạng mục công trình tại đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng chi tiết với các nội dung cơ bản như: Kiểm tra hồ sơ/dự án tu bổ, tôn tạo… đã được thực hiện tốt, không có hiện tượng sai sót xảy ra.

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích đền Hai Bà Trưng

       Căn cứ vào nội dung các hoạt động trong công tác quản lý tại di tích đền Hai Bà Trưng, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại khu di tích này trong thời gian tới như sau:

- Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và việc chỉ đạo triển khai các văn bản pháp quy: Thành lập Ban Quản lý di tích xã Hát Môn; Kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ thành viên Ban Quản lý di tích; Tăng cường thực thi các văn bản vào cuộc sống.

- Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị di tích đền Hai Bà Trưng: Thực hiện chương trình kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về hoạt động tu bổ, tôn tạo; Tăng cường công tác bảo vệ di vật, cổ vật, đồ thờ; Tăng cường công tác tổ chức và quản lý lễ hội; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý di tích.

- Nhóm giải pháp phát huy giá trị di tích đền Hai Bà Trưng: Tuyên truyền, xây dựng và áp dụng mô hình giáo dục truyền thống; Quảng bá hình ảnh và giá trị của khu di tích; Khai thác các giá trị tại khu di tích gắn với phát triển du lịch; Chính sách đầu tư và thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản.

Kết luận

       Nhìn chung, qua nghiên cứu, khảo sát thực tế về công tác tổ chức và quản lý tại khu di tích đền Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn cho thấy, các giải pháp cụ thể nhằm phát huy giá trị di tích sẽ giải quyết những mặt còn tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại khu di tích này. Các giải pháp nêu trên sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy tốt các giá trị vốn có của khu di tích Quốc gia đặc biệt này trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Bảo vệ Di tích đền thờ Hai Bà Trưng (2017), Quyết định thành lập và nội quy hoạt động của BBV di tích đền thờ Hai Bà Trưng, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Hà Nội.

2. Ban Bảo vệ Di tích đền thờ Hai Bà Trưng (2017), Báo cáo tổng kết công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Phúc Thọ.

3. Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. UBND huyện Phúc Thọ (2017), Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

________________________

[*] Lớp Cao học k5 - Chuyên ngành Quản lý văn hóa