Tin tức – Sự kiện

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Phạm Xuân Danh (k4) và Phan Thị Phượng (k7) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Âm nhạc

03 Tháng Tám 2018

                                                                                            BBT

       Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, sáng ngày 02/8/2018, tại Phòng bảo vệ luận án, Khoa Sau Đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Khóa 4 và Khóa 7 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Âm nhạc.  

       Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

       Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt trình bày theo đúng trường quy, khoa học.

       Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1:

Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa
Phản biện 1: TS. Lê Vinh Hưng
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Toàn
Ủy viên: TS. Trần Bảo Lâm
Ủy viên, thư ký: PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai
Đề tài: Dàn dựng Hợp xướng A capella cho hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Học viên: Phạm Xuân Danh
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thiếu Hoa


Đoàn hợp xướng Trường ĐHSP Nghệ thuật TW tham gia hội thi Liên hoan
Hợp xướng Quốc tế lần thứ II tại Huế - năm 2012
(Ảnh minh họa, tư liệu Phòng TT&TT)

 

       Tóm tắt nội dung: Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương là trường đầu tiên được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực giáo dục Âm nhạc và Mỹ thuật cho cả nước. Hát Hợp xướng là một trong những môn học được chú trọng trong dậy và học âm nhạc của Nhà trường. Hợp xướng A capella là loại hình không chỉ hấp dẫn từ thế mạnh “thuần giọng người” trong việc diễn tả những vấn đề trong đời sống của xã hội, mà còn đòi hỏi khả năng tri thức khoa học âm nhạc của người sáng tạo giữa âm nhạc và lời ca. Từ những tìm hiểu về thực trạng hoạt động hợp xướng và khả năm hát hợp xướng A capella của sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, tác giả luận văn đã nghiên cứu đề xuất phương pháp nhằm giúp cho sinh viên hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc nâng cao kỹ năng dàn dựng thể hiện các tác phẩm hợp xướng A capella Việt Nam.

Xếp loại: Xuất sắc

 

Điều hành Hội đồng 2:

Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thiếu Hoa
Phản biện 2: TS. Trần Bảo Lâm
Ủy viên: TS. Lê Vinh Hưng
Ủy viên, thư ký: PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai
Đề tài: Dạy học ca khúc của nhạc sỹ Huy Thục cho giọng nữ cao, hệ Trung cấp tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Học viên: Phan Thị Phượng
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Toàn


TS. Lê Vinh Hưng (Phản biện 1), nhận xét, góp ý luận văn
của học viên Phan Thị Phượng

       Tóm tắt nội dung: Là giảng viên trực tiếp giảng dạy tại khoa Thanh nhạc của Trường Đại học VHNT Quân đội, tác giả luận văn luôn sử dụng các ca khúc cách mạng, trong đó không thể thiếu những ca khúc của nhạc sỹ Huy Thục. Tuy nhiên, việc vận dụng các sáng tác của nhạc sỹ Huy Thục để rèn luyện nâng cao chất giọng nữ cao còn ít nhiều hạn chế. Từ những yêu cầu đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành và của xã hội, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài: “Dạy học ca khúc của nhạc sỹ Huy Thục cho giọng nữ cao, hệ Trung cấp tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội”, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật thanh nhạc, khả năng thể hiện âm nhạc đậm tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của thế hệ trẻ một thời.

Xếp loại: Khá

 


Học viên Phạm Xuân Danh và Phan Thị Phượng
chụp ảnh l
ưu niệm cùng thành viên Hội đồng khoa học