Nội san

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Sisaket ứng dụng trong dạy học môn Lịch sử Mỹ thuật ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Lào

15 Tháng Tám 2018

Manaxay Choulamany [*]

Chùa Sisaket là một trong những chùa nổi tiếng theo lối nghệ thuật Lào Lạn Xạng của Lào. Ngôi chùa có ý nghĩa về lịch sử và giá trị văn hóa. Trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc. Chùa Sisaket được xây dựng từ năm 1551 dưới thời vua Chậu Say Nhạ Sệt Thả Thị Rạt I. Ông là một vị vua lưỡng quốc: Lào Lạn Xạng và vương quốc Lạn Na Chiêng Mày (hiện nay là tỉnh Chiêng Mày, Thái Lan).

Nghệ thuật kiến trúc chùa Sisaket có rất nhiều kiểu khác nhau: mái đơn đặt trên mái hiện, mái cắt nhau tỏa ra bốn đầu hồi ở bốn hướng, mái cắt nhau nhiều tầng chồng xếp lên nhau như ngọn tháp ở nhà thư viện và kiểu mái cắt nhau chồng lên nền mái chính như trên dải hành lang của Sim và Sala. Kiểu kết cấu chồng xếp này thường bao giờ cũng có một mái chính ở trên, dưới có một mái khác đặt nối tiếp. Giữa lớp mái kép trên có một khoảng cách rồi tiếp một mái kép ở phía dưới. Với kết cấu bộ mái loại này tạo ra khối kiến trúc đồ sộ, bền vững như mọc lên trong một không gian trùng trùng lớp lớp.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Sisaket, nhất là kiến trúc và điêu khắc tại những ngôi chùa, có mục đích trang trí cho những điêu khắc đẹp hơn và để giáo dục về đạo Phật. Đây là hình thức dạy thông qua những hình ảnh lồng ghép để cho những người không biết đọc chữ có thể biết được những câu chuyện liên quan đến đạo Phật bằng những hình ảnh kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Môn học Mĩ thuật là môn học mà các em rất thích bởi môn học luôn kích thích sự khám phá của các sinh viên về mọi kiến thức liên quan đến nghệ thuật, thẩm mĩ, sáng tạo. Học mĩ thuật các sinh viên được học kiến thức toàn diện qua các phân môn: Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu, Tập nặn tạo dáng, Thường thức mĩ thuật. Những nội dung trong các tiết học liên quan đến các đề tài các phân môn đều dựa trên hiểu biết, quan sát, qua trải nghiệm, trong thực tế cuộc sống hàng ngày, mơ ước về tương lai của các sinh viên khiến các sinh viên vô cùng hào hứng khi được bộc lộ tình cảm và sự sáng tạo của mình qua đôi bàn tay khéo léo được thể hiện trên tác phẩm của mình.

Việc vận dụng các tác phẩm có giá trị vào dạy học ngay từ năm thứ nhất của đại học là một trong các định hướng phát triển cho tư duy thẩm mỹ của sinh viên. Học các kiến thức mỹ thuật từ phổ thông cho các sinh viên tại các nhà văn hóa và trong cả trường học không nhằm đào tạo các sinh viên trở thành nghệ sĩ, mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các sinh viên trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Đó là mục đích vốn có ban đầu của việc dạy học thường thức mỹ thuật cho các học sinh nói chung cũng như các sinh viên trong trường cao đẳng nói riêng.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Sisaket thể hiện kiến trúc, điêu khắc đẹp từ hình dáng, gỗ, màu sắc, bố cục và sắp đặt những thành phần ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần, suy nghĩ, môi trường xung quanh. Chúng ta thấy được nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Sisaket tại những ngôi chùa đã có từ lâu đời, được truyền thụ qua những hình ảnh liên quan đến đạo Phật và qua nhiều thế kỉ để thờ cúng.

Những đề tài được khai thác từ nghệ thuật chùa Sisaket cùng với việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mĩ thuật, nắm bắt tâm lý của sinh viên và tính chất đặc thù của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Lào, hướng các kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa đã được áp dụng trong các tiết học lịch sử mỹ thuật khối hệ đại học trong trường Cao đẳng mà tác giả đang giảng dạy. Cụ thể ở giai đoạn đầu tác giả sẽ thực nghiệm với khối lớp đại học, sẽ có các tiết học như: lịch sử Mĩ thuật “Tìm hiểu về lịch sử của chùa Sisaket” trong đó bài thực hành sẽ là “kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc chùa Sisaket”, dựa trên các nội dung đề tài về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Sisaket.

Đối với sinh viên đại học Sư phạm Mỹ thuật K4, khi cho các sinh viên tiếp xúc với các đề tài bố cục như: kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc,… Bằng nhiều phương pháp dạy học tích cực như: Trực quan - quan sát, sinh viên được trao đổi và tương tác với nhau về những đề tài bằng phương pháp thảo luận nhóm. Vậy thông qua việc liên hệ thực tế, các sinh viên bước đầu cảm nhận được nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa. Từ đó giúp sinh viên hiểu biết, thấy được nghệ thuật từ lâu đời của chùa Sisaket cũng như đất nước Lào.

Việc áp dụng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Sisaket vào dạy môn Lịch sử Mỹ thuật ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Lào Thực Nghiệm là một bước tiến quan trọng cho phát triển tư duy nghệ thuật và hiểu biết trong cảm thụ nghệ thuật cho sinh viên, cũng bởi tính đặc thù của trường đại học thực nghiệm là nơi đào tạo những thế hệ sinh viên chất lượng không chỉ về khoa học xã hội mà cả những năng khiếu cụ thể là nghệ thuật hội họa.

Tài liệu tham khảo

  1. Bounheng Buansisengpasert (1993), Nghệ thuật và công trình kiến trúc Lào tại Luang Pra Bang,  NxbBộ Văn hóa, Viêng chăn.
  2. Bunlerng Vern Vilavong (1979), Họa tiết hoa văn Lào, Nxb Bộ Văn hóa, Viêng chăn.
  3. Bunlerng Vern Vilavong (2001), Nghệ thuật hoa văn truyền thống Lào, Nxb và phát hành sách CHDCND Lào.
  4. Bounheng Buansisengpasert (1990), Lịch sử mỹ thuật và công trình kiến trúc Lào, Nxb Bộ Văn hóa, Viêng chăn.
  5. Đinh Thành Nghĩa (2006), Không gian kiến trúc điêu khắc chùa Chuông Hưng Yên, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Nghệ Thuật TW.
  6. Chùa Quang Trứ (2000), Mỹ thuật Lý - Trần Mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

----------------------------------------------------

[*] Lớp Cao học K2 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật