Nội san

Nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sĩ May Chandavong ứng dụng trong dạy học vẽ tranh sơn dầu tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Lào

15 Tháng Tám 2018

Somphet Chanthala [*]

Danh họa May Chandavong là người đặt nền tảng cho tranh sơn dầu hiện đại Lào. Ông đã có những thành tựu đóng góp lớn cho nền hội họa Lào hiện đại đầu thế kỷ XX đến thế kỷ XXI. Thành công của May Chandavong là do ông biết kết hợp lối vẽ truyền thống dân tộc với kiến thức khoa học cơ bản của hội hoạ châu Á và Âu trong chất liệu sơn dầu tạo nên sự trong trẻo, vang vọng linh hồn của quê hương Lào trong mỗi tác phẩm. Tranh sơn dầu của May Chandavong thắm đượm tình yêu thương văn hóa truyền thống, thiên nhiên và con người lao động, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình văn hóa, thiên nhiên và hình tượng người phụ nữ được thể hiện nhiều trong tác phẩm của ông.

Tranh sơn dầu là một chất liệu mới lạ đối với các sinh viên mà trong chương trình giảng dạy chưa có một tác phẩm tranh sơn dầu nào được đưa vào để các sinh viên khám phá, tìm hiểu. Tranh sơn dầu của May Chandavong được đánh giá cao, được khẳng định tên tuổi và là tiếng nói cho nghệ thuật Lào với thế giới qua các cuộc triển lãm quốc tế. Nhờ lối vẽ hiện đại, màu sắc vẽ độc đáo, lấy nghệ thuật tạo hình văn hóa, thiên nhiên và hình tượng người phụ nữ là mục tiêu biểu cảm khiến tranh của ông thêm đặc biệt và mang đậm chất dân tộc, tiêu biểu cho nền tranh sơn dầu Lào.

Nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sĩ May Chandavong được khai thác cụ thể qua các đề tài sau:

Đề tài chân dung “phụ nữ khỏa thân”, trong tranh sơn dầu của May Chandavong được vẽ từ ấn tượng về một người thiếu nữ mà họa sĩ đã thấy trong thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài. Những ấn tượng đó đã giúp ông sáng tác tác phẩm nghệ thuật của chính mình.

Đề tài bố cục sinh hoạt “chùa là trái tim của người phật tử Lào”: Từ kinh nghiệm nhiều lần được đi dạy học và đi buôn bán ở ngoại tỉnh giúp cho họa sĩ được gặp nhiều các lễ hội theo phong tục. Họa sĩ May đã có ấn tượng về thiếu nữ đi làm phúc tại chùa, mỗi người đều trang điểm trong quần áo quốc phục Lào mang theo cái ô làm bằng tre, dán bằng giấy và phủ bằng dầu nhựa cây, mà hiện nay đã làm cái ô từ nhựa để sử dụng. Họa sĩ May đã thể hiện quan điểm nhận ra trong giá trị của nghệ thuật văn hóa sẽ thay đổi.

Những đề tài được khai thác từ nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sĩ May Chandavong gắn với các hoạt động vẽ tranh, thường thức mỹ thuật trong chương trình mĩ thuật của đại học. Cùng với việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mĩ thuật, nắm bắt tâm lý của sinh viên và tính chất đặc thù của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Lào, hướng các kiến thức về nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sĩ May Chandavong để áp dụng trong các tiết học mĩ thuật khối hệ đại học trong trường Cao đẳng mà tác giả đang giảng dạy. Cụ thể ở giai đoạn đầu tác giả sẽ thực nghiệm với khối lớp đại học, sẽ có các tiết học như: thường thức mĩ thuật “Tìm hiểu và xem tranh tác phẩm hội họa của họa sĩ May Chandavong” trong đó bài thực hành sẽ là “Vẽ tranh chân dung”,  “Vẽ tranh bố cục sinh hoạt” dựa trên các nội dung đề tài về nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sỹ May Chandavong. Trong nội dung học khối hệ đại học sẽ có thêm phần vẽ màu sắc.

Việc lựa chọn những tranh hội họa sơn dầu đưa vào giảng dạy để sinh viên có thể học tập và tìm hiểu, quan trọng hơn cả là sự mãn nhãn sinh động trong những tác phẩm tranh sơn dầu của hoạ sĩ May Chandavong, các mảng hình, bố cục và màu sắc không quá cầu kỳ cùng với các phương pháp dạy học kết hợp linh hoạt sẽ dễ dàng cho sinh viên tiếp thu hơn so với các thể loại khác, trên cơ sở đó các sinh viên có thể ứng dụng một cách tích cực và sáng tạo vào trong thực hành để tạo nên những tác phẩm mang âm hưởng riêng của mình.

Việc áp dụng khai thác các giá trị xung quanh nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa sĩ May Chandavong vào dạy môn Mỹ thuật ở Trường Tiểu học Thực Nghiệm là một bước tiến quan trọng cho phát triển tư duy nghệ thuật và hiểu biết trong cảm thụ nghệ thuật cho sinh viên, cũng bởi tính đặc thù của trường tiểu học thực nghiệm là nơi đào tạo những thế hệ sinh viên chất lượng không chỉ về khoa học xã hội mà cả những năng khiếu cụ thể là nghệ thuật hội họa.

Tài liệu tham khảo

  1. Bảo tàng Quốc gia Lào  (2007), Tranh sơn dầu của họa sĩ May Chandavong.
  2. Bảo tàng Quốc đội Lào  (2011), Tranh sơn dầu của họa sĩ May Chandavong
  3. Bộ Thông tin và Văn hóa (2003), Nghị định của Thủ tướng về danh  hiệu họa sĩ quốc gia Lào”, Viêng Chăn, Lào.
  4. Trương Bé (2000), Giáo trình sơn dầu, Lưu hành nội bộ, Trường Đại học Nghệ thuật Huế.
  5. Hồ Ngọc Đại (2010), Tâm lý học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  6. Danh Nhân (2007), Nghệ thuật tạo hình thế giới, quyền 1, 2, 3 và 4, Nxb Kim Đồng.
  7.  Sathit Thimvattanabantherng, năm (2015), Sự sáng tác tác phẩm hội họa của hình người, phong cảnh, môi trường từ nghiên cứu những tranh hội họa của họa sĩ quốc gia Lào, có nhận được bị ảnh hưởng của khuynh hướng chủ nghĩa Dã thú (Fauvism) hoặc (the wild Beasts) và chủ nghĩa Đức biểu hiện (Expressionism), Khoa Mỹ thuật, trường Đại học Sỉ Nạ Khạ Lin Vị Lột, Băng Cốc, Thái Lan.
  8. Vilaythong Souvannavong, năm (2014), Hình phản ánh văn hóa trong tác phẩm hội họa của họa sĩ quốc gia Lào, Trường Đại học Mỹ thuật Khỏn Kèn, Thái Lan, (hiện nay là giảng viên tại trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Lào).

------------------------------------------

[*] Lớp Cao học K2 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật