Tin tức – Sự kiện

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Vi Thị Ngọc Ánh và Lê Thị Huyền, k7 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Âm nhạc

21 Tháng Tám 2018

                                                                                            BBT

Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, sáng ngày 14/8/2018, tại Phòng bảo vệ luận án, Khoa Sau Đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Khóa 7 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Âm nhạc.  

Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

Phần nhận xét của cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt trình bày theo đúng trường quy, khoa học.

Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1:

Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn

Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Thanh Nhàn

Ủy viên: PGS.TS. Kiều Trung Sơn

Ủy viên, thư ký: PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị

Đề tài: Dạy học hát dân ca Tày, Nùng trong hoạt động ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên

Học viên: Vi Thị Ngọc Ánh

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Hoài Thu


TS. Đỗ Thị Thanh Nhàn (Phản biện 2) nhận xét, góp ý luận văn
của học viên Vi Thị Ngọc Ánh

Tóm tắt nội dung: Việt Nam với bề dày lịch sử đã hình thành một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền mang một bản sắc, màu sắc văn hóa riêng. Dân ca là nhịp cầu thời gian, luôn có sức sống bền chặt trong lòng người dân Việt Nam. Thái Nguyên ngày nay trong guồng quay của nền kinh tế thị trường, văn hóa đa phần lớp trẻ ngày nay tích nghe và hát nhạc ngoại, nhạc sôi động mà dần quên đi làn điệu dân ca. Xuất phát từ tình yêu làn điệu dân ca, mong muốn đưa dân ca tới gần học sinh THCS – đối tượng giáo dục tại nhà trường, để các em thấy được cái hay, cái đẹp và sâu sắc trong dân ca. Tác giả nghiên cứu đề tài “Dạy học hát dân ca Tày, Nùng trong hoạt động ngoại khóa tại Trường Trung học cơ sở Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên” nhằm xây dựng nội dung dạy học hát dân ca Tày, Nùng vào hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường THCS Phúc Xuân. Qua đó giúp học sinh phát triển tốt kỹ năng hát và biểu diễn làn điệu dân ca Tày, Nùng (hát ru, hát Then, hát Lượn...). Đồng thời giáo dục ý thức trân trọng, gìn giữ và bảo tồn các làn điệu dân ca quê hương, từ đó có ý thức kế thừa và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Xếp loại: Giỏi

Điều hành Hội đồng 2:

Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa

Phản biện 1: PGS.TS. Kiều Trung Sơn

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị

Ủy viên: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn

Ủy viên, thư ký: TS. Đỗ Thị Thanh Nhàn

Đề tài: Đưa dân ca Ví, Giặm vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Học viên: Lê Thị Huyền

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Hoài Thu

PGS.TS. Kiều Trung Sơn (Phản biện 1) nhận xét, góp ý
luận văn của học viên
Lê Thị Huyền

 


PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị công bố Nghị quyết và kết quả
bảo vệ luận văn của học viên Lê Thị Huyền

Tóm tắt nội dung: Nghệ Tĩnh là tên gọi chung của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, là mảnh đất địa linh nhân kiệt với một nền văn hóa Lam Hồng gắn liền với dòng sông Lam và người dân xứ Nghệ là những câu hò, diệu ví. Trong những năm qua các ban ngành, của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã phối hợp nhằm đẩy mạnh phong trào đưa dân ca Ví, Giặm đến gần với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong các nhà trường trên địa bàn đã được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục nhân cachscho các em và giúp các em nhận ra được những giá trị tinh thần to lớn kết tinh trong làn điệu dân ca Ví, Giặm. Tuy nhiên, việc đưa dân ca Ví, Giặm vào trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung vẫn chưa có tính đồng bộ, thống nhất và còn thiếu tài liệu, giáo trình phục vụ và hỗ trợ cho việc đưa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường học. Vì vậy, tác giả luận văn nghiên cứu đề tài: “Đưa dân ca Ví, Giặm vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh” nghiên cứu nhằm tìm ta những biện pháp thích hợp để đưa dân ca Ví, Giặm vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc vào một số trường trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Xếp loại: Giỏi


Học viên Vi Thị Ngọc Ánh và Lê Thị Huyền
chụp ảnh lưu niệm cùng thành viên Hội đồng khoa học