Tin tức – Sự kiện

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Nguyễn Thị Tâm và Nguyễn Thị Minh Lương, k5 - Chuyên ngành Quản lý Văn hóa

21 Tháng Tám 2018

                                                                                            BBT

Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 09/8/2018, tại Phòng bảo vệ luận án, Khoa Sau Đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ, khóa 5 - chuyên ngành Quản lý Văn hóa.  

Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt trình bày theo đúng trường quy, khoa học.

Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1:

Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Đào Đăng Phượng

Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

Phản biện 2: TS. Phạm Ngọc Dũng

Ủy viên: PGS.TS. Dương Văn Sáu

Ủy viên, thư ký: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Đề tài: Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Học viên: Nguyễn Thị Tân

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức


Học viên Nguyễn Thị Tân chụp ảnh lưu niệm cùng
PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức – Người hướng dẫn khoa học

Tóm tắt nội dung: Di sản văn hóa là tài sản quý trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Di sản bao gồm di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể có giá trị lịch sử. Từ những di sản văn hóa giúp thế hệ sau sác định và cảm nhận được truyền thống, cội nguồn dân tộc để từ đó kế thừa, gìn giữ bảo tồn và phát huy. Quảng Ninh nằm ở vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh thắng. Đình Giang Võng là một cơ sở tín ngưỡng của người dân làng chài tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, có niên đại khởi dựng từ thời Nguyễn. Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa và hội nhập sâu rộng trên nhiều bình diện, phần nào phá vỡ cảnh quan sinh thái tự nhiên ảnh hường đến di tích. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý di tích và lễ hội đình Cánh Võng, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý di tích và lễ hội đình Cánh Võng trong thời gian tới.

Xếp loại: Xuất sắc

Điều hành Hội đồng 2:

Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Đào Đăng Phượng

Phản biện 1: PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức

Phản biện 2: PGS.TS. Dương Văn Sáu

Ủy viên: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

Ủy viên, thư ký: TS. Phạm Ngọc Dũng

Đề tài: Quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Học viên: Nguyễn Thị Minh Lương

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

 

Học viên Nguyễn Thị Minh Lương, k5 - Chuyên ngành QLVH
bảo vệ luận
văn trước Hội đồng khoa học

Tóm tắt nội dung: Huyện Vân Đồn là vùng đất cổ của tình Quảng Ninh còn bảo tồn được nhiều Di tíc lịch sử văn hóa (đình, chùa, miếu, nghè) cùng các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống có giá trị, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt ở vùng châu thổ Sông Hồng. Quan Lạn là một hòn đảo thuộc huyện Vân Đồn. Xã đảo Quan Lạn ngày nay, Làng Vân – Làng Cả xưa gắn liền với lịch sử của huyện Vân Đồn. Hệ thống di tích nơi đây được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 1990 khu di tích xã Vân Đồn được công nhận di tích cấp quốc gia, tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn đã quan tâm đầu thư, bảo tồn, tôn tạo di tích. Tuy nhiên công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như đầu tư chống xuống cấp di tích chưa đáp ứng yêu cầu, công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế, nghiên cứu khôi phục và quản lý lễ hội chưa cao. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý khu di tích trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Xếp loại: Xuất sắc


Học viên Nguyễn Thị Tân và học viên Nguyễn Thị Minh Lương
chụp ảnh lưu niệm cùng thành viên Hội đồng khoa học