Tin hợp tác quốc tế

Âm nhạc dân gian các dân tộc vùng Viễn Đông (CHLB Nga)

23 Tháng Sáu 2008

Âm nhạc dân gian

các dân tộc vùng Viễn Đông (CHLB Nga)

(Phần 2)

                                                                      A. Aidenstat

 

            Trong số các bài hát sinh hoạt-trữ tình của người Un nổi bật lên bởi khuynh hướng xã hội và sự truyền cảm sâu sắc là bài “Bài hát về quá khứ đau khổ của người phụ nữ”.

 

 

 

Ngay những âm điệu đầu tiên vang lên cũng gợi nhớ đến tiếng thở dài. Sau sự vút lên của giai điệu (âm vực của nó ở hai nhịp đầu là quãng 12) là sự ngừng nghỉ tương đối dài trên bậc năm. Thủ pháp này làm ta liên tưởng đến tiếng thở dài mạnh. Trong phần cuối, giai điệu nghe như một câu chuyện chân thật, tâm tình về cuộc sống nghèo khó, về nỗi đau khổ của con người.

Thật ra, trong các bài hát trữ tình, đặc biệt được nổi tiếng là loại Bài hát về tình yêu. Nổi bật trong đó là các bài hát do ca sĩ dân tộc Un nổi tiếng N. Trerun sống ở làng Kôntrem vùng Un trình bày. Ông cho biết khi ghi âm là “các đoạn của bài hát này ông đã nghe bà hát và sau đó ông hoàn chỉnh bài hát này”.

 

Bài hát được trình bày với sự nhấn các âm một cách không đồng đều, thậm chí rất say sưa. Mặc dù âm vực không lớn và bản thân chất liệu rất đơn giản, nhưng bài hát đã gây được ấn tượng khá mạnh đến người nghe. Một trong những nguyên nhân của nó là: sự phát triển biến hoá một cách năng động chủ đề nằm ở hai nhịp đầu tiên.

Cũng trong hai nhịp tiếp theo (tức hai nhịp thứ ba và thứ tư), nhóm âm đầu tiên của chủ đề được biến tấu “đẹp” hơn lên, còn nhóm âm thứ hai được nhắc lại không thay đổi. Nó như là các dạng được nhắc lại kể cả ở hai nhịp tiếp sau đó (tức nhịp 5 và 6). ở nửa sau của bài, nhóm âm cơ bản được phát triển (chủ yếu bằng tiết tấu) năng động hơn, khẳng định tư duy cơ bản: 'Anh thấy bóng hình em ở mọi nơi, mọi chỗ”.

Trong các bài hát của dân tộc Un xuất hiện khuynh hướng vươn tới tính ca xướng, tới sự phong phú trên cơ sở lối nói ngâm vịnh của giai điệu truyền thống, xuất hiện nhiều lần âm chủ và âm ba dưới (tính từ âm chủ).

 

Dân tộc Nhíp là thổ dân hậu sinh của vùng Nhidơnhi Amua. Họ ít giao tiếp với các dân tộc khác, thí dụ như với người Nanai và người Un. Điều này đã để lại những dấu vết trong bài hát dân gian của họ. Ngoài trang phục với những đặc điểm chung của toàn vùng Nhidơnhi Priamua (đề tài sinh hoạt, những âm điệu đơn giản nhất của ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng) cũng có cả những đặc điểm rất riêng.

Đây là một trong những bài hát sinh hoạt trữ tình của dân tộc Nhíp.:

 

Khi chồng qua đời, người phụ nữ còn lại hoàn toàn cô đơn. Cô ra bờ sông Amua và nhìn những tảng băng trôi ra biển. Cuộc sống của cô buồn bã, ảm đạm. Giai điệu của bài hát đơn giản tới mức tối đa. Cô gái dường như không thể biểu hiện được hết tâm trạng buồn bã của mình. Cũng chính điều này quyết định vai trò của phong cách biểu diễn, sự vận dụng những sắc thái khác nhau của giọng hát.

Trong bài “Dêdô” (Tôi không thể) sự đặc sắc của bài hát dân gian dân tộc Nhíp biểu hiện rõ ở phương diện giai điệu:

 

 

Tính chất buồn bã của bài hát không phải chỉ do lời ca, mà còn do chính giai điệu của bài. Những âm điệu đi xuống của tiếng rên rỉ và than khóc chiếm vị trí quan trọng trong bài. Đặc biệt rõ ở nhịp thứ 3, khi mà giai điệu chùm ba đi xuống phá vỡ mạch chuyển động đều đặn của hai nhịp trước đó.

Điều đặc biệt trong phônclo của dân tộc Nhíp là những bài hát tình yêu có sắc thái hài hước. “Trong các bài hát của mình, - L. Terber nói về dân tộc Nhíp, -người phụ nữ không chỉ phản ánh một cách tinh tế tình yêu của mình, mà còn chế nhạo một cách sâu cay những anh chàng si tình. Và họ không chỉ dừng lại ở lối ngoa dụ như vậy. Trong một bài hát, cái miệng của người mà họ không yêu được so sánh với lỗ nước trên băng, với cái cửa ra vào được mở toang và trong những lúc như vậy họ miêu tả cả cách ăn mặc, con chó và bộ yên ngựa của anh ta”.

Tính giai điệu trong bài hát của dân tộc Nhíp rất đa dạng và có những nét rất đặc trưng. Âm vực của bài hát thường không rộng, không quá quãng sáu. Điển hình là sự trở về chỗ dựa chủ âm, thậm chí còn nhấn mạnh nó:

 

 

Giọng hát có chỗ không có những đặc điểm phân biệt với dân tộc Un chẳng hạn. Chỉ đôi khi hát quãng năm, quãng ba. Kết câu tản mạn. Giai điệu đôi khi bắt đầu bằng quãng ba từ bậc thứ hai. Chúng ta cũng gặp những bước đi nửa cung và ba cung. Hình tiết tấu ở phần lớn trường hợp rất phức tạp. Nguyên tắc cấu trúc cơ bản là nhắc lại các đoạn nhạc đơn giản. Cấu trúc hai đoạn và ba đoạn không có.

Trong chính quyền Xô Viết, nhờ sự giúp đỡ hữu nghị của nhân dân Nga vĩ đại và các dân tộc khác trên đất nước chúng ta, các dân tộc vùng Viễn Đông sau khoảng thời gian lịch sử rất ngắn ngủi đã trải qua con đường từ âm điệu của chế độ gia tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cuộc cách mạng đã được hoàn thành trong lĩnh vực văn hóa: nạn mù chữ đã được thanh toán, hình thành chữ viết, văn học, việc xây dựng trường học được triển khai với cường độ lớn. Những điều đó làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt tinh thần các dân tộc vùng Priamua hầu như xoá bỏ mối thù hằn giữa các bộ tộc, tàn dư của chế độ gia tộc và tôn giáo, sự hẹp hòi dân tộc. Chúng khẳng định sự hơn hẳn của nguyên tắc đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Do ảnh hưởng của những bước chuyển biến này, sự thay đổi tận gốc đã diễn ra trong sinh hoạt âm nhạc cũng như trong folklore: làm giàu thêm đề tài của nó, làm phong phú, đa dạng hơn phương tiện biểu hiện.

Trong sinh hoạt âm nhạc của dân tộc mình, như trước đây, có sự tham gia tích cực của thế hệ cao tuổi. Đề tài được yêu thích trong sáng tác của họ là: hồi tưởng về quá khứ, tiếp tục con đường đi của các bài hát trữ tình trước cách mạng. Hiện nay, họ không chỉ biểu diễn trước những người cùng làng, mà họ biểu diễn cả trong vùng, trong khu, trong các liên hoan, trên đài phát thanh và cả trong phim nữa. Họ không hề thay đổi tình yêu đối với cách kể chuyện thong thả, từ từ, với phương tiện âm điệu đã thành thói quen, truyền thống biểu diễn với những âm điệu mảnh, không vang và không có bất cứ nhạc cụ nào đệm theo.

Những người thuộc lứa tuổi trung niên và tất nhiên cả thanh niên lớn lên trong môi trường chính quyền Xô viết đặc biệt ham thích tiếp thu cái mới. Tác giả bài viết đã nhiều lần say mê những ca khúc quần chúng trong thời gian đi tìm hiểu folklore dọc sông Amua. Những bài hát hay được lan truyền rất rộng rãi. Dàn đồng ca đã được thành lập trong các Hội đồng hương sinh viên, các trường học, nông trang, cơ quan. Các bài hát được hát có đàn baian hoặc một dàn nhạc nhỏ các nhạc cụ dân tộc Nga đệm theo. Chương trình biểu diễn tràn ngập các bài hát dân gian của dân tộc mình (hình thức biểu diễn thường là đơn ca hoặc song ca), cũng như cả bài hát Nga, Ucraina và của các nhà soạn nhạc Xô viết. Các bài hát thường được soạn bởi một tập thể theo phần lời của các nhà thơ dân tộc (như Akin Xamar) và những người tham gia hoạt động nghệ thuật. Đó là những bài hát về cuộc sống mới, về quê hương, về niềm vui trong lao động sáng tạo, về học tập, tình yêu, về lòng yêu nước của người Xô viết, chế diễu những thói quen kỳ quặc trước đây.

Nội dung mới làm xuất hiện cả các thủ pháp mới của việc biểu hiện. Thí dụ, nếu như trong các bài hát cổ của người Nanai khuynh hướng đi tới chủ âm theo âm điệu đi xuống, thì trong hàng loạt sáng tác mới, giai điệu lại theo hướng đi lên phía trên và được phân biệt bởi độ dài lớn:

 

 

Các bài hát quần chúng Nga và Xô viết rõ ràng đã có ảnh hưởng lớn đến phônclo hiện đại. Cơ sở của bài hát “Chúng tôi là những người Xô viết” là âm điệu hành khúc rất điển hình đối với các bài hát quần chúng Xô viết.

Đã xuất hiện các bài hát nhiều bè, trong đó có thấy ảnh hưởng truyền thống Nga và những bài hát Xô viết mới. Cũng xuất hiện những bài hành khúc, bài theo tiết tấu vanx, tất cả đều mang tính chất đại chúng.

Khuôn khổ bài báo không cho phép có thể tổng kết nhiều. Nhưng cần thiết phải rút ra kết luận cơ bản trong phần kết. Mặc dù ở một số vùng và dân tộc vùng Nhidơnhi Priamua và Primôre còn bảo lưu nhiều đặc tính phong phú trong di sản ca khúc. Việc nghiên cứu phônclo sau cách mạng Tháng Mười đã khẳng định sức sống của nhiều bài hát dân gian, xuất hiện những kích thích có tác dụng tốt cho sự phát triển. Tạo cơ sở vững chắc cho sự nở rộ của văn hóa âm nhạc các dân tộc phương Bắc.

 

Phạm Lê Hoà: dịch từ nguyên bản tiếng Nga. Tên sách: Âm nhạc các dân tộc châu Á và châu Phi. NXB Nhạc sỹ Xô viết. Mátxcơva 1973.

 -------------------------------

- Phần 1