Tin tức – Sự kiện

Nhà giáo với Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân – 1968: Sáng ngời nhà giáo cách mạng

13 Tháng Hai 2019

Một lớp học trong thời chiến. Ảnh minh họa/Tư liệu

Những người làm giáo dục ở miền Nam ai cũng biết bác Mười Chí. Tôi may mắn được cộng sự với bác trong nhiều năm. Lúc bác mất, tôi và tất cả bạn bè, đồng chí, đồng sự với bác không sao cầm được nước mắt.

Luôn giữ vững khí tiết Nhà giáo cách mạng

Bác Mười Chí, giáo sư Lê Văn Chí, tốt nghiệp Trung học Sư phạm Sài Gòn năm 1927. Ra trường bác làm giáo viên tiểu học. Sau đó, bác ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Sư phạm. Ra trường bác về dạy ở Trường Trung học Mĩ Tho (ngày nay là Trường TH Nguyễn Đình Chiểu), làm thanh tra tiểu học ở Cần Thơ, rồi dạy học ở trong Petrus Ký Sài Gòn.

Bác đã tham gia thanh niên tiền phong sau ngày 9/3 Nhật đảo chính Pháp và sau đó tham gia khởi nghĩa tháng 8/1945, hoạt động trong nghiệp đoàn giáo dục công khai và bí mật, tuyên truyền vận động giáo chức ủng hộ kháng chiến.

Cuối năm 1947, bác giã từ cuộc sống đô thị để cùng anh em đồng chí "giáo với nóp" ra chiến khu Đồng Tháp trực tiếp tham gia kháng chiến. Bác công tác ở Sở Giáo dục Nam Bộ vừa mới thành lập.

Công việc đầu rất âm thầm là bác cùng anh em biên soạn tài liệu dạy và họccho các trường trung học ở vùng giải phóng, mặc dù trong tay không có một tài liệu tham khảo. Đây là một việc làm đầy sáng tạo, một đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục cách mạng.

Từ năm 1948, hàng loạt các trường sư phạm và trung học kháng chiến được thành lập. Cũng từ những năm này, ngoài việc làm thầy giáo đứng lớp dạy Văn, bác Mười còn làm hiệu trưởng các trường trung học Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, Huỳnh Phan Hộ.

Bác "đã đi" suốt cuộc kháng chiến, đến năm 1954 bác lại về Sài Gòn tham gia Ban Trí Vận, vận động trí thức chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới: Chống chủ nghĩa thực dân Mỹ - ngụy. Bác đã nhanh chóng thích nghi với môi trường hoạt động mới, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đấu tranh vững vàng. Địch theo dõi rốt ráo hoạt động của Ban Trí vận.

Ngày 7/4/1960, bác bị địch bắt cùng cả Ban Trí vận. Trải qua bót Bà Hoà, khám Gia Định, khám Tổng nha cảnh sát, trại Lê Văn Duyệt, bị địch tra tấn dã man, nhưng bác vẫn giữ vững khí tiết, bảo vệ cơ sở, bảo vệ cách mạng. Ra tù, bác lại được Tổ chức bố trí dạy ở Trường Đức Trí và Trường Kiến Thiết để tiếp tục vận động giáo chức Sài Gòn.

  Cháu gái B3 trong rừng miền đông tặng hoa ông Mười ngày họp mặt B3, 30/4/1993. Từ trái qua: Cháu Ngọc Anh, ông Mười Chí, ông Năm Diêu

 

Mãi là một nhà giáo

Sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, bác trở ra chiến khu tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có những ngày đêm hành quân hàng trăm cây số, băng rừng lội suối với nắm cơm vắt, bác vẫn vui vẻ và lạc quan.

Bác vẫn tiếp tục làm giáo dục với cương vị mới là uỷ viên Tiểu ban Giáo dục TWC miền Nam và Thứ trưởng Bộ GD-TN Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN.

Trong túp lều lợp lá trung quân thường ngày bác vẫn ngồi suy tính đến việc chỉ đạo, duy trì giáo dục ở vùng giải phóng trong bom đạn ác liệt và đấu tranh chống nền văn hoả giáo dục nô dịch và phản động của địch.

Những đêm ngủ hầm, những ngày “nước lã gạo rang” càng hun đúc thêm ý chí cách mạng. Chiến dịch Hồ Chỉ Minh kết thúc, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bác trở về thành phố. Bác đã cùng các đồng chí lãnh đạo, quản lí giáo dục làm việc suốt ngày đêm không ngơi nghỉ.

Bác sống giản dị, đồng cam cộng khô với anh em. Gần 50 năm lúc ở thành phố, lúc ở chiến khu, lúc trong nhà tù của địch, bác đã cổng hiến trọn đời cho cách mạng, cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Đến những năm tháng nghỉ hưu, bác vẫn gắn bó với sự nghiệp giáo dục, làm trưởng Ban liên lạc các trường kháng chiến, nhắc nhở đồng nghiệp và học trò luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng của các trường kháng chiến.

Cựu học sinh các trường kháng chiến có đến hàng ngàn, hiện là cán bộ cốt cán của Đảng, chính quyền. Đó là những trái ngọt, trái lành mà bác và những đồng nghiệp đã hiến dáng cho Tố quốc.

Đối với nhừng học trò nghèo, những đồng nghiệp, bác Mười là người ông, người bác, người anh hiền hoà, gần gùi, bình dị, thân thương. Hình ảnh sâu đậm nhất đọng lại trang mỗi chúng tôi: bác là một nhà giáo và suốt đời là một nhà giáo, dù khi bác làm đến chức vụ Thứ trưởng hoặc đến lúc nghỉ hưu, bác là một nhà giáo nhân dân đức độ, sáng ngời một tấm gương phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp giáo dục, sáng ngời một tấm lòng nhân hậu.

(Nguồn: Nhà giáo Nguyễn Quốc Bảo - https://giaoducthoidai.vn)