Tin tức – Sự kiện

Lễ bảo vệ luận văn của các học viên Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Việt Cường, Ngô Thanh Lâm (K9) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc

16 Tháng Chín 2019

BBT

          Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, sáng ngày 13/9/2019 tại Phòng Giảng viên, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 9 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1 có: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị - Phản biện 1, PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh - Phản biện 2, PGS.TS. Kiều Trung Sơn - Ủy viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai - Ủy viên, Thư ký

Đề tài: Dạy học soạn đệm trên đàn phím điện tử ca khúc viết về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai

          Học viên: Hoàng Anh Tuấn

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hoàng Tiến

Tóm tắt nội dung: Đàn phím điện tử là nhạc khí phổ biến trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai, đàn phím điện tử là nhạc cụ chủ lực trong đào tạo. Với chuyên ngành đàn phím điện tử việc dạy đệm hát có vai trò quan trọng, trong đó ưu tiên đặc biệt là các ca khúc về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp dạy học đệm trên đàn phím điện tử giúp học sinh nắm vững phương pháp soạn đệm ca khúc viết về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường , tác giả đã chọn đề tài “Dạy học soạn đệm trên đàn phím điện tử ca khúc viết về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai”.

Xếp loại: Khá

          Điều hành Hội đồng 2 có: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Phạm Trọng Toàn - Phản biện 1, PGS.TS. Kiều Trung Sơn - Phản biện 2, PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh - Ủy viên, PGS.TS. Trần Hoàng Tiến - Ủy viên, Thư ký

          Đề tài: Dạy học thanh nhạc cho giọng nam trung tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

          Học viên: Nguyễn Việt Cường

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai

PGS.TS Phạm Trọng Toàn – Phản biện 1 đọc nhận xét

 luận văn của học viên Nguyễn Việt Cường

          Tóm tắt nội dung: Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Trong đà tạo thanh nhạc ngoài giọng hát còn  đòi hỏi kỹ thuật thanh nhạc. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc là một trong những cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, trong đó chuyên ngành thanh nhạc thuộc khoa Âm nhạc ngày càng phát triển và lớn mạnh. Việc đào tạo thanh nhạc nói chung và giọng nam trung nói riêng đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn những hạn chế như: kỹ thuật công minh, vấn đề đóng tiếng, mở rộng âm khu… Nhận thấy việc nghiên cứu dạy học thanh nhạc cho giọng nam trung là vấn đề cần thiết, tác giả đã chọn đề tài: “Dạy học thanh nhạc cho giọng nam trung tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc” để nghiên cứu.

          Xếp loại: Giỏi

          Điều hành Hội đồng 3 có: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh - Phản biện 1, PGS.TS. Kiều Trung Sơn - Phản biện 2, PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị - Ủy viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Dạy học tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đức Trí, thành phố Đà Nẵng

          Học viên: Ngô Thanh Lâm

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn

Tóm tắt nội dung: Âm nhạc là môn học bắt buộc trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Việc dạy học môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Đức Trí thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tích, học sinh yêu môn âm nhạc, biết được nhiều kiến thức về âm nhạc, tuy nhiên đa số học sinh mới thích học hát còn ngại học đọc nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc. Bên cạnh đó là một trường tư thục mới thành lập, trường còn những khó khăn nhất định về kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp dạy học… Là giáo viên âm nhạc tại trường, để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6, tác giả đã chọn đề tài “Dạy học tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đức Trí, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ.

Xếp loại: Khá

Học viên Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Việt Cường, Ngô Thanh Lâm

 chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng khoa học