Tin tức – Sự kiện

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN THỂ DỤC AEROBICS CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

16 Tháng Mười 2019

Phạm Thị Huyền Trang [*]

Bài tập Thể dục Aerobic là những bài tập chuyển động nhịp nhàng làm cho người tập thở nhanh hơn và sâu hơn, và tim họ vì thế cũng đập nhanh hơn trong một khoảng thời gian liên tục. Điều này giúp cung cấp oxy đến các cơ bắp xung quanh cơ thể và xử lý hiệu quả các chất thải. Khi tập thể dục Aerobic, chị em vận động nhiều lần chân, tay và lưng. Những động tác này tác động lớn đến cơ thể giúp hấp thụ nhiều oxy hơn, đồng thời máu tuần hoàn nhanh hơn, loại trừ được đau cơ. Tập Aerobic còn tốt cho tim mạch, phòng ngừa chứng đột quỵ, giảm tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường.  Mỗi bài tập có tác dụng khác nhau nhưng nếu tập thường xuyên thì học viên sẽ có sức khỏe và thân hình cân đối.

Đã có những nghiên cứu về lợi ích của tập luyện thể dục Aerobics đối với sức khỏe và người ra tìm ra được 4 lợi ích tốt cho sức khở con người đó là:

            Một là tốt cho tim Tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết để giữ cho trái tim khỏe mạnh. Aerobic, bao gồm chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp và một số bài tập trong nhà tốt cho việc duy trì lưu thông máu thông thường. Điều này giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh tim liên quan.

Hai là tốt cho cơ đối với những người bị đau cơ cũng như đau lưng, aerobic sẽ giúp ích. Nó giúp cung cấp đủ lượng ô xy cho cơ và tránh xa các chất thải chuyển hóa cơ bắp như a xít lactic. Điều này lần lượt giúp giảm các loại đau cơ.

Ba là bất kỳ loại tập thể dục nào cũng giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể. Tập aerobic thường xuyên thậm chí khoảng 15 phút mỗi ngày cũng giúp một người giảm cân.

Bốn là tập thể dục nhịp điệu là một trong những bài tập hay nhất giúp bạn chống lại stress hiệu quả. Nếu bạn quá căng thẳng thì thể dục nhịp điệu thường xuyên giúp thoát khỏi căng thẳng.Tập aerobic thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều này sẽ giúp ngăn ngừa được một số bệnh truyền nhiễm.

            Tuy nhiên, định kiến của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh, sinh viên luôn nghĩ rằng học giáo dục thể chất là sự bắt chước, làm theo những động tác, kỹ thuật. Đây là một quan niệm sai lầm, môn Giáo dục thể chất cũng giống như các môn học thực hành khác bao giờ cũng là lý thuyết đi đôi với thực hành để giúp các em hiểu rõ được bản chất vấn đề mà không phải chỉ nhìn theo bắt chước một cách không có chủ đích. Mặt khác không không phải tất cả sinh viên đều có thể học thực hành môn giáo dục thể chất vì những lý do như sức khỏe yếu, chấn thương bất ngờ hoặc do điều kiện không thuận lợi của thời tiết do điều kiện cơ sở vật chất của trường ta là học thể dục ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết như có thể mưa nhiều, nắng liện tục... Những vấn đề này năm học nào cũng có và các giảng viên môn giáo dục thể chất tạo điều kiện cho các em bằng cách cho các em thay vì thực hành thì cho các em làm bài lý thuyết và đa số các câu hỏi mà giảng viên đưa ra chỉ thể hiện được một phần nào đó của nội dung môn học. Điều này chưa giúp cho sinh viên hiểu được, biết được yếu lĩnh kỹ thật của các động tác, các nhóm bài tập có tác dụng như thế nào? tại sao người ta lại chia ra thành các nhóm bài tập mà không gộp chung lại với nhau... Đó chính là những nguyên nhân thôi thúc việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Thể dục Aerobics cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương để giúp sinh viên có thể hiểu được từ khái quát đến cụ thể về môn Thể dục Aerobics, qua đó giúp sinh viên có thể chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách tổng quát về nội dung môn học.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề kiểm tra đánh giá ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng xét về mức độ và tính đáp ứng nhu cầu đối với thực tiễn giáo dục thì công tác kiểm tra đánh giá còn chưa được quan tâm đúng mức bởi kiểm tra đánh giá  chất lượng dạy học là một trong những khâu cơ bản của quá trình dạy học ,thông qua kiểm tra đánh gia mới có điều kiện để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đánh giá được hết công lao của người dạy và người học. Ngoài ra kiểm tra đánh giá còn là cơ sở để thực hiện công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục theo yêu cầu của nguyên lý và phương châm giáo dục.

            Phương pháp trắc nghiệm được chia làm 2 loại: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan:

  • Trắc nghiệm tự luận: Chúng ta có thể hiểu khái quát trắc nghiệm tự luận là loại bài kiểm tra viết, bao gồm các câu hỏi cho phép có sự tự do tương đối nào đó để trả lời một vấn đề được đặt ra nhưng đồng thời lại đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hơn là nhận biết thông tin và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của họ một cách chính xác và sáng sủa. Bài trắc nghiệm luận đề được chấm điểm một cách chủ quan, điểm số cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất.
  • Trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan có thể hiểu nó cũng là loại bài kiểm tra viết, nhưng hệ thống cho điểm không phụ thuộc vào chủ quan người chấm mà hoàn toàn khách quan.

               Những chỉ dẫn riêng cho dạng câu hỏi nhiều lựa chọn

  • Dùng một câu hỏi hay một câu nhận định chưa đầy đủ ý làm câu dẫn, chọn loại câu sao cho trong tình huống rõ ràng hơn và trực tiếp hơn.
  • Tránh các câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên nếu cần câu dẫn phủ nhận phải chú ý gạch chân hoặc in nghiêng chữ “không”.
  • Phải đảm bảo câu trả lời đúng rõ ràng là câu tốt nhất.
  • Phải đảm bảo câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau đúng ngữ pháp.
  • Với câu hỏi đã nêu thì xây dựng câu trả  lời  theo đúng một dạng hành văn.
  • Soạn nhiều câu nhiễu có vẻ hợp lý và sức hút càng tốt. Tạo ra những câu nhiễu dựa vào những sai lầm SV hay mắc phải.
  • Tránh soạn những câu nhiễu ở trình độ cao hơn so với câu trả lời đúng.
  • Sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự ngẫu nhiên, không ưu tiên vị trí nào, đặc biệt các mốc thời gian không nên qua xa nhau.
  • Chú ý kiểm tra các câu hỏi và thử xem sự kiểm tra đó có chỉ ra những chỗ yếu điểm tiền ẩn trong câu đó không.
  • Không nên đưa quá nhiều ý vào một câu hỏi. Mỗi câu hỏi tập trung vào một ý.
  • Khi sử dụng các đơn số trong câu lựa chọn có thể đảo ngược các con số để tăng tính hấp dẫn của câu lựa chọn.
  • Không nên đưa quá nhiều tư liệu không thích hợp với câu trả lời vào câu dẫn, câu hỏi.

Những chỉ dẫn riêng cho dạng câu hỏi đúng – sai

  • Khi soạn câu hỏi dạng này câu nhận định phải rõ ràng để có thể nhân xét một cách không mập mờ về đúng – sai.
  • Câu nhận định cần ngắn gọn, ngôn ngữ sử dụng đơn giản và tránh có hai câu phủ định cùng một lúc.
  • Cần xác định độ dài và mức độ phức tạp của câu nhận định, không nên tạo thành đầu mối để dễ dàng suy ra đúng – sai.
  • Tránh trường hợp mà câu trả lời đúng tùy thuộc vào một chữ, một từ hay một câu không quan trọng.
  • Tránh các dạng câu nhận định theo kiểu mỗi các nhân một quan điểm khác nhau cũng được.

Những chỉ dẫn riêng cho dạng câu hỏi ghép đôi

  • Phải đảm bảo cho 2 danh mục đồng nhất, cùng có số câu hỏi và trả lời tương ứng nhau.
  • Cố gắng soạn các danh mục ngắn gọn, xúc tích, đủ ý, dễ hiểu.
  • Giải thích rõ cơ sở và cách thức ghép đôi.
  • Tránh tạo điều kiện cho kiểu câu ghép đôi 1-1 vì nó sẽ tạo nên một quá trình lọai trừ dần.

Những chỉ dẫn riêng cho dạng câu hỏi điền khuyết

  • Nên sử dụng dạng câu hỏi này khi biết chính xác, rõ ràng, duy nhất một câu trả lời đúng.
  • Nên nói rõ ràng trong điều kiện thích hợp, đặc biệt nên nói rõ những con số có ý nghĩa hay phần thập phân khi cần thiết. Nếu cần các đơn vị đo lường trong câu trả lời có con số cũng cần nói rõ.
  • Trong những câu bắt buộc phải điền thêm chỗ trống thì không nên để quá nhiều khoảng trống dễ làm cho các câu trở nên khó hiểu.

Tóm lại, để soạn được bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn thể dục Aerobics chúng tôi dựa vào 02 căn cứ chính là: căn cứ vào nội dung môn học, căn cứ vào kỹ thuật xây dựng câu hỏi khách quan và căn cứ vào quy trình xây dựng câu hỏi để soạn ra những câu hỏi sát với nội dung môn học nhất. Với bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn thể dục Aerobics 83 câu cho ra nhiều đề trắc nghiệm, mỗi đề 40 câu và thời gian làm bài cho 1 đề là 20 phút.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bạch Thị Lan Anh (2016), “Nghiên cứu biên soạn hệ thống câu hỏi môn Lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ”
  2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), “Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học về phương pháp tọa độ trong không gian – Lớp 12 THPT”. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Thái Nguyên
  3. Nguyễn Thị Hường (1998), “Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để đánh giá kiến thức hóa học hữu cơ phần đại cương hóa học hữu cơ dành cho hệ cao đẳng và đại học sư phạm”, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
  4. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  5.  Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa tập 2, NxbTừ điển Bách khoa.
  6.  Trịnh Cường Thanh (2012), “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn Điện kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hưng”, Luận văn thạc sĩ, tác giả đã đánh giá được thực trạng kiểm tra đánh giá ở Khoa Điện – Điện tử Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hưng
  7.  Trần Văn Thạnh (2003), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kêt quả học tập phần tĩnh điện trong chương trình vật lý đại cương của sinh viên hệ cao đẳng Trường Đại học An Giang”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  8.  Lê Quang Thiệp (1994), Những cơ sở của kiểm tra trắc nghiệm (tài liệu sử dụng nội bộ - Bộ GD-ĐT, Vụ đại học).

 

 

______________________

[*] Khoa Giáo dục Đại cương.