Nghiên cứu lý luận

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊN LỤC

26 Tháng Mười 2019

 Bùi Thái Dương

 K7Quản lý văn hóa

 

Tiên Lục là một vùng đất cổ thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nơi đây còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa đặc sắc, có giá trị lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc nghệ thuật độc đáo của huyện Lạng Giang và của tỉnh Bắc Giang, trong đó được nhiều du khách nhắc đến có cụm di tích lịch sử - văn hóa xã Tiên Lục. Cụm di tích Tiên Lục hiện nay gồm: cây cổ thụ Dã hương, đình Viễn Sơn, đình Thuận Hòa, chùa Phúc Quang, đền Tiên Lục. Năm 1989, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Lịch sử -Văn hóa cấp Quốc gia.

Những năm qua, công tác quản lý tại cụm di tích Tiên Lục đã đạt được những kết quả nhất định: Các di tích được quan tâm tu bổ, tôn tạo; hệ thống di vật, cổ vật được bảo vệ tốt; lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của cụm di tích. Tuy vậy, công tác quản lý còn một số hạn chế nhất định: Còn nhiều bất cập về cơ chế quản lý, phân cấp; Quy hoạch bảo vệ cụm di tích chưa được quan tâm, một số hạng mục di tích chưa được đầu tư, tôn tạo kịp thời... Nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất những giá trị của cụm di tích Tiên Lục đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, làm phong phú đời sống văn hoá của người dân, gắn với phát triển du lịch bền vững cần phải có những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý tại cụm di tích.

Để quản lý và phát huy giá trị cụm di tích Tiên Lục đạt hiệu quả tốt hơn thì những người làm công tác quản lý cần thực hiện một số giải pháp sau:

Cập nhật và triển khai ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý di tích

Để định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) gắn với phát triển du lịch, trước hết Phòng Văn hóa và thông tin (VH&TT) cần tham mưu với ủy ban nhân dân (UBND) huyện Lạng Giang xây dựng và ban hành văn bản đối với công tác quản lý DTLSVH, bởi văn bản hành chính vừa là công cụ, vừa là phương tiện để các cơ quan quản lý di tích ở địa phương thực hiện chức năng quản lý của mình. Từ thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở cấp huyện đã mang lại nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Để nâng cao công tác quản lý DTLSVH hiệu quả, Phòng VH&TT huyện cần nghiên cứu bám sát các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định về lĩnh vực quản lý DSVH để tham mưu, đề xuất với UBND huyện Lạng Giang hướng dẫn chi tiết bằng văn bản hoặc ban hành văn bản, quy chế, nội quy về quản lý DTLSVH trên địa bàn huyện. Việc xây dựng và ban hành văn bản về quản lý DTLSVH có thể thực hiện theo các hình thức sau: 1/ Văn bản có tính định hướng về tổ chức và hoạt động đối với lĩnh vực DSVH trong đó có DTLSVH; 2/ Văn bản cụ thể hóa chi tiết các nội dung trong điều Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định giúp UBND các xã, thị trấn áp dụng quản lý DTLSVH, đồng thời tuyên truyền cho quần chúng nhân dân có thể hiểu rõ và nghiêm chỉnh thực hiện; 3/ Quy chế, Nội quy DTLSVH là hình thức văn bản dưới luật, phạm vi được áp dụng đối với Ban QLDT các xã, thị trấn làm cơ sở tổ chức, điều hành hoạt động, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên trong Ban QLDT cơ sở và người tham gia sinh hoạt trong khu vực có di tích.

Việc xây dựng và ban hành các hình thức văn bản kịp thời, sâu sát sẽ
tạo điều kiện cho công tác quản lý DTLSVH đạt hiệu quả cao hơn. Phòng VH&TT huyện Lạng Giang cần tổ chức hội nghị quán triệt chỉ đạo công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội trên địa bàn đối với các xã, thị trấn theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Các phòng, đơn vị trực thuộc sở cần tham mưu giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản qui phạm pháp luật một cách kịp thời thông qua các lớp tập huấn, các hội nghị triển khai hoặc các cuộc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục dành kinh phí để mua tài liệu có liên quan đếnviệc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trang bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, các Ban QLDT cơ sở trong toàn tỉnh, người trực tiếp trông coi di tích. Các đơn vị, công ty thực hiện việc thi công tu bổ, phục hồi di tích. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia thực hiện việc đầu tư phát triển di tích.

Lập quy hoạch chi tiết phát triển cho từng giai đoạnHiện naycụm di tích Tiên Lục đã được đưa vào quy hoạch tổng thể theo Quyết định số 1975/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang, tuy nhiênquy hoạch chưa có các nội dung cụ thể cho công tác quản lý cụm di tích Tiên Lục. Việc quy hoạch cần thực hiện chi tiết hơn như: đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông đến từng di tích, ưu tiên đối với các di tích có dấu hiệu xuống cấp trong tổng thể cụm di tích như: Đền Tiên Lục, đình Viễn Sơn, cây Dã hương. Xây dựng quy hoạch hệ thống cho cụm di tích Tiên Lục gắn với các di tích lịch sử văn hóa khác trong địa bàn xã. Hướng dẫn cộng đồng nhân dân địa phương phát triển ngành nghề phù hợp giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các di tích, đi kèm với nó cần có một hệ thống dịch vụ tài chính, thương mại, thông tin viễn thông...

Kiện toàn tổ chức, phân cấp quản lý: Căn cứ vào Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của UBND tỉnh, UBND huyện Lạng Giang cần khẩn trưởng ban hànhquyết định thành lập BQL cụm di tích Tiên Lục độc lập trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động ở cụm di tích. Như vậy việc quản lý và phối hợp giữa các tổ chức bộ máy sẽ đạt hiệu quả cao hơn và huy động được sự tham gia của đại diện cộng đồng vào hoạt động trong tổ chức bộ máy quản lý di tích.

Huy động, quản lý các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích: Cần có chính sách tài chính và giải pháp quản lý phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư cần thiết cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị cụm di tích Tiên Lục. Nguồn ngân sách Nhà nước hiện nay giành cho công tác bảo tồn di sản hạn hẹp vì vậy cần đầu tư trọng tâm cho di tích nào xuống cấp cần được trùng tu, tôn tạo trước, tránh tình trạng dàn trải. Các nguồn vốn huy động, nguồn tiền công đức phải được công khai minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý chuyên môn tài chính của huyện; thống nhất giữa Ban Quản lý di tích cơ sở, bộ phận tài chính của xã, đại diện cộng đồng dân cư ở địa phương khi sử dụng; Chủ động xây dựng chính sách miễn giảm thuế đối với tổ chức, cá nhân có công đóng góp cho cụm di tích.

Để bảo tồn, phát huy các giá trị của những di tích này có phần đóng góp quan trọng của những người trông coi, bảo vệ. Tuy vậy, đến nay họ chưa được hưởng bất cứ chế độ nào. Và hiện nay cũng chưa có một quy định chung, thống nhất về việc chi trả chế độ cho người bảo vệ di tích ở cơ sở, tùy vào khả năng tài chính mà mỗi địa phương áp dụng khác nhau nhưng thường lấy từ nguồn công đức hoặc cho người trông coi canh tác ruộng, vườn, chưa nơi nào sử dụng ngân sách để chi trả. Vỳ vậy rất cần có chính sách đãi ngộ, xây dựng tiêu chuẩn, chế độ phụ cấp cho người trục tiếp tham gia quản lým trông coi cụm di tích.

Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo di tích:Trước thực trạnghệ thống DTLSVH đang xuống cấp do sựtác động của thời gian và con người,công tác trùng tu, tôn tạo di tíchlà vấn đề cấp bách của cấp ủy,chính quyềnvà BQL cụm di tích Tiên Lục nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau.Việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên ngành và chính quyền các cấpđảm bảo di tích được bảo tồn bền vững đưa di tích trở thành một sản phẩm thu hút khách du lịch.

Thống kê, phân loại bảo quản di vật, cổ vật trong cụm di tích Tiên LụcCác di tích nằm trong cụm di tích Tiên Lục hiện nay đều có lịch sử khởi dựng từ rất lâu, các cấu kiện, hạng mục trong cụm di tích đều có hiện tượng mối mọt, đặc biệt trên hệ thống cột, kèo, xà… và các di vật, cổ vật được làm bằng gỗ. Vì vậyBan quản lý di tích Tiên Lụccần có kế hoạch thống kê, phân loại di vật, cổ vật nhằm khắc phục kịp thời các hiện tượng trên để kéo dài tuổi thọ cho di tích.

Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý di tích lịch sử văn hóa: Đứng trước thực trạng các di vật cổ vật trong các DTLSVH ở nước ta liên tục bị mất cắp, xâm hại, đánh tráo thì việc nhà quản lý phải đề ra nhiều biện pháp, phù hợp tối ưu nhất để quản lý di vật, cổ vật và dựa trên yếu tố quản trị tin học, công nghệ số hóa là phương pháp rất cần thiết, nhằm lưu trữ lâu dài các giá trị cốt lõi của di tích. 

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, việc đóng góp của toàn thể nhân dân là hết sức quan trọng.UBND xã Tiên Lục cần xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị DTLSVH gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

Phát huy giá trị cụm di tích Tiên Lục gắn với phát triển du lịch bền vững: Cần xây dựng các chương trình du lịch tổng hợp, dài ngày cho các du khách có nhu cầu đi tham quan, tìm hiểu, học tập, nghiên cứu tại cụm di tích Tiên Lục. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan văn hoá, các công ty lữ hành du lịch trong công tác tổ chức các hoạt động văn hoá du lịch tại cụm du tích nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả nhất cụm di tích Tiên Lục.

Trên thực tế cho thấy, mỗi địa phương đều có hệ thống quản lý DTLSVH khác nhau còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà có cách những nội dung quản lý phù hợp với mỗi di tích. Ngoài ra, do xu hướng chung trong thời kỳ công nghiệp 4.0 mà công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cũng bị tác động bởi những yếu tố đó. Trên cơ sở những nội dung đã thực hiện đạt hiệu quả, những nội dung cần khắc phục. Bài viết đã phân tích và đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể cũng như dựa trên đặc thù của cụm di tích nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cụm di tích Tiên Lục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998), Nghị quyết số 03-NQ/TW  "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, HàNội.
  2. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tiên Lục (2006), Lịch sử Đảng bộ xã Tiên Lục, Nxb Công ty Cổ phần In Bắc Giang.
  3. Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang (2015), Cẩm nang Quản lý di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, Công ty cổ phần In Bắc Giang.
  4. Bảo tàng tỉnh Bắc Giang (1989), Hồ sơ xếp hạng cụm di tích Tiên Lục, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Hồ sơ lưu tại Phòng Kiểm kê - Bảo quản, Bảo tàng tỉnh. BG
  5. Quốc hội (2009), Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009(2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.