Sự kiện

Học sinh đi học lại từ tháng 3 là hợp lý

25 Tháng Hai 2020
Ảnh minh họa/internet Ảnh minh họa/internet

 Đã tạo ra được “vành đai” ngăn bệnh hiệu quả

Ông Đặng Tự Ân cho rằng, người mắc Covid-19 thông thường phải có nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Việt Nam làm rất tốt khâu cách ly, khoanh vùng những đối tượng có khả năng mang mầm bệnh về nước. Tất cả 16 ca mắc Covid-19 đều có nguyên nhân, liên quan tới vùng tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).

Hàng ngàn người từ Trung Quốc về Việt Nam, có nguy cơ ủ bệnh đều phải cách ly ở các bệnh viện dã chiến. Sau 14 ngày sống cách ly tại bệnh viện, được xét nghiệm cho kết quả tốt, tất cả đều cho kết quả âm tính với Covid-19. Đặc biệt, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện y khoa chữa khỏi thành công các ca bị nhiễm Covid-19.

Giáo viên đoàn kết, không ngại khó, cùng nhau soạn bài hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Học sinh tự giác, tự học làm theo hướng dẫn của các thày cô trong những ngày nghỉ học không tới trường. Vượt khó đi lên, dám chịu đương đầu, biến cái không may thành cơ hội để ổn định và phát triển, là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt, học sinh và giáo viên Việt Nam.  

Đến thời gian này, phải nói là chúng ta đã tạo ra được “vành đai” ngăn bệnh hiệu quả và chữa được khỏi bệnh cho những ca nguy hiểm mắc dịch Covid-19. Khẳng định điều này, ông Đặng Tự Ân cho biết thêm, những trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu dịch Covid-19 sẽ được xác định chính xác mắc bệnh Covid-19 chỉ trong khoảng 3-4 giờ.

Đây là thành công của y học Việt Nam trong việc chữa sớm và chữa được cho người bệnh Covid-19. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, Covid-15 sẽ kém độc lực trong môi trường với mức trên 24 độ. Thực tế hiện nay các tỉnh Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đang có thời tiết nóng, nhiệt độ bình quân đều trên 30 độ. Tổ chức Y tê thế giới cũng khuyến cáo Việt Nam nên cân nhắc thực tế để cho học sinh đi học trở lại vào thời gian tới.

“Sau nhiều lần tổ chức vệ sinh lớp học, tiến hành các biện pháp phòng dịch cần thiết, toàn trường được phun thuốc tiêu trùng, khử độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đây sẽ là thực tế bảo đảm cho các trường yên tâm với môi trường ít có khả năng nuỗi dưỡng Covid-19.

 

Bên cạnh đó, học sinh THCS, THPT đã trưởng thành biết tự lo cho bản thân và biết cách phải làm như thế nào để tránh dịch bệnh. Học sinh tiểu học, mầm non vốn đã làm quen và học thuộc bài học về vệ sinh thân thể và môi trường lớp học. Thầy và trò sẽ hành động đồng bộ, hiệu quả cùng phòng ngừa, chống được bệnh Covid-19” – ông Đặng Tự Ân cho hay.

Nghỉ học quá dài sẽ gây khó khăn lớn

Ông Đặng Tự Ân cũng cho biết: Kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT được thiết kế chi tiết cho từng tuần; trong đó có những tuần trống nhằm giúp các địa phương chủ động lên kế hoạch thời gian năm học.

Mặt khác, tuy nhiều trường trong thời gian nghỉ học chống dịch, vẫn duy trì hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, nhưng vẫn phải học bù khi học sinh toàn quốc trở lại trường. Nếu tiếp tục cho học sinh nghỉ học tiếp tháng 3 sẽ phải tổ chức học trong hè. Điều này là rất khó khăn bởi thầy trò phải dạy học trong nắng nóng khắc nghiệt.

 

“Nghỉ học ít ngày thì còn có thể điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Một khi nghỉ học dài ngày, vài ba tháng, thì chắc chắc phải làm lại kế hoạch giáo dục mới. Nếu điều này xảy ra sẽ gây khó khăn rất lớn vì Giáo dục gắn liền với xã hội và cả chính trị, kinh tế” – ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh thêm.

Dịch Covid-19 đã là dịch toàn cầu, chúng ta sẽ không chủ quan vì diễn biến của nó rất khó lường, nhất là nó liên qua trực tiếp tới sức khỏe con người, tới sinh mạng của hàng triệu trẻ em. Nhưng chúng ta cũng phải có niềm tin, tin vào sức mạnh của cả cộng đồng để chiến thắng được mối nguy hiểm chết người của dịch Covid-19.

Cho biết điều này, ông Đặng Tự Ân cho rằng, không lo sợ và ngồi yên mà cần phải suy nghĩ, hành động tích cực để có thể cho học sinh cả nước trở lại trường đi học vào đầu tháng 3. Hãy làm mọi biện pháp phát hiện, phòng ngừa, cách ly triệt để nếu có học sinh mắc bệnh và cứu chữa tận tâm, khoa học những ca mắc Covid-19. Khi ấy chúng ta vẫn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019-2020.

Những bài học quý

Những trải nghiệm mà giáo viên và học sinh có được trong dịch Covid-19, theo ông Đặng Tự Ân là cực kỳ quý báu và sống động giúp cho các nhà trường khai thác, xây dựng nội dung các chủ đề, bài giảng giáo dục học sinh, cụ thể về các giá trị sống, kĩ năng sống và kiến thức khoa học về dịch bệnh.

Chủ đề về các giá trị sống trong mùa dịch, ông Đặng Tự Ân gợi ý: Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo chống dịch và đặt quyết tâm thắng dịch, mặc dù có thể tổn thất về kinh tế. Sức khỏe và mạng sống con người là trên hết. Toàn dân tham gia chống dịch như chống giặc. Người dân sẵn sàng vào bệnh viện dã chiến, sống cách ly xã hội 14 ngày với số lượng hàng ngàn người nghi lây

“Nghỉ học ít ngày thì còn có thể điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Một khi nghỉ học dài ngày, vài ba tháng, thì chắc chắc phải làm lại kế hoạch giáo dục mới. Nếu điều này xảy ra sẽ gây khó khăn rất lớn vì Giáo dục gắn liền với xã hội và cả chính trị, kinh tế”
 Ông Đặng Tự Ân 

nhiễm.

Hàng ngàn bác sĩ, y tá bị nhiễm bệnh, có người đã tử vong, nhưng vẫn miệt mài ngày đêm giành lại cuộc sống cho người bệnh. Những phi công dũng cảm tình nguyện chở hàng hóa viện trợ cho người dân đang sống trong vùng tâm dịch. Tình cảm quốc tế cao cả, không kỳ thị, “tránh vi rút nhưng không tránh người bệnh”.

Giáo viên đoàn kết, không ngại khó, cùng nhau soạn bài hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Học sinh tự giác, tự học làm theo hướng dẫn của các thày cô trong những ngày nghỉ học không tới trường. Vượt khó đi lên, dám chịu đương đầu, biến cái không may thành cơ hội để ổn định và phát triển, là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt, học sinh và giáo viên Việt Nam.

Với các kỹ năng sống, ông Đặng Tự Ân cho rằng, có thể thực hiện chủ đề tổng kết đánh giá, phản biện các kỹ năng sống, các kỹ năng mềm mà giáo viên, học sinh đã từng được trải qua khi chống dịch Covid-19; Phòng chống dịch kết hợp với phụ giúp gia đình và duy trì học tập; Kỹ thuật rửa tay, giữ gìn môi trường lớp học theo quy định của y tế cộng đồng và kiến thức khoa học. Những kỹ năng đã học, được tiếp tục củng cố và nâng lên qua trải nghiệm, như phương pháp tự học, học nhóm, học hợp tác và học qua môi trường CNTT.

Dịp này, giáo viên cũng có thể cung cấp các kiến thức khoa học dịch bệnh như: Virus và cơ chế lây bệnh qua virus; vắc xin và phòng dịch; so sánh các đại dịch trên thế giới như: cúm mùa Mỹ, Sars, H1N1, Ebola, Mers; thảo luận và ghi nhớ về “Cẩm nang hỏi-đáp thông tin về dịch Covid-19”…

Hải Bình (ghi)

Nguồn https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/hoc-sinh-di-hoc-lai-tu-thang-3-la-hop-ly-4067056-v.html