Nội san

VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHÙA THẠT LUỔNG VÀO DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SA LA KHĂM - LÀO

14 Tháng Giêng 2021

                                                                                     Souksakhone Phoutthavilai  [*]    

Lào được mệnh danh là đất nước Triệu Voi vốn có truyền thống tạo hình mang đậm màu sắc  dân tộc. Nghệ thuật điêu khắc có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của dân tộc. Những nghệ thuật tạo hình trước đây phần lớn là sáng tác về tranh Phật Giáo vì Phật Giáo đã ăn sâu sắc vào tiềm thức của mỗi người dân Lào. Các nghệ nhân Lào từ xưa đến nay biết áp dụng kỹ thuật kết hợp nghệ thuật hoa văn để tạo nên những tác phẩm đẹp tuyệt mà ngày nay ta thấy trong xây dựng, kiến trúc chùa những nơi tôn nghiêm… Lào có nhiều thành phố với những quần thể kiến trúc chùa chiền cổ như: Luổng Pha Bang và Thủ đô Viêng Chăn. Đặc điểm nhẹ nhàng, mềm mại thể hiện tấm lòng, lịch sự, dịu dàng của dân tộc Lào. 

1. Họa tiết trang trí của chùa Thạt Luổng - Lào 

Nghiên cứu về họa tiết trên điêu khắc chùa Thạt Luổng có một vai trò quan trọng nhất đó là kiến trúc trung tâm và là một trong những Thạt Phật lớn nhất ở Lào. Là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, kiến trúc ngôi chùa Thạt Luổng mang phong cách văn hóa, bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào. Qua quá trình nghiên cứu, thực hành, tác giả rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân về vận dụng họa tiết trang trí của chùa Thạt Luổng vào dạy học môn trang trí mỹ thuật. Nghệ thuật trang trí thực dụng luôn luôn bị chi phối bởi thị hiếu thẩm mỹ của từng giai cấp trong xã hội. Nó phản ánh ý thức trình độ xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên ở đây không nên hiểu một cách máy móc và cứng nhắc về mặt thẩm mỹ.

Trang trí là một cách đơn giản có thể hiểu trang tri là một nghệ thuật sử dụng đường nét, hình mảng, màu sắc xây dựng một công việc cụ thể nhằm tô điểm, làm đẹp thêm cho sự vật, phục vụ và đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ trong cuộc sống của con người. Người ta thường coi trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người cảm nhận cái đẹp.Nhưng hiểu về trang trí như thế nào cho đúng là điều cần thiết cho mọi người để sử dụng sao cho phù hợp và đẹp.

Trải qua bao thế kỉ, xã hội con người ngày càng phát triển thì các hình thức trang trí cũng phát triển theo ngày càng đa dạng và phong phú. Ngày nay chúng ta thấy nghệ thuật trang trí gắn liền với đời sống con người, là một phần không thể tách rời cuộc sống của con người, từ những công trình kiến trúc to lớn đồ sộ cho đến các vật dụng nhỏ bé như: cái ô, quần áo, cái khăn…Tất cả đều được trang trí với những hình thể màu sắc phù hợp làm cho đẹp.

Ngoài ra, trang trí cũng là bộ môn cơ bản trong việc học tập nghệ thuật tạo hình cung cấp cho học sinh những kiến trúc cơ bản và kỹ năng thực hành thích ứng để vận dụng vào học tập sáng tạo nghệ thuật.

2. Các hình thức tổ chức, bồi dưỡng khả năng nhận thức về họa tiết trang trí của chùa cho học sinh Trường Trung học phổ thông SaLaKham - Lào

2.1. Trang trí với chất liệu  

                 Trang trí được coi là tiết học sáng tạo, tưởng tượng phòng phú, khả năng sáng tạo, độc đáo của các em thể hiện những biểu tượng, hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng tạo nên bằng các chất liệu khác nhau như: các loại màu, giấy lộn, keo dán…. Mục đích giúp các em phát huy hết, các sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Nội dung của bộ môn trang trí này thể hiện sự liên kết các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh,giúp các em đã thể hiện trên các tiết trang trí họa tiết hình thức tổ chức này là hình thành và phát triển ở các em khả năng hoạt độc lập sáng tạo và tưởng tượng. Nội dung của loại tiết học này là thể hiện sự lien kết các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh, giúp các em đã thể hiện trên trên các tiết trang trí họa tiết.

          Ảnh 1: Tác phẩm trang trí với chất liệu các màu của học sinh

Ảnh 2 : Một số tác phẩm trang trí với chất liệu giấy lộn, keo, các màu để sáng tác điêu khắc tạo hình con vật của học sinh

Với tiết trang trí này tôi đã đưa bài học: “làm sản phẩm tự do với các chất liệu khác nhau” với mục đích để học sinh có thể tự do chọn chất liệu phù hợp. Ví dụ các em sử dụng các chất liệu như: giấy nặn, các loại màu, giấy lộn, keo dán để điêu khắc hoặc vẽ theo ý tưởng trong một bài trang trí họa tiết của chùa Thạt Luổng bằng cách quan sát hình ảnh hoặc đi tham quan các họa tiết tại chùa.

2.2.     Trang trí theo mẫu, tập tạo hình

Tiết học theo mẫu, trang trí tạo hình là học sinh phát huy hết sức sang tạo, tái hiện một cách tương đối chính xác hình ảnh của đối tượng miêu tả. Trên các tiết học này người ta cung cấp kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả để giúp học sinh hình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tượng ban đầu một cách sâu sắc.

Với loại tiết học này để nâng cao nhận thức cho học sinh, nên cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế tại chùa Thạt Luổng. Đây là hình thức hệ thống tri giác một cách trực tiếp, quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho học sinh những họa tiết, hoa văn một cách cụ thể thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện phát triển ở các em khả năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ thị giác. Khi các em đã có những ấn tượng, hình ảnh về đối tượng mình định miêu tả thì quá trình cho các em thể hiện những hình ảnh sẽ tốt hơn. Trong các tiết mẫu sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hình ảnh miêu tả chủ yếu của các loại tiết này là những vật đơn lẻ có cấu trúc tương đối đơn giản vì vậy để tạo ra các sản phẩm riêng của mình, học sinh áp dụng các hoa văn họa tiết quan sát được để từ đó áp dụng vào trang trí các sản phẩm của mình. Mục đích là tập cho các em quan sát, cung cấp thêm những hiểu biết, tăng khả năng sáng tạo.

Ảnh 3: Hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh

 

 

 

 

2.3. Trang trí theo ý thích

                 Đây là tiết học mang tính chất ôn luyện, các em sử dụng các biểu tượng, hoạ tiết và hiểu biết của mình đã tích luỹ được trong trí nhớ để tái tạo, sáng tạo hình ảnh theo ý thích của bản thân.

                 Mục đích của tiết học này là phát triển trí nhớ, tăng tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng hoạt động tích cực độc lập. Trước mỗi loại tiết học này tác giả thường tìm hiểu trước đề tài hoặc cố gắng tổ chức cho học sinh có khoảng thời gian nhất định để quan sát trực tiếp sự vật (nếu không thể ra ngoài quan sát thực tế), học sinh có cơ hội được quan sát sẽ kích thích khả năng sáng tạo, các em sẽ có hứng thú để học tập tốt hơn.

Kết luận

Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung giáo viên và học sinh, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển. Giáo viên có nhiệm vụ và vai trò định hướng, tổ chức, thực hiện việc truyền thụ tri thức, kỹ năng cho học sinh. Ngược lại, học sinh có nhiệm vụ tiếp thu một cách có ý thức độc lập và sáng tạo hệ thống những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành năng lực và thái độ đúng đắn. Giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, người nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, nắm vững quy luật tâm lý nhận thực hành và năng lực học tập của học sinh để hướng dẫn họ học tập có kết quá.

Mỹ thuật là một trong những môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào. Môn mỹ thuật ở trường Trung học Phổ thông Sa La Khăm ở thủ đô Viêng Chăn sẽ giúp cho học sinh cả cấp hai và ba hiểu biết về cái đẹp, giá trị của nghệ thuật cao hơn. Trang bị với sách giáo khoa của Bô Giáo dục đặt ra các kỹ năng cần thiết thông qua các phân môn chuyên ngành: Hình họa, Trang trí, Điêu khắc, Bố cục, Lịch sử mỹ thuât v.v. Đó là những kiến thức bước đầu, cơ bản nhất của mỹ thuật. Việc áp dụng nghệ thuật điêu khắc trong chùa Thạt Luổng (Phạ Thạt Luổng hay Thạt lớn)  vào dạy môn trang trí mỹ thuật ở Trường trung học cơ sở, thực nghiệm là một bước tiến quan trọng cho phát triển tư duy nghệ thuật và hiểu biết trong cảm thụ nghệ thuật cho học sinh và với công chúng yêu các nghệ thuật nước nhà, điêu khắc và màu sắc trong chùa  Thạt Luổng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Boun leung VEUN VI LA VONG (1979), Sách các tác phẩm họa tiết của họa sĩ Lào, Nxb Bộ Văn hóa, Viêng chăn.
  2. Boun mi THEP SI MEUANG (2004), Lịch sử Dân tộc Lào, Nxb Bộ Văn hóa, Viêng chăn.
  3. Ma Ha Si La VI LA VONG (1973), Lịch sử Thạt Thạt Luổng, Nxb Viêng Chăn.
  4. ĐOÀN THỊ GNA (2018), Ứng dụng họa tiết trang trí của điêu khắc chăm trong dạy học môn trang trí. Ngành sư phạm mỹ thuật, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Nghệ Thuật TW.
  5. Boun leung VEUN VI LA VONG (1989), Sách các tác phẩm họa tiết của họa sĩ Lào số I ,Nxb Công ty sản phẩm Văn hóa, Viêng chăn.
  6. Boun leung VEUN VI LA VONG (2001), Sách tập hợp các thành tích Nghệ thuật họa tiết của họa sĩ Lào số II ,Nxb Công ty sản phẩm Văn hóa, Viêng chăn.
  7. MANAXAY CHOULAMANY (2018), Nghệ thuật kiến trực và điêu khắc chùa SISAKET Ứng dụng trong dạy học môn lịch sử mỹ thuật ở Trường CĐSP Nghệ Thuật Lào, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Nghệ Thuật TW.
  8. VIPHAKONE SOUKPATHOUMVANH (2018), Hình tượng con người trong chạm khắc Chùa XIÊNG THOONG vận dụng vào dạy môn trang trí  tại Trường mỹ thuật Quốc gia Lào, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Nghệ Thuật TW.
  9. KHONGKEO PHOUTTHAVONG (2012), Nghệ thuật họa tiết thời đại, Luận văn tốt nghiệp, Trường ĐH Mỹ Thuật Quốc gia Lào.
  10.  ANOULOM SOUVANHDUAN (2017), Sách tập trung công lao to lớn của nghệ sĩ xuất sắc về việc sáng tác và thiết kế mỹ thuật.
  11. Sách PHALAK PHALAM (1971), Văn chương – Nghệ thuật họa tiết Lào của Bộ Giáo dục quyển I-II, Nxb Thư viện Quốc gia Lào.
  12. KHAMSOUK KEOVONGSAY (2014), Chùa chiền Viêng Chăn, Mô hình khiếu thẩm mĩ và sự việc biểu tượng, luận văn học vị Triết luận hàn lâm, Trường ĐH KHON KAEN Thái Lan.
  13. PHONEMANY KEOMANY (2010), Nghệ thuật đường nét trang trí mỹ thuật trong chùa Thạt Luổng, Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Lào.
  14. VANNASITH VONGPADITH (2011), Hoa văn kiến trúc chùa Lào và tín ngưỡng theo khiếu thẩm mỹ, Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Lào.

Website:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thạt_luong
  2.  http://circlegroup.vn/nghe-thuat-kien-truc-phat-giao-lao/
  3. 17.  https://th.wikipedia.org/wiki/พระธาตุหลวง

------------------------------------------------------

   [*] Lớp Cao học K6 - Chuyên ngành LL&PP dạy học

 Bộ môn Mĩ thuật