Nghiên cứu lý luận

DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HỢP ĐỒNG PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

31 Tháng Ba 2021

 

TS. Lương Thị Thanh Hải

                   Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Tóm tắt

Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học theo hợp đồng là phương pháp có nhiều ưu điểm, lợi thế. Phương pháp dạy học này giúp sinh viên tránh được tình trạng học tập thụ động, đồng thời cho phép các em chủ động lựa chọn tiến trình, thời gian thực hiện các nhiệm vụ học tập theo năng lực. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về việc lựa chọn và thiết kế mẫu giáo án dạy học học phần Tâm lý học tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW theo phương pháp dạy học hợp đồng, qua đó góp nâng cao phần nâng cao kết quả học tập bộ môn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Từ khóa: phương pháp dạy học theo hợp đồng, vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng, tâm lý học.

Contractual teaching Method, General Psychology Chapte

Abstract 

Out of active teaching methods, contractual teaching is a method with many strengths and advantages. This teaching method helps students avoid passive learning and allows them to actively choose the process and time to perform tasks according to their ability. The paper presents the research findings about the selection and design of a sample contractual teaching method in teaching Psychology at National University of Arts Education, thereby contributing to improving academic results of the  subject and satisfying the training goals of the University. 

Keywords: Contractual teaching method, application of the contractual teaching method, psychology.

1. Đặt vấn đề

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ – TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của sinh viên; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để sinh viên tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa và nghiên cứu khoa học”. Để đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục, phát huy tối đa tiềm năng cũng như phân loại được sinh viên, việc áp các phương pháp dạy học tích cực là cần thiết. Dạy - học theo hợp đồng là một trong phương pháp dạy học cho phép sinh viên làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định với sự chủ động, độc lập trong việc quyết định chọn nhiệm vụ (tự chọn), quyết định thời gian cho mỗi nhiệm vụ cũng như cho phép đặt sinh viên vào vị trí “người phát minh”. Tại các trường sư phạm, Tâm lý học là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên việc dạy học môn học này chưa đạt hiệu quả cao.Vì vậy, nếu vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng sẽ giúp sinh viên phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm dạy - học theo hợp đồng

Thuật ngữ tiếng Anh “Contract work” hay “Contract learning” được hiểu là làm việc theo hợp đồng hay phương pháp học theo hợp đồng, nhấn mạnh vai trò của sinh viên với tư cách là chủ thể của hoạt động học [5, tr 26].

Theo tác giả Nguyễn Lăng Bình và các cộng sự (2010) dạy và học theo hợp đồng là phương pháp dạy học mang tính cá thể hóa, trong đó sinh viên được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các bài tập/ nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Sinh viên chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/ bài tập đó theo khả năng của mình [1, tr 100]. Phương pháp dạy học này khuyến khích sinh viên phát triển tối đa năng lực học tập, tự kiểm soát và đánh giá kết quả học tập của mình, qua đó giảng viên có thể phân hóa được trình độ của sinh viên.

2.2. Quy trình thực hiện phương pháp dạy – học theo hợp đồng

            Phương pháp dạy – học theo hợp đồng được thực hiện theo một quy trình với các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn nội dung và thời gian phù hợp

            Việc xác định nội dung của môn học có thể tổ chức dạy – học theo hợp đồng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới mức độ thành công của phương pháp. Với đặc trưng là sinh viên được tự quyết định thứ tự thực hiện các gói học tập, bởi vậy, phương pháp này phù hợp với các bài ôn tập, luyện tập hoặc bài học kiến thức mới mà không bắt buộc phải tuân theo thứ tự thực hiện các nhiệm vụ. Từ việc lựa chọn nội dung, giảng viên sẽ quyết định số lượng các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn cần thiết kế, trong đó, nhiệm vụ bắt buộc được xây dựng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của bài học, nhiệm vụ tự chọn cần đảm bảo tính chất củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế. Tùy theo thời lượng cho mỗi nội dung mà sinh viên có thể thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc trên lớp, nhiệm vụ tự chọn các em có thể tự hoàn thành ở nhà.

            Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học

- Hoạt động 1 - Xác định mục tiêu bài học:

Việc xác định mục tiêu của bài học cần dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo hướng chú trọng hình thành các năng lực chung (năng lực làm việc theo nhóm, năng lực hợp tác…) và năng lực riêng (năng lực tự học, năng lực tự đánh giá, năng lực sáng tạo…) tương ứng ở sinh viên sau mỗi tiết học.

- Hoạt động 2 - Xác định phương pháp dạy học:

Nhằm tăng cường hiệu quả và  tính tích cực của sinh viên, phương pháp dạy – học theo hợp đồng cần được sử dụng phối hợp với các phương pháp/ kỹ thuật khác như học tập hợp tác, giải quyết vấn đề…

- Hoạt động 3 – Thiết kế văn bản hợp đồng và thiết kế các dạng bài tập/ nhiệm vụ:

            Thiết kế văn bản hợp đồng: Các văn bản hợp đồng cần được chuẩn bị chi tiết, cụ thể để sinh viên có thể đọc, hiểu và thực thi các nhiệm vụ một cách độc lập. Các nhiệm vụ bắt buộc được thiết kế dựa trên những nội dung có sẵn trong tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa và kèm theo các chỉ dẫn tài liệu rõ ràng, phong phú. Các nhiệm vụ tự chọn được thiết kế có thể là bài tập mang tính củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc câu đố, trò chơi.. có liên quan đến nội dung bài học. Kèm theo hợp đồng là các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau, phù hợp với trình độ của sinh viên.

            Ngoài ra, giảng viên có thể thiết kế các dạng bài tập/ nhiệm vụ; thiết kế các nhiệm vụ bắt buộc/ nhiệm vụ tự chọn, thiết kế các bài tập/ nhiệm vụ có tính chất giải trí; thiết kế bài tập/ nhiệm vụ mở và nhiệm vụ đóng; thiết kế nhiệm vụ/ bài tập cá nhân kết hợp với nhiệm vụ/ bài tập hợp tác theo nhóm; thiết kế các nhiệm vụ/ bài tập độc lập và nhiệm vụ/ bài tập được hướng dẫn với mức độ hỗ trợ khác nhau.

Bước 3 -  Thiết kế các hoạt động dạy học

Các hoạt động của giảng viên và sinh viên khi thực hiện kế hoạch bài học bao gồm:

            Hoạt động 1 – Ký hợp đồng: Ở hoạt động này, giảng viên nêu mục tiêu bài học, giới thiệu hợp đồng và các nhiệm vụ trong hợp đồng, trao cho sinh viên hợp đồng chung đã có chữ kí của mình, hướng dẫn cách thực hiện các nhiệm vụ và tổ chức cho sinh viên ký hợp đồng. Sinh viên có nhiệm vụ lắng nghe, nghiên cứu nội dung của bản hợp đồng một cách kỹ lưỡng, trao đổi những vấn đề chưa rõ về nội dung, cách thức tiến hành và ký hợp đồng, đánh dấu các nhiệm vụ tự chọn.

            Hoạt động 2 - Thực hiện hợp đồng

            Hoạt động này được bắt đầu bằng việc giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện hợp đồng, giới thiệu các phiếu hỗ trợ; sinh viên thực hiện nhiệm vụ theo các thứ tự phù hợp với trình độ, nhịp độ học tập của mỗi cá nhân; giảng viên theo dõi và hỗ trợ; sinh viên có thể chủ động chọn mức độ hỗ trợ từ phiếu hỗ trợ.

            Hoạt động 3 – Nghiệm thu hợp đồng

            Trước khi kết thúc các nhiệm vụ theo thời gian quy định, giảng viên thông báo cho sinh viên một khoảng thời gian nhất định ở trên lớp để các em nhanh chóng hoàn thành hợp đồng của mình. Nếu nhiệm vụ giao cho sinh viên hoàn thành ở nhà, giảng viên dành cho sinh viên thời gian để kiểm tra lại và chuẩn bị nghiệm thu hợp đồng tại lớp học. Giảng viên có thể yêu cầu sinh viên tự đánh giá trên cơ sở đáp án của giảng viên. Sinh viên có thể trao đổi hợp đồng và kết quả thực hiện để đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên đánh giá phải ghi tên vào hợp đồng của người được đánh giá để giảng viên có thể kiểm tra và đưa thông tin phản hồi.

            Bước 4 – Củng cố và đánh giá

            Trên cơ sở đánh giá cá nhân, giảng viên có thể nhận xét, đánh giá riêng về từng cá nhân và kết quả thực hiện hợp đồng. Giảng viên có thể phát hiện mức độ khó/ trung bình/ dễ cũng như các nguyên nhân cản trở sinh viên không thể hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ để điều chỉnh cho phù hợp.

            Việc nghiệm thu hợp đồng có thể diễn ra tại lớp và giảng viên đưa ra nhận xét của mình về kết quả thực hiện hợp đồng của sinh viên, tuyên dương khen ngợi những em hoàn thành hợp đồng đúng hạn, hiệu quả.

2.3. Áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng môn Tâm lý học tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Trong quá trình dạy học môn Tâm lý học tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, giảng viên có thể sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng để dạy nội dung bài mới hoặc hướng dẫn sinh viên ôn tập, củng cố kiến thức. Trong phạm vi bài viết, tác giả minh họa bước 2 quy trình dạy học theo hợp đồng trong bài học lĩnh hội kiến thức mới - nội dung “Nhận thức lý tính - Tưởng Tượng – Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng”; bước 1, bước 3 và bước 4 thực hiện như quy trình chung.

Bước 2 - Thiết kế kế hoạch bài học

- Hoạt động 1- Xác định mục tiêu bài học: Sinh viên trình bày được các cách tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. Bước đầu vận dụng các kiến thức về các cách sáng tạo trong tưởng tượng để xây dựng các hình ảnh mới. Sinh viên hứng thú học tập, có ý thức tìm hiểu, vận dụng các cách sáng tạo trong tưởng tượng vào hoạt động giảng dạy sau này, qua đó phát triển kỹ năng tự học, kỹ năng hợp tác, kỹ năng sáng tạo.

- Hoạt động 2 - Xác định phương pháp dạy học: phương pháp dạy học theo hợp đồng kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp graph.

- Hoạt động 3 – Thiết kế văn bản hợp đồng và thiết kế các dạng bài tập/ nhiệm vụ:

Thời gian: 50 phút (Sinh viên đã được ký hợp đồng và giao nhiệm vụ từ cuối tiết học trước). Sinh viên tự quyết định thời gian thực hiện mỗi nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn bằng cách điền vào bản hợp đồng.

 

HỢP ĐỒNG

BÀI: NHẬN THỨC LÝ TÍNH – TƯỞNG TƯỢNG

 

Sinh viên:                                                                  Lớp: TC 1140001.19.04

Thời gian:                                                                                                                 

 

 

r

 

 

4

Nhiệm vụ + Tài liệu
 

 

<

=

 

J

KL

 

 

 

¸

 

†

†

 

Đáp án

 



 

i

P

Nhiệm vụ

Tài liệu

 

Ñ

 

^

 

‚

NHIỆM VỤ BẮT BUỘC

 

 

 

NHIỆM VỤ 1:

Vẽ graph tri thức

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ 2:

Trả lời câu hỏi

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ 3:

Quan sát và làm bài tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ TỰ CHỌN (Lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ)

 

 

 

NHIỆM VỤ 4:

Bài tập vận dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ 5:

Trả lời câu hỏi vận dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             

Tôi cam kết thực hiện đúng hợp đồng!

     Sinh viên                     Giảng viên       

PHIẾU HỌC TẬP

Nhiệm vụ 1: Sinh viên đọc giáo trình, tài liệu và kết hợp với những kiến thức đã biết và vẽ graph tri thức các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng

Nhiệm vụ 2: Sinh viên đọc giáo trình, tài liệu và kết hợp với những kiến thức đã biết, hãy so sáng sự giống và khác nhau giữa phương pháp nhấn mạnh và điển hình hóa, giữa phương pháp chắp ghép và liên hợp. Mỗi cách sáng tạo hình ảnh mới, lấy một VD minh họa.

Nhiệm vụ 3: Hãy cho biết các bức tranh sau đã được tạo ra theo phương pháp nào của tưởng tượng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4 (Thảo luận nhóm): Dựa trên những tri thức về cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng, hãy hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1. Quốc ca – với tư cách là bài hát chính thức của một nước, được sử dụng trong các nghi lễ trọng thể. Em hãy cho biết, khi sáng tác quốc ca, các nhạc sỹ đã sử dụng phương pháp nào của tưởng tượng:

a. Điển hình hóa.                                                     c. Liên hợp

b. Chắp ghépd. Mô phỏng

Câu 2: Hình tượng “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã được dân gian tạo ra theo phương pháp nào của tưởng tượng:

a. Điển hình hóa.c. Liên hợp

b. Tăng kích thước, số lượngd. Nhấn mạnh

Câu 3: Sân vận động Tổ chim (Sân vận động quốc gia Bắc Kinh) – nơi đã tổ chức thành công Thế vận hội mùa hè 2008 là sản phẩm được tạo ra theo phương pháp nào trong tưởng tượng:

a. Điển hình hóa.c. Liên hợp

b. Tăng kích thước, số lượngd. Loại suy

Câu 4: Thành ngữ có câu “Râu ông nọ, cắm cằm bà kia”, em hãy cho biết câu thành ngữ này được tạo ra theo phương pháp nào của tưởng tượng:

a. Chắp ghépc. Liên hợp

b. Nhấn mạnhd. Loại suy

Câu 5: Trong bài hát “Em trong mắt tôi”, nhạc sỹ Nguyễn Đức Cường đã viết Em đẹp không cần son phấn, xinh thật xinh, thật xinh, rất hiền. Không quần jeans, giầy cao gót, em chọn riêng mình em áo dài, duyên dáng. Giống như hoa kia bên thềm, ngát hương không khoe sắc màu, ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng…”. Để sáng tác bài hát này, tác giả đã sử dụng phương pháp nào của tưởng tượng:

a. Chắp ghépc. Liên hợp

b. Nhấn mạnhd. Loại suy

Câu 6: Bạn hiểu gì về công việc của một DJ (Dics Jockey)?(DJ có nhiệm vụ “pha trộn” âm thanh theo phong cách riêng của mình để làm cho không gian trở nên sôi động, cuồng nhiệt hơn) .Theo bạn, để có một bản mix tốt, DJ sẽ phải sử dụng phương pháp nào của tưởng tượng:

a. Chắp ghépc. Liên hợp

b. Nhấn mạnhd. Loại suy

Nhiệm vụ 5 (Thảo luận nhóm)Hãy sáng tác một đoạn nhạc, trong đó có sử dụng một trong các cách sáng tạo của tưởng tượng, rồi chỉ rõ cách sáng tạo mà nhóm sử dụng và thể hiện sản phẩm của nhóm bằng nhạc cụ

 

3. Kết luận

            Lựa chọn và thiết kế phương pháp dạy học phù hợp với nội dung môn học, phát huy được năng lực của người học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học ở bậc đại học. Việc nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế, áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học môn Tâm lý học cho sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập bộ môn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường

 

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

2. Nguyễn Thị Thúy Hà (10/2017), Dạy học theo hợp đồng gắn với trải nghiệm trong giảng dạy Hóa học ở Trường Trung học Cơ sở, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt (kì 1), tr 84 – 88.

3. Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Thảo (10/2017), Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng phần Sinh học Vi sinh học – Sinh học lớp 10, Tạp chí Giáo dục, (416, kì 2), tr 45 – 49.

4. Lê Thị Thu Hương (8/2010), Một số quan niệm về dạy học phân hóa, Tạp chí Giáo dục, (244, kì 2).

5. Nguyễn Tuyết Nga, Leen Pil (2011), Modun Phương pháp học theo hợp đồng, Tài liệu tập huấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.