Tin tức

GIÁ TRỊ TẠO HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT THÊU TAY TRÊN LỤA TRUYỀN THỐNG VẠN PHÚC VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY THIẾT KẾ THỜI TRANG

19 Tháng Tám 2021

Nguyễn Thị Hoa                                                                      

Học viên K7-Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật

 

Khái quát về làng nghề Quất Động và làng lụa Vạn Phúc

Từ trước cách mạng tháng 8 đến nay, nghề thêu làng Quất Động đã cũng đã trải qua rất nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử. Nghề thêu từng bước hoàn thiện và phát triển thu nhập của thợ thêu ổn định. Tuy nhiên các nghệ nhân và những người thợ của làng vẫn luôn kiên trì để không bị thất truyền những kỹ thuật thêu tay tinh xảo, bảo tồn được nét đẹp thủ công thẩm mỹ và giá trị văn hóa của làng. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam không ai biết được nghề thêu hình thành từ khi nào? Ai là người đầu tiên khởi sướng lên công việc may vá, thêu thùa thành một ngành nghề thêu nghệ thuật. Nghề thêu Việt Nam chính thức được phổ biến rộng dãi đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới vào đầu thế kỷ XVII. Lúc bấy giờ nghệ nhân Lê Công Hành, (1606-1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) là người phổ biến rộng dãi một nghệ thuật thêu mang đậm nét nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm thêu được thểu hiện qua nhiều chất liệu đặc biệt là trên nền vải lụa Vạn Phúc càng tăng thêm giá trị về thẩm mĩ và chất lượng.

Lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Làng Lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thanh phố Hà Nội. Hoa văn trên lụa Vạn Phúc rất đặc sắc và riêng biệt từng được chọn may trang phục cho Vua Chúa và các quan triều thần. Là một trong những cống phẩm cao cấp dành cho vua chúa. Vạn Phúc sản suất được nhiều loại gấm, the, vóc, vân, lĩnh…như gấm tam thể, ngũ thể, thất thể lung linh biển đổi màu sắc. Các sản phẩm từ các trang phục thường ngày đến quốc phục đều rất phong phú cho cả nam lẫn nữ. Ngày nay sử dụng các phần mềm đồ hoạ vẽ trên máy đã giúp các nghệ nhân dễ dàng hơn trong thiết kế hoạ tiết. Ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp các nghệ nhân tạo ra những tấm lụa có màu sắc, hoạ tiết vô cùng phong phú, đa dạng hơn. Giúp cho Lụa Vạn Phúc ngày càng phát triển, vươn xa không chỉ ở trong nước mà còn được ưa chuộng với những thực khách nước ngoài.

Nghệ thuật thêu tay truyền thống

            Một sản phẩm thêu được tạo ra qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, người thợ cần in mẫu thêu lên vải để có thể thêu. Các bước để in can lên mẫu vải:

Bước 1: Vẽ hình mẫu thêu lên nền giấy trắng

            Bước 2: Căn lại hình mẫu từ nên giấy trắng lên nền giấy bóng

            Bước 3- Làm mực in

            Bước 4- Làm bút

            Bước 5- In mẫu.

            Bước 6: Thêu

            Trong quá trình tiến hành thêu người thợ bắt đầu thêu sau khi đã in được mẫu lên vải, có 9 cách thêu cơ bản: thêu nối đầu, thêu sa hạt, thêu chăng chặn, thêu bó, thêu bạt, thêu lướt, thêu vờn, thêu đâm xô kuyện màu, thêu khoán vảy.

                                                    

            Hoạ tiết hoa lá được sử dụng trang trí trên phần ngực của trang phục

            Nguồn: Tác giả chụp tại HITI& ZANG số 9A Hàng Lược, Hà nội. Ngày 6/10/2020  

  Nghệ thuật thêu tay được ứng dụng trên trang phục rất tinh tế và khéo léo. Sử dụng hoạ tiết hoa lá, chim uông, phong cảnh hay hoạ tiết rồng phượng… tuỳ vào từng trang phục mà thiết kế hoạ tiết phù hợp. Màu sắc hoạ tiết luôn tươi sáng bắt mắt do đó việc lụa chọn chỉ thêu là công đoạn hết sức tỉ mỉ. Qua tìm hiểu, hiện nay, các sản phẩm được làm ra từ nghề thêu rất đa dạng và phong phú. Trở thành một sản phẩm thương mại, không chỉ dùng trong thêu tranh, ảnh trang phục mà còn được phát triển rộng dãi làm trang trí trong thiết kế nội thất, phụ kiện thời trang có nhiều hoạ tiết bắt mắt hợp với thị hiếu người dùng. Vẻ đẹp cổ điển pha lẫn hiện đại của các họa tiết thêu tinh tế và tỉ mỉ mang sắc thái trẻ trung sẽ đem đến cho các quý cô nét quý phái, sang trọng và thanh lịch.

                                      

                                                  Nhóm thợ thêu tay

  Cơ sở tranh thêu mỹ nghệ cao cao cấp Hoàng Thị Khương Xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Nguồn ảnh : Gia Huy

Để thêu được một tác phẩm thêu phải trải qua nhiều công đoạn, từ chọn khung thêu, vải nền thêu, in hoạ tiết thêu, đến chọn chỉ thêu thật cẩn thận và tỷ mỉ. Trong thiết kế trang phục Dạ Hội đối tượng sử dụng trang phục đó cũng rất cần được tôn vinh, kiểu dáng sang trọng, hoạ tiết bắt mắt nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của phái đẹp. Thiết kế trang phục có thể lấy ý tưởng theo chủ đề, tuỳ vào địa điểm, môi trường, yêu cầu của khách hàng ví dụ: chủ đề lấy ý tưởng từ Chim Công làm hoạ tiết trang trí cho trang phục Dạ Hội.  Ở hoạ tiết Chim Công  ta có thể cách điệu thêu trên trang phục, Chim Công có phần cánh và phần đuôi rất đẹp do đó ta có thể khai thác để thiết kế hoạ tiết thêu trên trang phục đảm bảo yếu tố thẩm mĩ, đẹp và sang trọng. Chủ đạo trên cơ thể ta chọn chỉ thêu một màu xanh lam lấp lánh, màu xanh này  cũng được thêu lặp lại để tạo điểm nhấn ở mắt, đuôi và cánh. Hòa chung với cái tổng thể xanh biếc ấy lại xuất hiện sắc nóng của chỉ thêu màu cam, màu đỏ tía. Dưới lớp cánh rực rỡ, lớp cánh trong lại hiện ra chỉ có hai sắc đen nâu và trắng xen kẽ nhau. Chọn chỉ thêu kết hợp hài hoà sử dụng nhiều phương pháp thêu khác nhau phù hợp để có một hoạ tiết Chim Công hoàn chỉnh. Phương pháp thêu đâm xô là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, được ứng dụng nhiều trong thêu phần mình và phần đuôi, ngoài phương pháp thêu đâm xô còn sử dụng phương pháp thêu lướt vặn, thêu khoán vảy, thêu đột và thêu xa hạt. Những sợi chỉ dài ngắn so le nhau kết hợp giữa 2 màu chỉ để thêu chuyển màu từ đậm sang nhạt hoặc từ nhạt sang đậm qua bàn tay khéo léo của người thợ. Chỉ được dùng trong thêu thường là các sợi chỉ hoá học vì có độ bền cao, giá thành rẻ và có nhiều màu sắc để lựa chọn phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay đảm bảo về thẩm mĩ và giá thành.  Điều đặc biệt cuốn hút của loài Công chính là ở nhũng mắt đuôi của nó. Đòi hỏi thêu chi tiết này phần thật cẩn thận và tỉ mỉ sao cho giữ mảng và nét phải có sự tương phản, hài hoà tạo nên điểm nhấn đặc trưng của hoạ tiết Chim Công. Chính giữa của các mắt đuôi thường được thêu màu xanh lam đậm, rồi đến xanh coban, cam, đỏ tía và ánh xanh lá cây lan tỏa dần ra. Về bố cục đặt hoạ tiết trang trang phục gồm những bố cục sau: Bố cục lệch, bố cục đối xứng, bố cục giàn trải. Ở trang phục Dạ Hội này ta chọn bố cục lệch để phù hợp với kiểu dáng thiết kế trang phục, chọn màu vải hài hoà với màu sắc của hoạ tiết, pha phối phù hợp giữa vải chính và vải phối tạo nên điểm nhấn trên trang phục phải đảm bảo tính thẩm mĩ, sang trọng quý phái, tôn dáng cơ thể cho người mặc.

          Hoạ tiết thêu hoa hồng, sử dụng phương pháp thêu đâm xô.

Cơ sở tranh thêu mỹ nghệ cao cao cấp Hoàng Thị Khương Xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội

                      Nguồn: Tác giả

Khai thác giá trị tạo hình của nghệ thuật thêu tay trên lụa truyền thống Vạn Phúc trong giảng dạy thiết kế trang phục Dạ Hội.

Yếu tố tạo hình của nghệ thuật thêu tay trên lụa truyền thống Vạn Phúc có những yếu tố quan trọng tạo nên tác phẩm có bố cục đẹp và hấp dẫn: Một là đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng. Hai là tính thẩm mĩ cao. Ba là sự tương quan tỷ lệ giữa các thành phần và bố cục. Bốn là sự tương quan và hòa hợp kể cả màu sắc. Năm là nhịp điệu và sự cân bằng thị giác. Sáu là nhấn mạnh trọng tâm của tác phẩm. Khai thác giá trị tạo hình qua đặc điểm tính chất của hoạ tiết thêu tay trên lụa tơ tằm có bề mặt bóng, mịn, mỏng và nhẹ. Bố cục tạo hình sắp xếp các đường nét, hình khối, màu sắc, dưới sự tác động của ánh sáng tạo nên bộ trang phục bắt mắt, hấp dẫn người mặc. Nhờ những biểu hiện bên ngoài rất đẹp và bắt mắt như vậy, nên khi được đưa vào sử dụng để may trang phục phục Dạ Hội, kết hợp thêu tay trên lụa tơ tằm tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, tăng giá trị sản phẩm. Ở đây tạo hình trên trang phục thường được sử dụng nhiều trên phần ngực, phần vai trên trang phục, tạo điểm nhấn ở phần cắt cup, hay có thể thêu đắp lên phần vai hoặc cổ. Với những chi tiết lớn nhỏ, hoạ tiết cổ điển hay hiện đại được thể hiện dưới những đường kim, mũi chỉ và những sắc màu của tơ lụa tự nhiên, các họa tiết sẽ nổi bật, thể hiện được độ sáng tối, đậm nhạt của trang phục.

Từ những giá trị tạo hình của nghệ thuật thêu tay trên lụa truyền thống Vạn Phúc. Tôi tâm đắc nếu như đưa thêu tay truyền thống kết hợp với thiết kế hiện đại vào giảng dạy cho sinh viên khoa Thiết kế Thời trang Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung được vận dụng trên trang phục sẽ làm nên nhiều sản phẩm phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, vừa hiện đại vừa mang yếu tố kế thừa truyền thống của dân tộc. Qua đây vận dụng hướng dẫn sinh viên sử dụng bằng loại vải tơ tằm Vạn Phúc và kết hợp kỹ thuật thêu tay trên lụa để cho ra các bộ sưu tập có kết hợp giữa thêu tay truyền thống trên lụa Vạn Phúc tạo nên hoạ tiết bắt mắt hợp với ý tưởng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Từ đó giúp sinh viên có nhiều ý tưởng hơn trong thiết kế trang phục và đưa giá trị truyền thống dân tộc vào từng mẫu thiết kế mới, theo xu hướng của thời trang hiện đại.

 Bài đồ án tốt nghiệp của sinh viên ,khoa thiết kế thời trang, trường Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương:

 

                 

                 Đồ án tốt nghiệp của sinh viên K11 – TKTT. Trường Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật TW. 

  Nguồn : Tác giả      

Sinh viên trong giờ cắt may tại Khoa Công Nghệ May. Trường Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật TW.

Nguồn : Tác giả

            Kết luận

Như vậy Trong những năm gần đây, việc khai thác những giá trị văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại nhiều chuyên ngành tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW, trong đó có mã ngành Thiết kế Thời trang, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Việc khai thác này không chỉ tạo nguồn cảm hứng mới cho những sáng tác, thiết kết của các bạn sinh viên mà còn giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc trong sáng tạo những nét đẹp mới, góp phần vào định hướng thẩm mỹ trong thời trang hiện đại, phát huy được giá trị chất liệu truyền thống và giá trị của nghệ thuật thêu trong thời trang. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa, làm thế nào để làng nghề lụa Vạn Phúc cũng như làng nghề thêu tay Quất Động nói riêng và các làng nghề truyền thống ở Hà Nội giữ gìn được tinh hoa truyền thống.

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Thủy Bình (1995), Giáo trình mỹ thuật trang phục, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
  2. Bộ môn Thiết kế Thời trang (2013), Phương pháp tạo mẫu trang phục ứng dụng đào tạo chuyên ngành Thiết kế Thời trang trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.
  3. Bộ môn Thiết kế Thời trang (2014), Bài giảng Tạo mẫu trang phục 4, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.
  4. Nguyễn Trí Dũng (2009), Nghiên cứu và sử dụng chất liệu lụa tơ tằm trong Thiết kế Thời Trang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
  5. Cao Thị Bích Hằng (2003), Hoa văn lụa tơ tằm (Vạn Phúc – Hà Đông)