Hoạt động đào tạo

Công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW

10 Tháng Mười Hai 2010

NỘI DUNG CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA

TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

(Kèm theo Quyết định số 854 /QĐ-ĐHSPNTTW, ngày 13  tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương)

 

 

I. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC

(MUSIC EDUCATION)

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm Âm nhạc (Music Education).

2. Trình độ đào tạo: Đại học.

3. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy âm nhạc, bao gồm các kiến thức về khoa học xã hội - nhân văn, tâm lý học, giáo dục học, ngoại ngữ và âm nhạc.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc và quản lý công tác giáo dục âm nhạc ở các cơ quan quản lý giáo dục.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

            - Có năng lực giảng dạy lý thuyết và thực hành để đảm nhiệm công tác ở cơ sở giáo dục.

- Có khả năng phân tích nội dung, hình thức tác phẩm âm nhạc.

- Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học.

- Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc.

4.2. Kỹ năng mềm:

- Có năng lực tuyên  truyền, giáo dục âm nhạc.

- Biết tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

- Có khả năng đóng góp vào phong trào chung của xã hội.

- Biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển năng khiếu cho học sinh, sinh viên.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức, trách nhiệm cao, đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

- Có ý thức cập nhật kiến thức, kỹ năng và sáng tạo trong công việc.

- Có ý thức, trách nhiệm về nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Có khả năng làm công tác giảng dạy và hoạt động âm nhạc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Có thể làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc, các cơ quan đoàn thể cần sử dụng hoặc có liên quan.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

1. Chương trình Đại học Âm nhạc và Đại học Sư phạm Âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

2. Chương trình Đại học Âm nhạc và Đại học Sư phạm Âm nhạc của Đại học Âm nhạc Thủ đô Trung Quốc.

3. Louis Biancolli and Robert Bagar (1949), The Victor book of operas, The New York press.

4. Norman Demuth (1963), French opera – its developmemt to the revolution, The Antemis press.

5. Rosa Newmarch, The Russian opera, London – The anchor  press.

6. K. Marie Stolba (1990-1994), The development of western music a history, Purdue University at Fort Wayne, Publishers: Brown and Benchmark.

7. Nhiều tác giả của Nga (1981), Các thể loại âm nhạc, Người dịch: Lan Hương, Nxb Văn hóa – Hà Nội.

8. I. Đubôpxki, X. Epxeep, I. Xpxôbin, V. Xôcôlôp (1963), Sách giáo khoa hòa âm tập II, Người dịch: Lý Trọng Hưng, Nxb Văn hóa nghệ thuật.

9. Spaxôbin, Nhạc lý cơ bản (1962), Nxb Âm nhạc.

10. V.A. Vakhramêep (1982), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Văn hóa

 

 

II. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT

(FINE – ARTS EDUCATION)

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 

1. Tên ngành đào tạo: Sư phạm Mỹ thuật (Fine – Arts Education)

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy mỹ thuật, bao gồm các kiến thức về khoa học xã hội - nhân văn, tâm lý học, giáo dục học, ngoại ngữ và mỹ thuật.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục mỹ thuật và quản lý công tác giáo dục mỹ thuật ở các cơ quan quản lý giáo dục.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

- Có khả năng thực hành cơ bản và sáng tác mỹ thuật theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

- Biết phân tích nội dung, hình thức của tác phẩm nghệ thuật.

- Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy mỹ thuật.

- Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học mỹ thuật.

- Năm được phương pháp nghiên cứu khoa học.

4.2.  Kỹ năng mềm:

- Có năng lực tuyên  truyền, giáo dục mỹ thuật.

- Biết tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

- Có khả năng đóng góp vào phong trào chung của xã hội.

- Biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển năng khiếu cho học sinh, sinh viên.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức, trách nhiệm cao, đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

- Có ý thức cập nhật kiến thức, kỹ năng và sáng tạo trong công việc.

- Có ý thức, trách nhiệm về nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ.

 6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Có khả năng làm công tác giảng dạy và hoạt động mỹ thuật tại các bậc phổ thông, cao đẳng và đại học.

- Có thể làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục mỹ thuật, các cơ quan đoàn thể cần sử dụng hoặc có liên quan.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:        

            1. Art for Children (2003), - Dunedin College of  Education.

            2. Chương trình Hội họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/ QĐ – BGDĐT ngày 18-04-2008.

            3. Chương trình CĐSP Mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ – BGD&ĐT ngày 10/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

            4. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Mỹ thuật, ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ – ĐHSPHN - ĐT, ngày 21/9/2006 của Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN.

            5. Curriculum Art (2003) - Dunedin College of Education.

Secondary Curriculum Art (2003) – Dunedin College of Education.

6. Dạy học tích cực, Dự án Việt – Bỉ 2006 – 2010, Nxb Đại học Sư phạm

7. Đàm Luyện (2005), Giáo trình Bố cục, Nxb Đại học Sư phạm.

8. Tạ Phương Thảo (2005), Giáo trình Trang trí, Nxb Đại học Sư phạm.

            9. The Art in the New Zealand Curriculum (2000) – Ministry of Education.

            10. Triệu Khắc Lễ (2005), Giáo trình Hình họa, Nxb Đại học Sư phạm.

             11. Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Thị Nhung – Phạm Ngọc Tới (1998), Giáo trình Trang trí – hệ CĐSP, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Thị Nhung (2006), Giáo trình Trang trí III – Dự án THCS, Nxb Giáo dục.

 

III. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HOÁ

(CULTURAL MANAGEMENT)

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 

  1. Tên ngành đào tạo: Quản lý văn hoá (Cutural Management)

  2. Trình độ đào tạo: Đại học

  3. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức văn hoá Việt Nam và thế giới, được trang bị kiến thức chung về quản lý văn hoá nghệ thuật.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học quản lý văn hoá nghệ thuật và phát triển văn hoá nghệ thuật tại cộng đồng.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

- Nắm rõ quy trình quản lý văn hoá, có năng lực tự điều chỉnh hệ thống quản lý của mình, chỉ đạo và kiểm tra công việc cũng như kế hoạch đã đề ra.

- Nắm vững được nhu cầu thị hiếu văn hóa để có phương pháp hoạt động thông tin tuyên truyền hiệu quả.

- Có khả năng tổ chức các sự kiện văn hoá, lên chiến lược quảng bá các sản phẩm văn hoá.

4.2. Kỹ năng mềm:

- Có khả năng thiết kế, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động văn hoá- nghệ thuật.

- Lên kế hoạch nghiên cứu thị trường và phát triển các tổ chức văn hoá nghệ thuật.

- Có khả năng thuyết trình và quảng cáo các hoạt động văn hoá nghệ thuật.

- Có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức văn hóa nghệ thuật;

- Tham gia giảng dạy một số môn chuyên ngành về văn hoá - nghệ thuật.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về văn hóa nghệ thuật.

- Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

6. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp:

- Các cơ quan Quản lý văn hoá (Sở VHTTDL, Trung tâm văn hoá, …).

- Các cơ quan thông tin và tổ chức sự kiện ( Đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương,…).

- Các cơ sở đào tạo (Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung cấp, cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật,…).

- Phụ trách mảng tuyên truyền văn hoá, chính trị trong các ngành khác ngoài bộ phận văn hoá như: lực lượng vũ trang, ngân hàng,....

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

            1. Đào Duy Anh (1933), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP Hồ Chí Minh.

            2. Bộ Văn hóa Thông tin (1994), Quy chế lễ hội.

            3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

            4. Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

            5. Trần Minh Đạo chủ biên (1999), Marketing du lịch, Nxb Thống kê, HN.

            6. Nguyễn Văn Huyên (1985), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

            7. Đinh Gia Khánh (1994), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

            10. Luật Di sản văn hoá (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

            11. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

            12. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

            13.Tổng cục du lịch Việt Nam (2004), Di sản thế giới ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin.

            14. Hoàng Vinh chủ biên, Một số vấn đề lý luận văn hoá thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

            15. Trần Quốc Vượng (1996), Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

 

 

IV. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

( FASHION DESIGN )

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 

1.Tên ngành đào tạo: Thiết kế thời trang (Fashion Design)

2. Trình độ đào tạo : Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

 - Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học về Thiết kế Thời trang, bao gồm các kiến thức về khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ và Thiết kế Thời trang (truyền thống và hiện đại).

- Có khả năng nghiên cứu khoa học và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực Thiết kế Thời trang.

            - Có khả năng thiết kế, sáng tạo thuộc lĩnh vực Thiết kế Thời trang. Biết phân tích, chọn lọc và sáng tạo các sản phẩm thời trang có giá trị thẩm mỹ cao.

             - Có kiến thức sâu rộng về tin học chuyên ngành Thiết kế Thời trang, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế (Corel Draw, Photoshop, Illustrator ...) để ứng dụng trong Thiết kế Thời trang.

4.Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

- Có khả năng TKTT mang tính thẩm mỹ cao đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, được ứng dụng, đạt được hiệu quả tốt về  kinh tế.     

- Có kiến thức về tin học chuyên ngành, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế thời trang.       

4.2. Kỹ năng mềm:

- Biết cách xây dựng, tổ chức các chương trình trình diễn thời trang, các dây chuyền  thiết kế, sản xuất may mặc

                      - Có khả năng thiết kế không gian phục vụ cho các sản phẩm thời trang ứng dụng trong cả lĩnh vực văn hóa và thương mại.

5. Yêu cầu về thái độ :

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.

- Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

             - Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

6. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Là họa sĩ thiết kế trong các cơ sở thiết kế - sản xuất thuộc lĩnh vực thời trang.          

- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành thời trang.

- Có khả năng mở công ty, doanh nghiệp chuyên về thiết kế thời trang.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Sinh viên sau khi ra trường đang công tác tại các các cơ quan, đơn vị, trường học có thể nâng cao kiến thức dưới các hình thức như:

            - Tham gia học sau đại học.

            - Tham gia các chương trình hoạt động thời trang, các cuộc thi sáng tác thiết kế thời trang trong và ngoài nước.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo :

1. Trần Thuỷ Bình, Giáo trình  Mỹ thuật trang phục, Nxb Giáo dục (2005).

2. Trần Thuỷ Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, Nxb Giáo dục.

3. Trần Thuỷ Bình (2005), Giáo trình Vật liệu may, Nxb Giáo dục.

4. Trần Thuỷ Bình (2005), Giáo trình Công nghệ may, Nxb Giáo dục.

5. Triệu Thị Chơi (2001), Kỹ thuật cắt may toàn tập, Nxb Mỹ thuật.

6. Trương Hạnh (2003), Các hình mẫu trong thiết kế thời trang, Nxb Mỹ thuật.

7.  Nguyễn Hạnh (1999), Nghệ thuật phối mầu, Nxb Mỹ thuật.

8. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc.

 9.  Đoàn Thị Tình (2007), Trang phục Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật.

     10.  Anh Vũ (2007), Phương pháp vẽ thiết kế thời trang, Nxb Văn hoá thông tin.

     11.  Allen & Seaman (1996), Fashion drawing.

     12.  Zeshu Takamura (2008), Dessin Mode.

 

 

V. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

 (GRAPHIC DESIGN)

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 

1. Tên ngành đào tạo:  Thiết kế Đồ họa (Graphic Design)

2. Trình độ đào tạo:  Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học về Thiết kế Đồ họa, bao gồm các kiến thức về khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ và Thiết kế Đồ họa (Đồ họa truyền thống và Đồ họa ứng dụng hiện đại).

- Có khả năng nghiên cứu khoa học và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực Thiết kế Đồ họa.

            - Có khả năng thiết kế, sáng tạo thuộc lĩnh vực Thiết kế Đồ họa (xuất bản ấn phẩm, truyền thông, trang trí nội thất…). Biết phân tích, chọn lọc và sáng tạo các sản phẩm đồ họa có giá trị thẩm mỹ cao.

             - Có kiến thức sâu rộng về tin học chuyên ngành Thiết kế Đồ hoạ, sử dụng thành thạo các phần mềm Đồ họa (Corel Draw, Photoshop, Illustrator ...) để ứng dụng trong Thiết kế Đồ họa.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

- Có khả năng thiết kế sáng tạo những sản phẩm Đồ họa ứng dụng (Lĩnh vực Văn hóa: bưu thiếp, tem, lịch, sách báo, tranh cổ động, thiết kế không gian lễ hội... Lĩnh vực Thương mại: Bao gồm biểu trưng, lô gô, bao bì sản phẩm, áp phích quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp, trình bày triển lãm, hội chợ...).

- Có kỹ năng thực hành, sáng tạo các tác phẩm thuộc Đồ họa tạo hình như các loại tranh khắc gỗ, thạch cao, kim loại...

- Sử dụng thành thạo thiết bị có tính công nghệ cao phục vụ cho thiết kế các sản phẩm Đồ họa.

   4.2. Kỹ năng mềm:

- Có khả năng phân tích, triển khai thiết kế một cách khoa học, chính xác. Chọn lựa giải pháp công nghệ tối ưu để đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ và kinh tế.

 5. Yêu cầu về thái độ:

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.

- Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

             - Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế Đồ họa là Họa sĩ thiết kế, tham gia công tác tại các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân: Báo chí, truyền hình, nhà xuất bản, triển lãm, công ty in ấn - quảng cáo, nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa...

- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành về Thiết kế Đồ họa nói riêng và Mỹ thuật nói chung.

- Có khả năng mở công ty, doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

- Sinh viên sau khi ra trường đang công tác tại các các cơ quan, đơn vị, trường học có thể nâng cao kiến thức dưới các hình thức như:

-  Tham gia học sau đại học.

-  Tham gia các triển lãm, chương trình trao đổi nghệ thuật đồ họa trong và ngoài nước.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

            1. D­ương Anh Đức, Lê Đình Duy (2007), Bài giảng về Đồ họa, Nxb Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

            2. Nguyễn Duy Lẫm (1997), Biểu trưng, Nxb Mỹ thuật.

            3. Vương Hoàng Lực (2007), Nguyên lý Hội họa đen trắng, Nxb Mỹ thuật.

            4. Phùng Thị Nguyệt (2009), Giáo trình thực hành Adobe Illustrator C84, Nxb Giao thông vận tải.

            5. Nguyễn Hữu Tiến (2006), Sử dụng Photoshop và Illustrator để thực hiện đồ án thiết kế (ấn bản dành cho sinh viên), Nxb Thống kê.

            6. Nguyên Tố (1998), Thiết kế Lô gô, nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông,  Nxb Mỹ thuật.

            7. Lê Huy Văn (2003), Cơ sở và phương pháp luận Design, Nxb Xây dựng.

            8. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành (2006), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật.

            9. Cơ sở tạo hình trên mặt phẳng và khối (2007), Trường ĐHMTCN.

            10. Nhiều tác giả (2005), Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.

            11. Nhiều tác giả, Thiết kế mẫu Mỹ thuật Công nghiệp với CorelDraw X4, Nxb Giao thông vận tải, 2008.

            12. 150 bài thiết kế đẹp của sinh viên khoa Đồ họa trường ĐHMTCN, 2009.

            13. Frick (1982), Phương pháp luận Design, trường ĐHMTCN Halle, Đức.

            14. Ocvirk, Stinson, Wigg, Bone, Cayton  (2006), Những nền tảng của Mỹ thuật, Nxb Mü thuËt.

            15. 30.000 years of art (2007),  Nhµ s¸ch Phaidon (London).

            16. Design Element: A graphich Style Manual (2009), Nxb Rockport publishers.

 

 

VI. CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH HỘI HỌA

(PAINTING)

HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 

1. Tên ngành đào tạo: Hội họa (Painting)

2. Trình độ đào tạo: Đại học.

3. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức khoa học, cơ bản và chuyên sâu về Mỹ thuật, bao gồm hệ thống lý luận và thực hành Mỹ thuật.

- Có trình độ nghiên cứu và sáng tác Mỹ thuật.

- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động Mỹ thuật.

- Bước  đầu sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và đọc tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

- Có năng lực sáng tạo mỹ thuật.

            - Có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

4.2. Kỹ năng mềm:

- Có khả năng quản lý công tác mỹ thuật.

- Có năng lực tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ nói chung và mỹ thuật nói riêng.

- Có khả năng tham gia các hoạt động mỹ thuật.

5. Yêu cầu về thái độ:

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của các cơ quan, đơn vị và đoàn thể; có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Có khả năng hoạt động Mỹ thuật độc lập hoặc tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…

- Có thể làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục Mỹ thuật hoặc các đơn vị có liên quan.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ cao hơn.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

            1. Art for Children (2003), - Dunedin College of  Education.

            2. Chương trình Hội họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/ QĐ – BGDĐT ngày 18-04-2008.

            3. Chương trình CĐSP Mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ – BGD&ĐT ngày 10/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

            4. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Mỹ thuật, ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ – ĐHSPHN - ĐT, ngày 21/9/2006 của Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN.

            5. Curriculum Art (2003) - Dunedin College of Education.

Secondary Curriculum Art (2003) – Dunedin College of Education.

6. Dạy học tích cực, Dự án Việt – Bỉ 2006 – 2010, Nxb Đại học Sư phạm.

7. Đàm Luyện (2005), Giáo trình Bố cục, Nxb Đại học Sư phạm.

8. Tạ Phương Thảo (2005), Giáo trình Trang trí, Nxb Đại học Sư phạm.

            9. The Art in the New Zealand Curriculum (2000) – Ministry of Education.

            10. Triệu Khắc Lễ (2005), Giáo trình Hình họa, Nxb Đại học Sư phạm.

             11. Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Thị Nhung – Phạm Ngọc Tới (1998), Giáo trình Trang trí – hệ CĐSP, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Thị Nhung (2006), Giáo trình Trang trí III – Dự án THCS, Nxb Giáo dục.

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

PGS.TSKH. Phạm Lê Hòa