Nghiên cứu lý luận

VAI TRÒ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OPTITEX TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG VÀ CÔNG NGHỆ MAY

18 Tháng Mười 2021

ThS.Vũ Mai Hiên

Giảng viên Khoa Thiết kế thời trang và Công nghệ may

Hiện nay, không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, ngành may mặc đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc ngày càng cao và đòi hỏi các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm bằng phần mềm chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong quá trình sản xuất, đòi hỏi người thiết kế phải thực hiện được: Thiết kế rập, nhảy size, giác sơ đồ, thiết kế 3D,… một cách chính xác nhất, nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình làm việc thực tế như thiết kế từ sản xuất nhỏ lẻ đến sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay, nhận thấy việc sử dụng phương pháp thiết kế bằng phần mềm Optitex có rất nhiều ưu thế, quan trọng và cần thiết.

Phần mềm Optitex được xem như công cụ thiết kế thời trang trên máy tính hiện đại bậc nhất hiện nay trên Thế giới. Rất nhiều trường đào tạo ngành công nghiệp thời trang trên Thế giới đã đưa Optitex vào chương trình giảng dạy từ lâu như: Đại học Cornell, ĐH Delwar, ĐH Bang Buffalo - Hoa Kỳ; ĐH George Brown & ROM - Canada; HV Thời trang Ấn Độ, các Học viện thời trang tại Ý, Anh, Pháp,…. Sử dụng phần mềm này hoàn toàn có thể xác định trước hình dáng sản phẩm. Bên cạnh đó bạn xác định được số lượng và kích thước vải, giảm size theo nhu cầu. Không những vậy, từ đây bạn tiết kiệm được chi phí và nhân công sản xuất. Bởi tất cả các số lượng về vải hay số đo đều được xác định chính xác dưới dạng tệp excel hoặc SMK, giúp doanh nghiệp giảm được nhân công, thuận tiện hơn trong việc sản xuất. Trên thực tế phần mềm đã giúp mỗi cơ sở hay doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí nhân công đến 10 lần so với giác sơ đồ thiết kế thời trang bằng cách thủ công; tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng cao hơn làm theo phương pháp truyền thống lên đến 15%. Từ đó tốc độ sản phẩm đến tay người dùng tăng lên, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đặc biệt, khi ứng dụng phần mềm Optitex người dùng có thể giảm bớt diện tích nhà xưởng hoặc địa điểm học các khóa học về thời trang. Trước đây một doanh nghiệp về cơ bản cần đến 200m2 để thỏa mãn nhu cầu học tập, thực hành và sản xuất; thì nay chỉ với 40m2 là đã đủ để thực hiện đầy đủ các công đoạn này.

Ở Việt Nam, hiện nay Phần mềm Optitex đang được rất nhiều công ty, doanh nghiệp, hãng thời trang ưa chuộng bởi các chức năng, ứng dụng trong thời trang Optitex mang lại. Thay vì sử dụng các phương pháp truyền thống như cắt rập trên giấy, tự đo số liệu vải, nhảy size thủ công. Hiện nay bạn có thể ứng dụng phần mềm Optitex để đẩy nhanh quá trình thiết kế và cắt rậpgiác sơ đồ. Từ đó, giúp thực hiện thiết kế sản phẩm theo sơ đồ nhanh hơn, tính được trước mọi chi phí, số liệu để sản xuất ra sản phẩm thời trang ưng ý. Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, phần mềm Optitex mới ra đời đã khiến rất nhiều doanh nghiệp tăng năng suất đầu ra, hạ giá thành và nâng cao về chất lượng, giảm giờ làm. Chính vì thế, nếu những nhà thiết kế hoặc những người theo đuổi nghề thiết kế thời trang không nắm bắt; họ sẽ bị lỗi thời và hạn chế khả năng hội nhập với các doanh nghiệp lớn trên thị trường.

Trước hết, Optitex là một công cụ bổ trợ, cho phép nhà thiết kế có thể xác thực thời gian thực và tùy chỉnh sản phẩm trên không gian 3D. Thông qua những chiếc máy tính, laptop hay macbook, tính năng này giúp bạn có thể dễ dàng hình dung các sản phẩm của mình trong không gian 3 chiều với tỉ lệ chính xác, các họa tiết và hoa văn in trên quần áo mà không cần chờ mẫu in. Bạn cũng có thể dễ dàng ghi chú những điểm cần lưu ý để thuận tiện cho các công đoạn phía sau.

3d illustrator - Phần mềm Optitex: Thiết kế rập- nhảy size- giác sơ đồ                             Hình 1: Diễn họa 3D với Optitex, nguồn: https://optitex.com

Tính năng này cho phép nhà thiết kế có thể xem lại các mẫu ảo của mình. Tận dụng sự linh hoạt của 3D, nó giúp bạn trong quy trình làm việc hay khi trình bày bộ sưu tập của mình bằng cách hiển thị những bộ sản phẩm 3D chân thực, với nhiều kích cỡ, màu sắc và các chế độ xem khác nhau. Với việc có thể xem các biến thể khác nhau của các mẫu thiết kế, chắc chắn đây sẽ là thứ tiết kiệm kha khá thời gian cho bạn. Với kết xuất chất lượng cao, phong cách của bạn sẽ được làm rõ qua những mẫu ảo chân thực, chính xác.

Digital Collections hỗ trợ người dùng tạo, tải lên và chia sẻ những bộ sưu tập 3D của mình. Với tính năng này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc khi nó cho phép người dùng giới thiệu toàn bộ bộ sưu tập của mình trong một khu vực ảo với phòng trưng bày SaaS. Bạn có thể bán và tiếp thị kiểu dáng những sản phẩm mình trước cả khi bạn cắt, may những mét vải đầu tiên. Digital Collections là tính năng rất dễ sử dụng, người dùng chỉ cần tải lên hình ảnh của những sản phầm để từ đó tạo ra những bộ sưu tập theo mùa hay theo từng loại dòng quần áo…

Digital Collections optitex - Phần mềm Optitex: Thiết kế rập- nhảy size- giác sơ đồ

Hình 2: Nguồn: https://optitex.com

Khi đổi mới kỹ thuật số dẫn đầu, mọi điều kì diệu đều có thể xảy ra. Parttern Design Software hay được dịch là phần mềm thiết kế mẫu do Optitex cung cấp cho phép bạn tạo ra những chu trình nhanh hơn và tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng. Phần mềm này của Otitex cung cấp một giải pháp độc đáo, kết hợp sự mạnh mẽ của thiết kế 2D với sự chân thực, trực quan của 3D trong một nền tảng duy nhất, đủ sức đáp ứng nhu cầu của cả ngành công nghiệp dệt may và kỹ thuật.

Nhảy size và giác sơ đồ: Tính năng nhảy size và giác sơ đồ bằng phần mềm Opitex cho độ chính xác cao, tiết kiệm nguyên liệu và thời gian cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất thời trang

Tiếp đến là phần mềm thiết kế mẫu 3D, công cụ hỗ trợ trình tạo mẫu ảnh 3D của bạn. Nó cho phép bạn trực quan hóa các mẫu ảo thực tế trong môi trường kỹ thuật số 3D. Bạn có thể nhanh chóng thực hiện các thay đổi hay sáng tạo trên những mẫu này chỉ bằng một nút bấm với độ chính xác lên tới 95%. Công cụ này mô phỏng chính xác chất liệu vải mà người dùng dự tính sử dụng cho sản phẩm của mình, giúp người dùng có thể đi sâu vào các chi tiết của mẫu thiết kế.

Hình 3: Thiết kế mẫu thời trang 3d bằng optitex, nguồn: https://optitex.com

Biểu đồ hiển thị độ căng ảo sẽ giúp bạn kiểm tra vải mô phỏng nhằm mục đích xác định chính xác lực căng, khoảng cách và độ căng giữa vải và hình đại diện.

Biểu đồ hiển thị độ căng ảo sẽ giúp bạn kiểm tra vải mô phỏng nhằm mục đích xác định chính xác lực căng, khoảng cách và độ căng giữa vải và hình đại diện.

Multi-Stitch Tool là tính năng hỗ trợ người dùng xem trước mẫu thành phẩm với công dụng khép các điểm ráp sản phẩm lại với nhau.

 

Cùng với đó, với PDS 3D bạn còn có thể điều chỉnh avatar theo nhu cầu của chính bạn. Bạn có thể điều chỉnh trạng thái, tạo kích thước, thêm phụ kiện và trực quan hóa sản phẩm của mình theo nhiều tư thế khác nhau.

Công cụ còn hỗ trợ cho bạn giải pháp sao cho có thể quản lý vải một cách tốt nhất bằng cách đo và mô phỏng vải trong môi trường 3D dựa trên những đặc tính vật lý và hình ảnh của nó. Việc cải thiện kỹ thuật là rất quan trọng, 2D/3D Pattern Design Software ra đời nhằm tối đa hóa độ chính xác và tinh chỉnh các chi tiết ,tối đa hóa độ chính xác và tinh chỉnh các chi tiết của hàng may mặc kỹ thuật số của bạn vì những thay đổi được thực hiện cho mẫu 3D ảnh hưởng trực tiếp đến mẫu 2D. Với nó, bạn có thể tận hưởng việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số tiên tiến và đáp ứng trải nghiệm thiết kế vượt trội hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn.

Fabric Management( quản lí vải): Là tính năng hỗ trợ người sử dụng có thể quản lý vải. Sau khi đã đo vải với các công cụ đo lường, phần mềm sẽ phân tích, mô phỏng vải trong mô hình 3D dựa trên các đặc điểm vật lý và hình ảnh của nó. Cùng với việc tạo và quản lý thư viện vải và lấy kết quả kiểm tra từ máy kiểm tra độ căng vải tự động, Fabric Management còn có thể phân tích sự phù hợp dựa trên tính chất vải hay quét vải với máy quét tương thích U3M và làm cho chúng có sẵn để hiển thị 3D.

Với sự hỗ trợ của Fabric Management, người sử dụng có thể nhanh chóng tự đo vải, sắp xếp vải theo ý bạn hay chia sẻ bộ sưu tập của thư viện của bạn với người khác. Tính năng đo đạc được thực hiện hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành, mọi thay đổi của bạn trên tập tin cũng được ghi lại một cách dễ dàng.

Collaborate ( cộng tác): Người sử dụng được hỗ trợ cộng tác, chia sẻ tệp dữ liệu trên nền tảng SaaS. Gồm hai chức năng chính, đầu tiên, đây là công cụ tạo môi trường làm việc chung cho tất cả các tệp 3D của bạn. Tiếp tới là giúp bạn quản lý tập tin Teach-Pack trực tuyến. Cụ thể hơn, nó sẽ tận dụng, chia sẻ và cộng tác các tệp sản phẩm của bạn trong chuỗi cung ứng bằng ứng dụng SaaS sáng tạo cho phép bạn tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến, quản lý các phiên bản và đưa ra quyết định nhanh hơn trong môi trường 3D chất lượng cao, thân thiện với người dùng. Trong các tệp sản phẩm của mình, bạn có thể quản lý tất cả dữ liệu ở một vị trí nhằm bạn có thể dễ dàng chia sẻ chúng với các đồng nghiệp của mình.

Marker( tối ưu hóa giác sơ đồ)

Marker giúp tối ưu hóa bố cục giác sơ đồ, từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu quý giá bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng vải của bạn thông qua việc lồng tự động hoặc đặt các bán thành phẩm trên bảng giác sơ đồ. Công cụ giác sơ đồ có thể xác định đơn đặt hàng bằng cách chọn kiểu dáng và chất liệu để cắt và chỉ định số lượng bó cho mỗi kích cỡ may cụ thể trong khi hỗ trợ phân loại biến thể phức tạp. Bạn cũng có thể đặt, chọn, xoay và lật các mảnh tùy ý, thậm chí dọc theo nếp gấp.

           Qua đây cho ta thấy phần mềm Optitex có tác động rất lớn trong sự phát triển ngành Thiết kế thời trang và công nghệ may, phần mềm không chỉ được ứng dụng vào giảng dạy mà còn ứng dụng trong thực tế, thiết kế sản xuất nhỏ lẻ cũng như thiết kế sản xuất may công nghiêp, nhằm phát triển và nâng cao chất lượng ngày càng phong phú các sản phẩm may mặc. Việc nghiên cứu và đưa phần mềm Optitex vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Thiết kế thời trang & Công nghệ may tại trường có vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết và mang tính cập nhập cao. Từ đó giúp người học tiếp cận lượng kiến thức gần nhất đối với các doanh nghiệp không chỉ Việt Nam mà còn trên Thế giới.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Vương Anh ( 2007), Tự học Corel 13, Nxb Giao thông vận tải.
  2. Trần Thủy Bình, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thúy Ngọc (2009), Giáo trình thiết kế quần áo, Nhà xuất bản Giáo dục.
  3. Nguyễn Triều Dương (2013), Thiết kế kết cấu chi tiết của trang phục ở Hà Nội hiện nay, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
  4. Nguyễn Phương Lan (2002), Giáo trình Corel Draw, Đại học Quốc gia Tp. Hồ
  5. Trần Văn Tài ( 2007), Giáo trình Photoshop, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
  6. Wed: https://optitex.com
  7. Morris Campbell (2010): “The Development of a Hybrid System for Designing and Pattern Making In-Set”.

8. Leena Lahteenmaki (1998): “Drafting Patterns For Basic