Nghiên cứu lý luận

Từ nghệ thuật chạm khắc đình Hạ Hiệp vào học phần nặn và tạo dáng cho sinh viên sư phạm giáo dục tiểu học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh

06 Tháng Chín 2019

 Lâm Thị Ngọc Dung[*]

Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, để đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội nền giáo dục cũng đang khuyến khích việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, để học trò hứng thú và đạt kết quả khả thi trong học tập và môn mỹ thuật cũng được quan tâm trong hệ thống đào tạo.Tuy nhiên việc học môn mỹ thuật cần phải có cảm hứng, hứng thú. Vì vậy người giáo viên cần sáng tạo trong quá trình dạy và có phương pháp dạy học tích cực để  tạo được hứng thú cho sinh viên. Trong quá trình giảng dạy tại trường những năm qua, tác giả nhận thấy sinh viên chưa có hứng thú khi học môn mỹ thuật do sinh viên ngại vị sợ làm bài xấu, kết quả không cao, một mặt do chưa tạo được hứng thú khi học. Vì vậy, tác giả đã vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình làng Hạ hiệp vào phân môn nặn và tạo dáng nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên giáo dục tiểu học tại trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh

Trong đình làng được trang trí bằng những bức chạm khắc với các chủ đề, đề tài phong phú với những hình dáng người, con vật, hoa lá. Từ những đề tài đó sinh viên sẽ say mê tìm hiểu, vận dụng vào bài tập một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thông qua phương pháp điền dã tại một số ngôi đình, được trực tiếp quan sát, tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc sinh viên sẽ hứng thú, say mê và nhớ lâu hơn, từ đó sẽ biết cách vận dụng nhuần nhuyễn hơn, thực tế hơn. Mặt khác các em được tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống, biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy đến nghệ thuật chạm khắc đình làng cho đời sau.

Bài giảng của chúng tôi được tiến hành thực nghiệm và đối chứng ở 2 lớp Giáo dục Tiểu học 43A(đối chứng), 43B(thực nghiệm). Tại trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh với số lượng sinh viên ở cả 2 lớp là 20 sinh viên. Trước khi vận dụng nghệ thuật chạm khắc vào bài dạy, chúng tôi có khảo sát tình hình học tập, hứng thú với môn học của 2 lớp là như nhau. Kết quả cho thấy đa số các em chưa hứng thú với môn học bởi sự nhàm chán, không khí lớp học trầm, ít năng động phát biểu, thái độ làm bài còn hời hợt, chưa chú tâm.

Sau khi vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Hạ Hiệp vào bài dạy với lớp thực nghiệm nhận thấy kết quả có khả thi hơn, thái độ học tập chú tâm hơn, các em cảm thấy thích thú khi được đi điền dã tại đình làng và tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc.

Điều này chứng minh việc vận dụng nghệ tuật chạm khắc vào học phần nặn và tạo dáng đã thực sự nâng cao kết quả và tạo được hứng thú học tập cho SV.

Trong chương trình mỹ thuật đối với học phần nặn và tạo dáng được phân bố như sau:

Trong tổng số 22 tiết trong học phần nặn và tạo dáng thì có 2 tiết lý thuyết chung, còn lại 20 tiết thực hành và kiểm tra. Với lượng phân bố chương trình như vậy là phù hợp bởi đặc thù môn học đối với sinh viên Giáo dục tiểu học tại trường.

Từ những tiết dạy thực nghiệm và bài tập thực hành của sinh viên, tác giả thu thập được bảng thống kê điểm, hứng thú học tập, vận dụng nghệ thuật chạm khắc vào bài làm giữa 2 lớp như sau:

Bảng 1.1. khảo sát mức độ yêu thích học phần nặn và tạo dáng

Mức độ yêu thích

Lớp đối chứng

%

Lớp thực nghiệm

%

Rất hứng thú

3

15

8

40

Hứng thú

7

35

10

50

Ít hứng thú

6

30

2

10

Không hứng thú

4

20

0

0

Cộng

 

20

 

20

(Nguồn: tổng hợp điều tra của tác giả)

Từ bảng thống kê, tác giả nhận thấy sự chênh lệch tỷ lệ phần trăm giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, tuy mức chênh lệch không hoàn toàn 100% nhưng chúng ta nhận thấy, lớp đối chứng học theo cách dạy truyền thống là giáo viên truyền thụ kiến thức bằng cách thuyết trình và sinh viên thụ động lắng nghe, ít trực quan do vậy sinh viên ít có hứng thú với học phần, trong quá trình làm bài sinh viên còn lướng cuống, e ngại, rụt dè, chưa mạng dạn trong khi làm bài vì sợ bài xấu, không biết cách làm cho nhanh, đúng, sợ điểm thấp… Còn đối với lớp thực nghiệm giáo viên chuẩn bị khá đầy đủ về trực quan như(hình ảnh, video, mẫu thật làm từ các chất liệu thiết thực,…) đồng thời cho sinh viên đi thực tế tại một số Đình làng với mục đích cho sinh viên khám phá, tìm tòi, cảm nhận vẻ đẹp, sự tương đồng giữa nghệ thuật chạm khắc với học phần nặn và tạo dáng (tương đồng về tỷ lệ, kỹ thuật, hình dáng, bố cục, đề tài…). Mặt khác cung cấp cho sinh viên một chút thông tin, kiến thức về cảnh sinh hoạt giữa hai miền Nam, Bắc, giới thiệu đôi nét về cái nôi nghệ thuật chạm khắc đình làng Bắc Bộ, đặc trưng là đình Hạ Hiệp, (Hà Tây cũ). Qua đó ta nhận thấy sinh viên có hứng thú học tập hơn rất nhiều với sự tò mò cùng trực quan sinh động, đồng thời khi được đi thực tế với không gian mở các em thoải mái hơn, cởi mở hơn. Giáo viên và sinh viên có cơ hội giao lưu, hòa nhập, thân thiện hơn do không bị gò bó ở môi trường sư phạm (lớp học). Từ đó sinh viên sẽ làm bài tốt hơn, chủ động hơn trong các giờ thực hành.

Bảng 1.2. Khảo sát mức độ vận dụng kiến thức vào bài thực hành nặn và tạo dáng

Mức độ vận dụng kiến thức

Lớp đối chứng

(Tỉ lệ %)

Lớp thực nghiệm

(tỉ lệ %)

Linh hoạt, sáng tạo có vận dụng

35

65

Có vận dung nhưng thụ động

40

25

Chưa vận dụng

25

10

Cộng

100

100

 

Sau khi học xong những kiến thức cơ bản và trực quan thiết thực các bạn SV lớp đối chứng có tỷ lệ vận dụng kiến thức còn thụ động cao từ (40%-50%), tỉ lệ linh hoạt sáng tạo chưa cao chiếm vói số SV ít và mức độ chưa vận dụng vào bài thực hành chiếm ¼ tổng số SV của cả lớp. đối với lớp thực nghiệm thì tỉ lệ vận dụng có sáng tạo, linh hoạt chiếm tỉ lệ khá cao từ(65%-70%), tỉ lệ có vận dụng và còn thụ động chiếm 25% và chưa vận dụng chiếm tỉ lệ thấp 10%.

kết quả đánh giá điểm của hai lớp đối chứng và thực nghiệm sau các bài thực hành.

Bảng 1.3. Kết quả điểm kiểm tra lớp thực nghiệm các bài thực hành

K43A(Lớp  thực nghiệm)

SL

(SV)

Kết quả kiểm tra

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

Lần 1:thực hành tập nặn con vật, người.

20

7

35

10

50

3

15

0

0

Lần 2: Thực hành tạo dáng người

20

10

50

8

40

2

10

0

0

 

                     (Nguồn: tác giả tổng hợp)

Từ bảng thống kê cho chúng ta thấy kết quả  điểm kiểm tra 02 bài thực hành của lớp thực nghiệm thông qua nghệ thuật chạm khắc đình Hạ Hiệp nói riêng và đình làng nói chúng vào làm bài đã cho ra kết quả khả thi và tích cực. Sinh viên lớp thực nghiệm biết cách vận dụng, có tính sáng tạo hoàn thành bài trong thời gian quy định. Qua bài kiểm tra thứ 2 khi làm về phần tạo dáng các em đã có kinh nghiệm, tiến bộ hơn lần đầu, có kết quả khả quan hơn. Từ kết quả  cho thấy bước đầu các em đã phần nào được trang bị tốt kiến thức, kỹ năng làm bài, giảng dạy tốt cho công tác sau này.

Bảng 1.4. Kết quả điểm kiểm tra lớp đối chứng các bài thực hành

K43A(Lớp đối chứng)

SL

(SV)

Kết quả kiểm tra

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

Lần 1:thực hành tập nặn con vật, người.

20

3

15

7

35

9

45

0

0

Lần 2: Thực hành tạo dáng người

20

4

20

6

30

10

50

0

0

 

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Qua bảng tổng hợp điểm kiểm tra hai bài thực hành nặn và tạo dáng của lớp đối chứng chúng ta nhận thấy thực hiện giảng dạy theo phương pháp của  giáo án cũ thì kết quả ổn định so với các năm, không có gì thay đổi. Tỉ lệ mức độ điểm thực hành loại giỏi có chút tăng không đáng kể, còn lại vẫn giữ nguyên mức độ làm bài.

Từ đó nhận thấy việc thực hiện bài tập đối với các bạn SV chưa gây được hứng thú, sinh viên còn lung túng khi làm bài, chưa biết cách làm, liên hệ, cách sắp xếp bố cục chưa đẹp. vì vậy chưa đạt được kết quả như GV mong đợi.

Bảng 1.5. Thống kê kết quả điểm thi kết thúc học phần giữa hai lớp.

Lớp

SL

(SV)

Kết quả thi kết thúc học phần

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

SL

(SV)

Tỉ lệ (%)

Đối chứng.

20

5

25

8

40

7

35

0

0

Thực nghiệm

20

10

50

7

35

3

15

0

0

 

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Từ bảng thống kê và biểu đồ thể hiện điểm thi học phần nặn và tạo dáng chúng tôi nhận thấy việc vận dụng đình Hạ Hiệp vào học phần nặn và tạo dáng cho sinh viên Sư phạm tiểu học là khả thi và đạt kết quả tốt, sinh viên biết cách làm bài, vận dụng, và thể hiện tốt bài làm của mình theo, cá nhân, nhóm. Có sự kết hợp ăn ý, phù hợp. biết vận dụng các kỹ năng khi làm bài, thực hiện theo đúng thời gian, các bạn hứng thú, say sưa làm bài. Qua đây chúng tôi có thể đề nghị triển khai thực nghiệm các bài tập tiếp theo bằng việc vận dụng đình Hạ Hiệp nói riêng và đình làng nói chung vào các bài thực hành nặn và tạo dáng, trang trí của môn học. Bởi sự khả thi và tính thiết thực được kiểm chứng qua những tiết dạy tại lớp thực nghiệm, đạt kết quả cao.

Kết luận

      Bài viết đã giới thiệu về giá trị nghệ thuậtt chạm khắc đình hạ hiệp, sinh viên tìm hiểu về cách bày trí bố cục, hình dáng, hoạt động, của người dân bắc bộ vùng Châu thổ sông Hồng thông qua sinh hoạt nghệ thuật chạm khắc. Bên cạnh đó, tác giả nêu khái quát về học phần nặn và tạo dáng, kế hoạch của môn học. Từ đó vận dụng nghệ thuật chạm khắc đình Hạ hiệp vào các bài thực hành.cho sinh viên đi thực tế tại một số ngôi đình trong tỉnh để các em quan sát thiết thực hơn, biết so sánh sự tương đồng của đình làng hai miền, xem trực tiếp các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc để biết cách liên hệ, phân tích, so sánh và tổng hợp thông qua một số phương pháp rèn luyện kỹ năng cho các em.

 

 

                                                        Tài liệu tham khảo

  1. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự (1998), Đình Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Thái Duy Tuyên (2008), Phương Pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  3. Trần mạnh Phú (1972), “Điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2-1972.
  4. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung (1975), Việt Nam điêu khắc dân gian, Nxb Ngoại văn, Hà Nội.

 

 

-----------------------------------------------------------------

[*] Lớp cao học K2-  Chuyên ngành LL&PP dạy học Bộ môn MĨ thuật