Thông báo

Tuyển sinh các ngành đào tạo của trường ĐHSP Nghệ thuật TW năm 2011

15 Tháng Giêng 2011

 

Với lịch sử 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường ĐHSP Nghệ thuật TW là nơi đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn lượt giáo viên nghệ thuật, cán bộ quản lý cho ngành giáo dục nói riêng và cả nước nói chung. Là một cơ sở đào tạo nghệ thuật, trường ĐHSP Nghệ thuật TW thể hiện sự giao thoa hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, sự kết hợp sáng tạo giữa nét giản dị của sư phạm với sự phá cách trong nghệ thuật.

Thời gian gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và công tác giáo dục thẩm mỹ, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường đã tăng lên đáng kể, áp lực thi cử cũng không còn nặng nề như trước. Thí sinh có thể lựa chọn để dự thi nhiều chuyên ngành trong cùng một kỳ tuyển sinh như: Sư phạm Mỹ thuật và Thiết kế thời trang; Hội họa và Thiết kế Đồ họa. Điểm thi môn Văn học thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi tuyển sinh Đại học sẽ được công nhận là điểm chung nếu thí sinh thi nhiều chuyên ngành khác nhau tại trường. Đây chính là điểm khác biệt của trường với các cơ sở giáo dục nghệ thuật khác.

Hiện nay, trường ĐHSP Nghệ thuật TW hiện có 06 chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Quản lý văn hóa, Thiết kế thời trang, Hội họa và Thiết kế Đồ họa với 2 hệ đào tạo: Đại học, Cao đẳng theo hình thức Đào tạo chính quy và Vừa làm vừa học.

Chương trình học cho hệ đại học chính quy là 4 năm (riêng ngành Thiết kế Đồ họa và Hội họa là 5 năm), hệ cao đẳng chính quy là 3 năm. Ngoài các môn bắt buộc theo quy định, sinh viên có thể đăng ký học một số môn tự chọn theo khả năng và sở thích. Lãnh đạo trường ĐHSP Nghệ thuật TW luôn coi việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy-học, vì vậy, hàng năm, nhà trường thường xuyên theo dõi, tổng kết, lắng nghe ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng viên và sinh viên để điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội.

Ngoài học tập trên lớp, mỗi khóa đều có các đợt thực tế chuyên môn (tùy từng chuyên ngành mà thời gian có thể ngắn dài khác nhau). Các đợt thực tế này thường được nhà trường tổ chức tại các tỉnh miền núi phía bắc hoặc các làng nghề truyền thống. Ngoài ra, sinh viên khoa Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc còn có đợt thực tập chuyên môn sư phạm kéo dài 9 tuần tại các trường tiểu học và phổ thông cơ sở. Tại đây, sinh viên có thể học hỏi, thực hành kỹ năng, vận dụng kiến thức được học trên giảng đường vào công tác giảng dạy thực tế. Thêm vào đó, sinh viên còn có thể nâng cao khả năng của mình bằng việc tham gia vào các công tác Đoàn, Đội và các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ khác.

 

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG:

I.                    HỆ ĐẠI HỌC.

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW hiện đào tạo 6 chuyên ngành ở hệ đại học chính quy, đó là:

1.      Sư phạm Mỹ thuật:

Sư phạm Mỹ thuật là một trong hai ngành đào tạo truyền thống của trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Hiện nhà trường đào tạo chương trình khung ngành Sư phạm Mỹ thuật với các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng (bao gồm đào tạo cả liên thông từ cao đẳng lên đại học). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT, ngoài môn bắt buộc là Văn học, Hình họa-Vẽ tượng chân dung và Bố cục. Điểm hai môn năng khiếu được nhân hệ số 2.

Định hướng phương pháp dạy-học của nhà trường đối với chương trình khung ngành Sư phạm Mỹ thuật là:

-          Giảm bớt tính hàn lâm, lý thuyết trong các bài dạy, tăng cường tính thực hành, ứng dụng thực tế. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên.

-          Hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của đào tạo.

-          Cần khai thác hiệu quả phương pháp tích hợp giữa các môn học trong âm nhạc, mỹ thuật và giữa âm nhạc, mỹ thuật với các ngành học khác trong trường giáo dục phổ thông.

-          Tổ chức các hoạt động ngoài trường. Ngoài đợt đi thực tập sư phạm có tổ chức các hoạt động ngoài giờ, tổ chức nghe ca nhạc, tập huấn chuyên đề mỹ thuật với những học giả, nhà phê bình từng chuyên ngành, tham quan danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử…

Với định hướng dạy-học như vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Mỹ thuật sẽ được trang bị kiến thức nhằm luyện rèn kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách cũng như nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

 

Giờ vẽ Hình họa của sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật

 

2.      Sư phạm Âm nhạc.

Cùng với Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc là ngành học gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Thí sinh dự thi chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc phải thi 3 môn: Văn học, Kiến thức âm nhạc tổng hợp-Xướng âm và Thanh nhạc-Nhạc cụ. Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2.

Trong quá trình học tập và đào tạo, sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức chuyên ngành âm nhạc cũng như những kiến thức xã hội. Hơn nữa, sinh viên Sư phạm Âm nhạc còn được rèn luyện năng lực, kỹ năng sư phạm trong các đợt thực tập tại các trường tiểu học và trung học cơ sở để dần học tập, hoàn thiện bản thân, như đúng mục tiêu mà trường ĐHSP Nghệ thuật TW hướng tới.

Cụ thể:           

-          Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường XHCN Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu CNXH, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy, cô giáo.

-          Có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục và chuyên môn âm nhạc, mỹ thuật; đảm nhiệm tốt việc giảng dạy bộ môn âm nhạc và mỹ thuật tại các bậc giáo dục phổ thông và tổ chức các hoạt động ngoại khoá chung.

-          Có trình độ nghiên cứu khoa học, khả năng hoạt động nghệ thuật theo chuyên ngành đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ trong bối cảnh xã hội luôn đổi mới.

-          Trong hoàn cảnh cụ thể, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật còn có thể dạy ở các trường văn hoá nghệ thuật hoặc tham gia công tác chỉ đạo chuyên môn ở các cơ sở giáo dục, làm giáo viên chủ nhiệm, tổ chức một số hoạt động giáo dục nghệ thuật ngoài giờ lên lớp.

 

Một tiết mục biểu diễn của sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc

 

-          Nắm vững kiến thức cơ bản về các môn học chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật; các môn hoạt động âm nhạc, mỹ thuật hay các môn sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật.

-          Có kĩ năng thực hành cơ bản thực hiện bài tập theo yêu cầu, có khả năng tự nghiên cứu, học hỏi không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghệ thuật hiện nay.

-          Có kỹ năng thực hành sư phạm theo đúng hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học ở trường phổ thông và sư phạm của giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

-          Biết cách tổ chức các hoạt động bằng chuyên môn đào tạo.

-          Khuyến khích sinh viên sáng tác, hoạt động âm nhạc, mỹ thuật trong trường và sau khi ra trường.

3.      Thiết kế thời trang:

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đào tạo chương trình khung ngành Thiết kế thời trang từ năm 2007-2008 đối với các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học. Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT, với các môn thi tuyển là Văn học, Hình họa-vẽ tượng chân dung và Trang trí. Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2.

 

Giờ học Thực hành công nghệ May ngành Thiết kế thời trang

 

Chương trình thực hiện với mục tiêu đào tạo cử nhân đại học ngành Thiết kế thời trang có trình độ thiết kế và khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực thời trang phục vụ các nhu cầu xã hội, văn hoá và cộng đồng dân cư.

Định hướng phương pháp dạy-học của nhà trường đối với chương trình khung ngành Thiết kế thời trang về cơ bản là giống Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật, tuy nhiên, do đặc thù chuyên ngành nên sinh viên Thiết kế thời trang sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá như: xem các chương trình trình diễn thời trang, tham quan thực tế các phân xưởng may… nhằm học tập, nâng cao khả năng thiết kế mẫu thời trang; nghiên cứu cải tiến, cập nhật kiến thức công nghệ mới; tổ chức, quản lý có hiệu quả trong các phân xưởng sản xuất, các cơ sở kinh doanh và các cơ sở đào tạo; có kỹ năng thiết kế, tổ chức, quản lý và tham gia và các hoạt động trình diễn thời trang…

4.      Quản lý văn hóa:

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đào tạo chương trình khung ngành Quản lý văn hoá từ năm 2007–2008 đối với các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học. Trường cũng đã tiến hành liên kết với một số trường đào tạo chuyên ngành này như: Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, Cao đẳng và Du lịch Yên Bái, Đại học Hùng Vương (Phú Thọ)… Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT với môn thi tuyển là Văn học, Lịch sử và môn Hùng biện-Biểu diễn (1 trong 4 hình thức: Hát, Múa, Đàn, Tiểu phẩm sân khấu). Điểm môn Năng khiếu nhân hệ số 2.

 

Một tiết mục biểu diễn của sinh viên ngành Quản lý văn hóa

 

Chương trình thực hiện với mục tiêu đào tạo cử nhân đại học ngành Quản lý văn hoá có trình độ lý luận và khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động văn hoá nghệ thuật tại các thiết chế văn hoá và cộng đồng dân cư. Sinh viên sẽ được tham gia những hoạt động ngoại khoá (xem phim, xem kịch, nghe ca nhạc, tham quan thực tế các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá, di tích lịch sử…) để trau dồi kiến thức về khoa học quản lý, về chính sách văn hoá và phát triển văn hoá cộng đồng; rèn luyện kỹ năng thiết kế, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động văn hoá-nghệ thuật.

5.      Hội họa:

Đây là một chuyên ngành mới của trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Năm 2010-2011, trường bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên chuyên ngành Hội họa với các môn thi là: Văn học, Hình họa-vẽ người bán thân và Bố cục. Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2.                    

Chương trình thực hiện với mục tiêu đào tạo cử nhân mỹ thuật ngành Hội họa có trình độ và khả năng sáng tạo các tác phẩm mỹ thuật; đồng thời phục vụ những hoạt động mỹ thuật khác của xã hội. Nhà trường thường xuyên kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo trong các bài tập thực hành. Nhờ đó, sinh viên chuyên ngành Hội họa có điều kiện thể hiện cá tính riêng trong các môn học (đặc biệt là môn Sáng tác); có khả năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ hội họa; có kỹ năng, sáng tạo tác phẩm mỹ thuật với các chất liệu chủ yếu: sơn dầu, lụa, sơn mài… cũng như tổ chức được các lớp bồi dưỡng và phục vụ các hoạt động khác về mỹ thuật.      

6.      Thiết kế đồ họa:

Chuyên ngành Thiết kế đồ họa được đào tạo tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW từ năm 2009 với môn thi tuyển là Văn học, Hình họa-vẽ tượng chân dung và Trang trí. Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2.

Qua thời gian học tập, sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đồ họa sẽ được trang bị những hiểu biết xã hội cũng như kiến thức cơ bản về chuyên ngành đào tạo. Từ đó, mỗi sinh viên có thể vận dụng một cách sáng tạo vốn hiểu biết về thẩm mỹ, kỹ năng, óc quan sát, so sánh, bao quát của mình, kết hợp hình ảnh, chữ viết và ý tưởng, nhằm tạo ra những sản phẩm đồ họa mới mẻ, ấn tượng và độc đáo nhất.

II.                  HỆ CAO ĐẲNG.

Hiện trường ĐHSP Nghệ thuật TW đào tạo hệ cao đẳng chuyên ngành Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc. Trường sẽ xét tuyển nguyện vọng 2 từ kết quả thi ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mỹ thuật của trường ĐHSP Nghệ thuật TW và các trường ĐH khác có cùng môn thi, khối thi./.

 

Thông tin tuyển sinh các ngành đào tạo đại học, cao đẳng

của trường ĐHSP Nghệ thuật TW năm học 2011

 

STT

Tên trường

Ngành học

Ký hiệu trường

Mã ngành quy ước

Khối thi quy ước

chỉ tiêu

(dự kiến)

Ghi chú

 

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

GNT

 

 

 

+ Vùng tuyển: Tuyển sinh trong toàn quốc.

+ Môn Văn, Sử: Thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT

+ Số chỗ trong KTX có thể tiếp nhận đối với khoá TS 2011: 400 chỗ

+ Điều kiện tuyển đối với các trường năng khiếu: Đủ sức khoẻ học tập theo TT Liên Bộ số 10/TTLB, 18/08/1989.

I. Hệ đại học

       1. ĐHSP Âm nhạc:

- Ngày 09/7/2011 thi môn Văn theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT;

- Ngày 10/7/2011 thi môn Kiến thức Âm nhạc tổng  hợp - Xướng âm, Thanh nhạc - Nhạc cụ (Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2).

       2. ĐHSP Mỹ thuật:

- Ngày 09/7/2011 thi môn Văn theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT;

- Ngày 10/7/2011 thi môn Hình họa - vẽ tượng chân dung - 240 phút;

- Ngày 11/7/2011 thi môn Bố cục - 240 phút.

(Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2)

        3. ĐH Quản lý Văn hoá:

- Ngày 09/7/2011 thi môn Văn, Sử theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT;

- Ngày 10/7/2011 thi Năng khiếu: Hùng biện và Biểu diễn (1 trong 4 hình thức: Hát, Múa, Đàn, Tiểu phẩm sân khấu)      

(Môn năng khiếu nhân hệ số 2 ).

4. ĐH Thiết kế thời trang:

- Ngày 09/7/2011 thi môn Văn theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT.

- Ngày 10/7/2011 thi môn Hình họa - vẽ tượng chân dung - 240 phút;

- Ngày 12/7/2011 thi môn Trang trí - 240 phút.

(Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2).

5. ĐH Thiết kế đồ họa:

- Ngày 09/7/2011 thi môn Văn theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT;

- Ngày 10/7/2011 thi môn Hình họa - vẽ tượng chân dung - 240 phút;

- Ngày 12/7/2011 thi môn Trang trí - 240 phút.

(Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2).

6. ĐH Hội họa:

- Ngày 09/7/2011 thi môn Văn theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT;

- Ngày 10/7/2011 thi môn Hình họa - vẽ người bán thân - 360 phút;

 - Ngày 11/7/2011 thi môn Bố cục - 360 phút.

(Hai môn năng khiếu nhân hệ số 2).

II. Hệ Cao đẳng Sư phạm

* Xét tuyển nguyện vọng 2 từ kết quả thi ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mỹ thuật của trường ĐHSP Nghệ thuật TW và các trường ĐH khác có cùng môn thi, khối thi.

- Học phí: (Theo quy định hiện hành)

 

 

Km9+200, Đường Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, Tp.Hà Nội.

ĐT : 04.38547301

 

 

 

 

 

Website:

http://www.spnttw.edu.vn

 

 

 

 

 

Hệ đào tạo: chính quy

 

 

 

 

I

Các ngành đào tạo đại học

 

 

 

 

1

- Sư phạm Âm nhạc

 

01

N

 

2

- Sư phạm Mỹ thuật

 

02

H

 

3

- Quản lý văn hoá

 

03

R

 

4

- Thiết kế thời trang

 

04

H

 

5

- Hội họa

 

05

H

 

6

- Thiết kế đồ họa

 

06

H

 

II

Các ngành đào tạo cao đẳng

 

 

 

 

1

- Sư phạm Âm nhạc

 

C65

N

 

2

- Sư phạm Mỹ thuật

 

C66

H

 

 

Thông báo cũ hơn: