Những bề mặt mờ ảo, đường nét nhạt nhòa, những khung cảnh mờ sương và các môtíp mơ hồ là những hình ảnh thường xuất hiện trong nghệ thuật nhiếp ảnh hay tranh đương đại. Gerhard Richter, một họa sĩ độc đáo không giống ai, đã theo đuổi bút pháp mờ ảo này từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20. Bên cạnh một vài bức vẽ trừu tượng và rõ hình, triển lãm Blur After Richter (tạm dịch: (Bút pháp) Mờ ảo sau Richter), triển lãm còn giới thiệu một bộ phim cho chính Richter thực hiện, tập trung nói đến nội dung rằng hiện tượng hình ảnh mất nét, hầu hết do cách diễn tả chủ ý của họa sĩ, mô phỏng hình mẫu trong nhiếp ảnh, là chủ đề chính xuyên suốt trong cả sự nghiệp nghệ thuật của ông. Trong quá trình hoàn thiện (và chưa hoàn thiện) bức vẽ, Richter tự đặt ra câu hỏi một bức tranh có thể phản ánh điều gì, nó có mang một thông điệp gì đó không, hay chỉ đơn giản là bộc lộ chính nó, quyến rũ người xem chỉ ở chính về mặt của nó thôi? Và đôi lúc, chủ đề về những hình ảnh mờ ảo này cũng không phải là của riêng Richter nữa. Ví như những tác phẩm trong cuộc triển lãm Blur After Richter này cho thấy, hiện tượng những hình ảnh có bề mặt ngoài mờ ảo này lại trở thành một đặc trưng, thậm chí là yếu tố quyết định của nghệ thuật đương đại. Cuộc triển lãm quy tụ các tác phẩm của 24 nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước Đức, khai thác yếu tố hình ảnh mờ ảo hay môtíp nhạt nhòa theo cách riêng của từng nghệ sĩ. Triển lãm cũng cho người xem được thấy những phản ứng của thế hệ trẻ về nghệ sĩ bậc cha chú Gerhard Richter, cũng như để tìm hiểu thêm những vấn đề, khía cạnh nổi lên xung quanh những hình ảnh được diễn đạt theo phương pháp này.
Những hình ảnh mờ ảo này thường được diễn tả ở trạng thái ở giữa sự hiện hình rõ nét và sự phân tán tan rã, giữa ký ức và sự lãng quên. Thông thường nó là kết quả của một tổ hợp các quá trình mà tại đó, những đường ranh giới giữa hội họa và nhiếp ảnh cũng tự chúng nhòa mờ vào nhau do sự tương tác giữa bản chất nhiếp ảnh, phương pháp xử lý của hội họa. Mối quan hệ giữa tranh và chủ đề mà nó phản ánh hiện nay dường như cũng đang trở nên bất ổn. Với những họa sĩ tham gia cuộc triển lãm này, đó là một trải nghiệm vừa tự do, vừa khó khăn. Mỗi cách tiếp cận chủ đề của họ lại mang lại những vẻ đẹp quyến rũ khác nhau trong cuộc triển lãm này.
Triển lãm có sự tham gia của các nghệ sĩ: Pablo Alonso, David Armstrong, Anna und Bernhard Blume, Michael Engler, Wolfgang Ellenrieder, Isca Greenfield-Sanders, Maxine Henryson, Nicole Hollmann, Bill Jacobson, Adam Jankowski, Tamara KE, Wolfgang Kessler, Karin Kneffel, Peter Loewy, Marc L#ders, Peters Ralf, Shihua Qiu, Gerhard Richter, Rondinone Ugo, Johanna Smiatek, Thomas Volland, Steffl Ernst, Wendels Franziskus, Michael Wesely và Paul Winstanley
Theo vietnamfineart.com.vn