Nội san

VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH THỜ NGƯỜI SÁN DÌU Ở TỈNH TUYÊN QUANG VÀO SẢN PHẨM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

02 Tháng Năm 2024

Nguyễn Thị Như Huệ

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW

 

Nghệ thuật tạo hình tranh thờ người Sán Dìu ở tỉnh Tuyên Quang là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Với sự sáng tạo và tâm hồn dày dặn của người nghệ nhân, nét đẹp tinh tế của văn hóa dân gian được tái hiện qua từng bố cục, hình mảng, màu sắc, đường nét của từng tác phẩm. Trong sản phẩm thiết kế đồ họa, việc áp dụng nghệ thuật tạo hình tranh thờ người Sán Dìu sẽ mang lại một sự độc đáo và thu hút đặc biệt. Bằng cách sử dụng các yếu tố truyền thống như màu sắc, họa tiết và biểu tượng của văn hóa Sán Dìu, ta có thể tạo ra các thiết kế đồ họa độc đáo và phong cách.

            Trong việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, việc vận dụng các yếu tố tạo hình trong tranh thờ người Sán Dìu như: Phật, Ngọc Hoàng, Cô tiên, con vật, hoa lá…vào sản phẩm mĩ thuật ứng dụng giúp người học phát triển kỹ năng thiết kế đồ họa của mình một cách toàn diện hơn, đồng thời nhận thức rõ ràng hơn về vai trò và giá trị của việc kế thừa vốn cổ dân tộc trong sáng tác, trong thiết kế. Bên cạnh đó, các bạn vẽ thiết kế cũng có thêm sáng tạo, từ đó vận dụng một cách phong phú hơn cho sản phẩm của mình. Điều này không chỉ tôn vinh văn hóa địa phương mà còn tạo ra một sự kết nối sâu sắc với khách hàng và người tiêu dùng. Bằng cách này, nghệ thuật tạo hình tranh thờ người Sán Dìu không chỉ là một phần của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho thế hệ người thiết kế đồ họa hiện đại, giữ cho di sản văn hóa dân tộc song hành cùng với nghệ thuật đương đại.

1. Khái quát về tranh thờ người Sán Dìu và ngành Thiết kế Đồ họa

Tranh thờ người Sán Dìu với nội dung chủ đề về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện các hệ thần (thế giới thần) trong thế giới thần linh trên trời, dưới nước, dưới đất của Đạo giáo - Phật giáo chất chứa nhiều tính huyền bí, ma thuật. Sự hiện diện của thế giới thần linh không có thực ở trong tranh, kết hợp lối vẽ đồng hiện của nghệ nhân tranh thờ đó là bố trí cùng một lúc trên khuôn tranh có rất nhiều lớp không gian - thời gian, thực - ảo, chính - phụ, thần linh - con người.

Người Sán Dìu cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Họ cũng giống người Dao thờ đa thần nguyên thủy cùng hệ thống thần linh Đạo giáo đã hình thành nên quan điểm thế giới quan, nhân sinh quan trong đời sống văn hóa tín ngưỡng. Yếu tố này được thể hiện ở việc phân chia các dòng họ của người Sán Dìu mang đậm tính tôn giáo.

Tranh thờ của người Sán Dìu là một nghệ thuật dân gian độc đáo và phong phú. Tranh thờ này thường được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và có nhiều yếu tố siêu thực như màu sắc, không gian, hình thể, mảng - nét và bố cục . Tranh thờ của người Sán Dìu thường có màu sắc đẹp, bố cục, không gian hài hòa, cách tạo hình đặc sắc, các gam màu rất mạnh mẽ và rực rỡ. 

Sau thập niên 80 của thế kỷ XX, Thiết kế Đồ họa đã vượt ra ngoài phạm vi vốn có, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực ấn loát, trang trí bề mặt, làm đẹp cho sản phẩm công nghiệp, mà ngày càng được mở rộng vai trò truyền thông hình ảnh. Những giải pháp sáng tạo của các họa sĩ thiết kế đồ họa hiện đại được thực hiện không bị giới hạn bởi bất cứ phương tiện truyền thông thị giác nào (phim ảnh, vô tuyến truyền hình, các giao diện điện tử...). Thiết kế đồ họa hiện nay được hiểu theo nghĩa: là việc lập kế hoạch cho một quy trình, đưa ra ý tưởng, phương pháp, giải pháp sáng tạo cho vấn đề truyền thông thị giác, thông qua việc sử dụng văn bản, tổ chức không gian, hình ảnh, màu sắc. Nó bao gồm tổng hợp cả quá trình thiết kế, mà sau quá trình đó, các sản phẩm thiết kế và thông tin liên lạc được tạo ra.

Thiết kế đồ họa là một hình thức mà người thiết kế được tự do lựa chọn, sáng tạo, sắp xếp các yếu tố thị giác như minh họa, ảnh chụp, chữ viết và các đường nét trên một bề mặt để tạo ra và truyền tải một thông điệp. Người thiết kế đồ họa tốt phải có những yêu cầu như: vận dụng thành thạo những kỹ năng thiết kế, các phần mềm thiết kế, có sự sáng tạo để truyền đạt thông tin qua tác phẩm của mình đến người đọc, nắm bắt được mục đích của khách hàng… Một tác phẩm thiết kế tốt là một tác phẩm mà khi nhìn vào, chúng ta thấy được vẻ đẹp của nó, sự hài hòa về hình ảnh, chữ, màu sắc, và thông điệp mà nó muốn gửi đến người xem.

2. Một số tác phẩm tiêu biểu

Bát tiên

Tranh bát tiên dùng để cấp sắc, cấp thời, học thời dân tộc Sán dìu về làm chay, làm ma mấy cô Tiên phải đến xem độ xớ giữa cấp thời và cấp sắc phải trình qua 8 cô Tiên. Các cô Tiên đối chiếu xớ giữa lúc cấp sắc các cô Tiên là ban giám khảo, kiểm duyệt. Phần dưới là những cô gái đại diện cho những người cấp dưới.

          Phật

Tranh dân gian: Chủ yếu là tranh dùng trong các cuộc hành lễ cúng bái cho cộng đồng của các thầy cúng. Tất cả các thầy cúng, mỗi thầy có một bộ tranh gồm 24 bức và chia làm hai loại tranh: Tranh cúng chay và tranh cúng mặn.

        Nhịp cầu hoa

Cầu Hoa giải trừ tai ách, trả lễ Mụ. (Quan Tào). Nhà bá bộ phán quan, những vị quan làm trách nhiệm phán xét xử tội. Soi xét tội tình, xem có 45 đúng người đúng tội không. 12 nhịp cầu hoa. Nếu trẻ em chưa qua 13 tuổi, khó nuôi hay ốm, giải trừ tai ách, trả lễ Mụ. Báo ơn Phán quan

3. Sự độc đáo của Bố cục tranh thờ Sán Dìu

Tranh thờ Sán Dìu mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ đặc trưng của dân tộc, với nội dung phong phú. Dễ dàng nhận ra trong tranh các tín ngưỡng, tư duy và hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc. Tranh thờ có bố cục hẹp, nhiều màu sắc, rất sáng tạo và hết sức gần gũi với cuộc sống đời thường. Trong tranh thờ, không có giới hạn về không gian, thời gian, mà thực chen với ảo, con người xuất hiện bên cạnh thần linh, ma quỷ. Giới chuyên môn cho rằng, đây chính là thành công trong tư duy sáng tác của các họa công tranh thờ.

Tranh thờ người Sán Dìu thể hiện nét vẽ hồn nhiên nhưng đầy lòng trắc ẩn nội tâm của họ, làm cho tranh nhìn thoáng thì có vẻ vụng về nhưng xem kĩ thì có cốt, có hồn mà không họa sĩ nào làm được. Như vậy, người vẽ tranh phải là người am hiểu các qui luật của âm dương ngũ hành, là cầu nối giữa thế giới hiện thực và thế giới siêu tự nhiên.Tranh thờ của người Sán Dìu, nét mảng là một yếu tố trang trí quan trọng, thường được sử dụng để tạo ra sự phong phú và sâu sắc cho bức tranh. Nét mảng thường được sử dụng để biểu hiện các chi tiết như áo quần, phụ kiện và các yếu tố văn hóa truyền thống khác của dân tộc Sán Dìu. Các nét mảng thường được vẽ một cách tỉ mỉ và tinh tế, thể hiện sự khéo léo và tinh thần cẩn thận của người nghệ nhân. Chúng có thể được sử dụng để tạo ra sự đa dạng trong màu sắc và hoa văn, tạo nên một bức tranh sống động và sinh động. Nét mảng cũng có thể được sử dụng để tạo ra các điểm nhấn hoặc nhấn mạnh trên bức tranh, giúp các đối tượng trong tranh trở nên rõ ràng và thu hút sự chú ý của người xem.

4. Vận dụng vào sáng tác thiết kế cho sinh viên ngành Thiết kế đồ họa

 Vận dụng vào học phần thiết kế bao bì, tem, nhãn, mác

Để tạo ra những hình ảnh đưa vào thiết kế bao bì, tem, nhãn mác. Sử dụng các họa tiết và hình ảnh truyền thống của tranh thờ dân tộc Sán Dìu vào trang trí bao bì, tem, nhãn, mác. Việc áp dụng nghệ thuật tạo hình tranh thờ của dân tộc Sán Dìu vào học phần thiết kế bao bì, tem, nhãn, mác không chỉ là một cách để tạo ra các sản phẩm độc đáo mà còn là cơ hội để kết nối với di sản văn hóa sâu sắc của Việt Nam. Bằng cách sử dụng các yếu tố truyền thống của nghệ thuật Sán Dìu, ta có thể tạo ra những bao bì độc đáo và có giá trị văn hóa cao.

 Vận dụng vào học phần thiết kế lịch

Việc áp dụng nghệ thuật tạo hình tranh thờ của dân tộc Sán Dìu vào học phần thiết kế lịch sẽ mang lại sự độc đáo và sâu sắc cho sản phẩm cuối cùng. Bằng cách sử dụng các yếu tố tạo hình trong tranh thờ dân tộc Sán Dìu, ta có thể tạo ra các mẫu lịch độc đáo và phong phú, đồng thời tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc. Trong thiết kế lịch, các họa tiết trong tranh thờ của dân tộc Sán Dìu có thể được sử dụng để trang trí các trang lịch. Các họa tiết hoa văn và biểu tượng văn hóa đặc trưng có thể được kết hợp để tạo ra các trang lịch độc đáo và sâu sắc. Việc áp dụng màu sắc trong tranh thờ dân tộc Sán Dìu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thu hút và nổi bật cho các trang lịch. Các gam màu truyền thống của Sán Dìu được áp dụng một cách sáng tạo để tạo ra sự ấn tượng và gây ấn tượng mạnh mẽ.

 Vận dụng vào bài tập thiết kế tem bưu chính

Trong việc thiết kế tem bưu chính dựa trên nghệ thuật tranh thờ của dân tộc Sán Dìu, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm đậm chất văn hóa địa phương. Hình ảnh tranh thờ dân tộc Sán Dìu, các bức tranh tiêu biểu nổi bật có thể trở thành trung tâm của tem. Họa tiết hoa văn phức tạp, những chi tiết tỉ mỉ kết hợp với màu sắc nổi bật tạo ra sự ấn tượng cho tem. Các gam màu truyền thống như đỏ rực rỡ, xanh lá cây tươi sáng và vàng ấm áp có thể được áp dụng một cách tinh tế để tạo ra sự nổi bật và gây ấn tượng.

Có thể nói, việcvận dụng nghệ thuật tạo hình tranh thờ người Sán Dìu ở tỉnh Tuyên Quang vào sản phẩm thiết kế đồ họa là một cách để tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đồng thời tạo ra những sản phẩm độc đáo và mang tính nhận thức cao về văn hóa dân tộc trong môi trường thiết kế đồ họa hiện đại.