I. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SP ÂM NHẠC, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
- Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; các kiến thức về tin học ngoại ngữ cơ bản và chuyên ngành trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
- Vận dụng các kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của lịch sử văn minh thế giới, nghệ thuật học, mỹ học, phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Âm nhạc.
- Vận dụng các kiến thức về quá trình lịch sử và các thành tố của văn hóa Việt Nam trong học tập, nghiên cứu giảng dạy âm nhạc.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản về âm nhạc ở trình độ đại học sư phạm để trên cơ sở đó có vận dụng vào học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc và khả năng quản lý công tác dạy học âm nhạc ở các cơ quan quản lý giáo dục.
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Sử dụng được kiến thức cơ bản toàn diện để xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc; Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc; Có khả năng thể hiện các ca khúc nghệ thuật, diễn tấu được các bản nhạc soạn cho đàn Electric Keyboard và đàn Guitare; Có nghiệp vụ dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thông và trình độ cao đẳng, đại học.
- Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về giáo dục âm nhạc và khoa học giáo dục âm nhạc; Nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc; Có năng lực tuyên truyền, giáo dục âm nhạc.
- Vận dụng được kiến thức đã học để tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; Theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành bậc học nhằm không ngừng nâng cao trình độ; Trợ giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học âm nhạc; Có khả năng đóng góp vào phong trào âm nhạc chung; đồng thời, biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc.
1.5. Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm
- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, trạng thái tâm lý, từ đó đề xuất phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp.
- Giải thích được bản chất và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người và xã hội, biết các công việc của người giáo viên Âm nhạc đối với lớp học của mình.
- Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học nói chung vào quá trình dạy học của bộ môn và có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ trong dạy học Âm nhạc.
- Lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ học sinh tự học và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Thực hành vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp đặc trưng môn âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Vận dụng những hiểu biết về một số vấn đề chuyên sâu của nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, các nước trong khu vực và thế giới vào học tập, nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu dạy học âm nhạc ở trường phổ thông.
1.6. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt kiến tập, thực tập sư phạm theo yêu cầu của trường phổ thông.
- Hiểu và vận dụng được qui trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp và thi thực hành, Lý thuyết Âm nhạc tổng hợp; cách lập kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành tốt khoá luận/kỳ thi tốt nghiệp.
- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Âm nhạc trong thực tiễn nghề nghiệp.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
2.1.1.1. Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
- Vận dụng kiến thức Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận dạy học… thiết kế được bộ công cụ khảo sát đối tượng dạy học.
- Vận dụng các kiến thức xã hội, khảo sát môi trường giáo dục (đặc điểm địa phương, cha mẹ HS…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
2.1.1.2. Kĩ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch dạy học, giáo dục
- Sử dụng các thông tin về đối tượng và môi trường giáo dục, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng dạy học và môi trường giáo dục.
- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch dạy học, lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học, công cụ hỗ trợ phù hợp từng bài học.
- Lập được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội (tổng phụ trách), giáo dục, quản lý người học.
2.1.1.3. Kĩ năng tổ chức và triển khai kế hoạch dạy học, giáo dục
- Dựa vào kế hoạch dạy học, xác định được các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học.
- Tổ chức được các hoạt động dạy học đa dạng phù hợp các đối tượng khác nhau, vận dụng cách thức hướng dẫn học sinh tự học phù hợp môn học.
- Kết hợp được các hoạt động giáo dục trong quá trình dạy học môn học, trong và ngoài nhà trường.
- Có khả năng giáo dục học sinh đặc biệt.
2.1.1.4. Kĩ năng đánh giá kết quả học tập của người học, đánh giá cải tiến việc dạy học, giáo dục:
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học.
- Thiết kế được các bài kiểm tra đánh giá theo những mục đích, mục tiêu phù hợp nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
- Dựa vào kế hoạch dạy học, giáo dục, lập được bản ghi chép, đánh giá cải tiến việc dạy học, giáo dục; lập được kế hoạch đánh giá kết quả của từng hoạt động giáo dục.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ dạy học.
2.1.1.5. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp
- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy học.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ dạy học môn học Âm nhạc.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống:
- Đánh giá được bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc và bối cảnh toàn cầu đối với giáo dục nói chung, dạy học âm nhạc nói riêng từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
2.1.5. Năng lực vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp:
- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu và dạy học Âm nhạc.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng cải tiến việc dạy học môn học, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho môn học, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Có khả năng tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi...
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có khả năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
2.2.3. Quản lý môi trường dạy và học
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động trong trường, trong lớp phụ trách.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
2.2.6. Các kỹ năng mềm khác
Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học:
- Kĩ năng nghe, nói, đọc viết đạt trình độ A2 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu.
- Sử dụng được tin học văn phòng cơ bản và tin học chuyên ngành Âm nhạc phù hợp công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức:
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo;
- Yêu nghề, yêu học sinh, nhiệt tình trong công tác;
- Tác phong chuyên nghiệp, thể hiện tác phong mẫu mực của người giáo viên.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp:
Cử nhân Sư phạm Âm nhạc làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Âm nhạc, Nghệ thuật học, Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc; Làm công tác giảng dạy Âm nhạc tại các trường đại học, cao đẳng và các bậc ở phổ thông; Làm công tác quản lý văn hóa nghệ thuật ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội; Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối ngành nghệ thuật; Có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
- Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; các kiến thức về tin học ngoại ngữ cơ bản và chuyên ngành trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
- Vận dụng các kiến thức về quá trình hình thành, phát triển nghệ thuật học, mỹ học trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Âm nhạc.
- Vận dụng các kiến thức về quá trình lịch sử và các thành tố của văn hóa Việt Nam trong học tập, nghiên cứu giảng dạy âm nhạc.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản về âm nhạc ở trình độ Cao đẳng sư phạm để trên cơ sở đó có vận dụng vào học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc và khả năng giảng dạy âm nhạc ở các trường phổ thông.
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Sử dụng được kiến thức cơ bản toàn diện để xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc; Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc; Có khả năng thể hiện các ca khúc nghệ thuật, diễn tấu được các bản nhạc soạn cho đàn Electric Keyboard hoặc đàn Guitare; Có nghiệp vụ dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thông.
- Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về giáo dục âm nhạc và khoa học giáo dục âm nhạc; Nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục âm nhạc; Có năng lực tuyên truyền, giáo dục âm nhạc.
- Vận dụng được kiến thức đã học để tổ chức, vận động cha mẹ học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; Theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành bậc học nhằm không ngừng nâng cao trình độ; Trợ giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học âm nhạc; Có khả năng đóng góp vào phong trào âm nhạc chung; đồng thời, biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc.
1.5. Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm
- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, trạng thái tâm lý, từ đó đề xuất phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp.
- Giải thích được bản chất và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người và xã hội, biết các công việc của người GV Âm nhạc đối với lớp học của mình.
- Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học nói chung vào quá trình dạy học của bộ môn và có khả năng sử dụng một số phương tiện công nghệ trong dạy học Âm nhạc.
- Lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất.
- Thực hành vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp đặc trưng môn âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Vận dụng những hiểu biết về một số vấn đề chuyên sâu của nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, các nước trong khu vực và thế giới vào học tập, nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu dạy học âm nhạc ở trường phổ thông.
1.6. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt kiến tập, thực tập sư phạm theo yêu cầu của trường phổ thông.
- Hiểu và vận dụng được qui trình thi thực hành/Lý thuyết Âm nhạc tổng hợp trong kỳ thi tốt nghiệp.
- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Âm nhạc trong thực tiễn nghề nghiệp.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
2.1.1.1. Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
- Vận dụng kiến thức Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận dạy học… thiết kế được bộ công cụ khảo sát đối tượng dạy học.
- Vận dụng các kiến thức xã hội, khảo sát môi trường giáo dục (đặc điểm địa phương, cha mẹ HS…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
2.1.1.2. Kĩ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch dạy học, giáo dục
- Sử dụng các thông tin về đối tượng và môi trường giáo dục, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng dạy học và môi trường giáo dục.
- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch dạy học, lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học, công cụ hỗ trợ phù hợp từng bài học.
- Lập được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn Đội (tổng phụ trách), giáo dục, quản lý người học.
2.1.1.3. Kĩ năng tổ chức và triển khai kế hoạch dạy học, giáo dục
- Dựa vào kế hoạch dạy học, xác định được các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học.
- Tổ chức được các hoạt động dạy học đa dạng phù hợp các đối tượng khác nhau, vận dụng cách thức hướng dẫn học sinh tự học phù hợp môn học.
- Kết hợp được các hoạt động giáo dục trong quá trình dạy học môn học, trong và ngoài nhà trường.
2.1.1.4. Kĩ năng đánh giá kết quả học tập của người học, đánh giá cải tiến việc dạy học, giáo dục:
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học.
- Thiết kế được các bài kiểm tra đánh giá theo những mục đích, mục tiêu phù hợp nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
- Dựa vào kế hoạch dạy học, giáo dục, lập được bản ghi chép, đánh giá cải tiến việc dạy học, lập được kế hoạch đánh giá kết quả của từng hoạt động giáo dục.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ dạy học.
2.1.1.5. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp
- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy học.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ dạy học môn học Âm nhạc.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống:
- Đánh giá được bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc và bối cảnh toàn cầu đối với giáo dục nói chung, dạy học âm nhạc nói riêng từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
2.1.5. Năng lực vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp:
- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu và dạy học Âm nhạc.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng cải tiến việc dạy học môn học, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho môn học, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Có khả năng tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi...
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có khả năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
2.2.3. Quản lý môi trường dạy và học
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong trường, trong lớp phụ trách.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
2.2.6. Các kỹ năng mềm khác
Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học:
- Kĩ năng nghe, nói, đọc viết đạt trình độ A2 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu.
- Sử dụng được tin học văn phòng cơ bản phục vụ công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức:
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo;
- Yêu nghề, yêu học sinh, nhiệt tình trong công tác;
- Tác phong chuyên nghiệp, thể hiện tác phong mẫu mực của người giáo viên.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp:
Cử nhân Sư phạm Âm nhạc làm công tác giảng dạy Âm nhạc tại các trường phổ thông; Làm công tác quản lý văn hóa nghệ thuật ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội; Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối ngành nghệ thuật; có thể học tiếp lên trình độ đại học.
III. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
- Vận dụng được kiến thức các môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
- Vận dụng kiến thức các môn học: Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật... trong học tập, nghiên cứu, sáng tác và giảng dạy mỹ thuật.
- Vận dụng kiến thức môn học: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo trong tổ chức hoạt động dạy và học mỹ thuật.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, trạng thái tâm lý, đặc điểm trong ngôn ngữ tạo hình... từ đó đề xuất phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp.
- Giải thích được bản chất và vai trò của giáo dục mỹ thuật đối với sự phát triển con người và xã hội, nhận biết nhiệm vụ của người giáo viên mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học nói chung, phương pháp dạy học mỹ thuật nói riêng vào quá trình giáo dục thẩm mỹ, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện, công nghệ hiện đại trong dạy học.
- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng về quy trình xây dựng và sử dụng các phương pháp đánh giá khách quan thành tích học tập của học sinh.
- Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mỹ thông qua các hoạt động mỹ thuật từ đó góp phần định hướng trong việc hoàn thiện nhân cách theo xu thế tích cực.
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Sử dụng được kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về nghệ thuật tạo hình trong việc học tập các môn học chuyên ngành mỹ thuật ở bậc đại học, nghiên cứu, sáng tác và đáp ứng được yêu cầu giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Vận dụng được tri thức, phương pháp luận nghệ thuật vào cuộc sống và hình thành các phương pháp nghiên cứu, sáng tác, giảng dạy, tổ chức hoạt động mỹ thuật.
- Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của mỹ thuật thế giới, mỹ thuật Việt Nam, kiến thức về mỹ thuật học trong học tập các môn học khác (thuộc chuyên ngành mỹ thuật ở bậc đại học), nghiên cứu và đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
- Nắm được kiến thức khoa học về nghệ thuật tạo hình, sử dụng hiệu quả các chất liệu, phương pháp xây dựng tác phẩm (Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Trang trí....)
1.5. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm
- Vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ học sinh tự học và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp đặc trưng môn mỹ thuật theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Vận dụng những hiểu biết về một số vấn đề chuyên sâu của mỹ thuật dân tộc và mỹ thuật các nước trong khu vực vào học tập, nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu dạy học mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.6. Kiến thức tốt nghiệp
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt thực tế chuyên môn. Hiểu được vai trò của cuộc sống trong sáng tạo nghệ thuật. Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa cuộc sống và nghệ sỹ, nghệ sỹ và tác phẩm. Rèn luyện kỹ năng nắm bắt và quan sát thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành ý tưởng nghệ thuật.
- Sử dụng hiệu quả các chất liệu Hội họa, Đồ họa trong sáng tác chuyên khoa. Nắm được qui trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận tốt nghiệp; cách lập kế hoạch và khai thác các tài liệu ghi chép, ký họa từ thực tế phù hợp với điều kiện học tập để hoàn thành tốt bài sáng tác chuyên ngành một cách khoa học.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
- Hình thành năng lực thực hành cơ bản và phương pháp sáng tác Mỹ thuật theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động Mỹ thuật.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, tư duy hình tượng, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn hoạt động Mỹ thuật và giáo dục thẩm mỹ.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ dạy học và sáng tác nghệ thuật .
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy và tổ chức hoạt động Mỹ thuật trong Nhà trường và ngoài xã hội
2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu và dạy học Mỹ thuật.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng đổi mới phương pháp dạy học môn học, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục thẩm mỹ, hình thành các ý tưởng nghiên cứu khoa học hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành .
- Hình thành năng lực sáng tác, phát triển ý tưởng nghệ thuật, tham gia và tổ chức các hoạt động Mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu đổi mới của toàn xã hội.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Hình thành năng lực tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi trong môi trường xã hội.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Phát triển năng lực thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
- Quản lý môi trường dạy và học.
- Năng lực ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Kiểm tra các hoạt động Mỹ thuật trong trường, trong lớp phụ trách.
2.2.3. Kĩ năng giao tiếp
- Hình thành năng lực thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, nhóm.
- Giao tiếp bằng văn bản hoặc Email.
2.2.4. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ
Nghe, nói, đọc viết đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu (tương đương 4.0 IELTS).
2.2.5. Các kỹ năng mềm khác
- Hoạt động xã hội: Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp đặc điểm lứa tuổi, mục tiêu dạy học, giáo dục.
- Kỹ năng sử dụng được tin học văn phòng cơ bản, tin học chuyên ngành phù hợp công việc giảng dạy và sáng tác nghệ thuật.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, tâm huyết và say mê lao động sáng tạo nghệ thuật.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực thẩm mỹ, đạo đức nhà giáo, nghệ sỹ.
- Yêu nghề, yêu học sinh, nhiệt tình trong giảng dạy, say mê trong sáng tạo nghệ thuật.
- Tác phong chuyên nghiệp, mẫu mực của nhà giáo, nghệ sỹ ..
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Hiểu biết về nền văn hóa, quan niệm thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu biết về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp
- Giảng dạy Mỹ thuật tại các trường trong hệ thống giáo dục, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu Mỹ thuật tại các trường, câu lạc bộ, Nhà Văn hóa... .
- Đảm nhận công tác nghiên cứu, tổ chức hoạt động mỹ thuật tại các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu nghệ thuật, lí luận và phương pháp dạy học Mỹ thuật.
- Quản lý tư liệu Mỹ thuật tại các cơ sở: Bảo tàng, Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật, Di tích lịch sử...
- Tổ chức các sự kiện, hoạt động mỹ thuật, văn hoá... tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội...
- Đảm nhận những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.
IV. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
- Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
- Vận dụng các kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật... trong học tập, nghiên cứu, sáng tác và giảng dạy Mỹ thuật.
- Vận dụng kiến thức về Quản lý hành chính nhà nước & Quản lý giáo dục đào tạo trong tổ chức hoạt động dạy và học Mỹ thuật.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, trạng thái tâm lý, đặc điểm trong ngôn ngữ tạo hình... từ đó, đề xuất phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp.
- Giải thích được bản chất và vai trò của giáo dục Mỹ thuật đối với sự phát triển con người và xã hội, nhận biết nhiệm vụ của người giáo viên Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp.
- Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học nói chung, phương pháp dạy học Mỹ thuật nói riêng vào quá trình dạy học mỹ thuật, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ trong dạy học.
- Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng về quy trình xây dựng và sử dụng các phương pháp đánh giá khách quan thành tích học tập của học sinh.
- Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp thông qua các hoạt động mỹ thuật từ đó góp phần định hướng trong việc hoàn thiện nhân cách theo hướng tích cực.
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Sử dụng được kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về mỹ thuật trong việc học tập các môn học chuyên ngành mỹ thuật ở cao đẳng, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học mỹ thuật trong nhà trường phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp.
- Sử dụng được những kiến thức cơ bản về mỹ thuật trong học tập và sáng tác; vận dụng được tri thức, phương pháp luận nghệ thuật vào cuộc sống và hình thành các phương pháp nghiên cứu, sáng tác, giảng dạy, tổ chức hoạt động mỹ thuật.
- Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của mỹ thuật thế giới, mỹ thuật Việt Nam, kiến thức về mỹ thuật học trong học tập các môn học chuyên ngành mỹ thuật ở bậc cao đẳng, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu giáo dục thẩm mỹ .
1.5. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm
- Vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ học sinh tự học và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp đặc trưng môn Mỹ thuật theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Vận dụng những hiểu biết về mỹ thuật dân tộc và mỹ thuật các nước trong khu vực vào học tập, nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu dạy học mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.6. Kiến thức tốt nghiệp
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt kiến tập, thực tập sư phạm theo yêu cầu của trường phổ thông.
- Hiểu và vận dụng được qui trình thực hiện bài tốt nghiệp; cách lập kế hoạch và khai thác các tài liệu, thực tế, điều kiện học tập để hoàn thành tốt bài sáng tác mỹ thuật.
- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu, sáng tác và giảng dạy mỹ thuật trong thực tiễn nghề nghiệp.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
- Hình thành năng lực thực hành cơ bản và sáng tác mỹ thuật theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Biết xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động mỹ thuật.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy học.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ dạy học môn Mỹ thuật.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy học.
2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu và dạy học Mỹ thuật.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng cải tiến việc dạy học môn học, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho môn học, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Hình thành năng lực tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi...
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Phát triển năng lực thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
2.2.3. Quản lý môi trường dạy và học
- Năng lực ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Kiểm tra các hoạt động mỹ thuật trong trường, trong lớp phụ trách.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
- Hình thành năng lực thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, nhóm.
- Giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
2.2.5. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ
- Nghe, nói, đọc, viết đạt trình độ A1 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu.
2.2.6. Các kỹ năng mềm khác
- Hoạt động xã hội: Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp đặc điểm lứa tuổi, mục tiêu dạy học, giáo dục.
- Kỹ năng sử dụng được tin học văn phòng cơ bản phù hợp công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo
- Yêu nghề, yêu học sinh, nhiệt tình trong công tác
- Tác phong chuyên nghiệp, mẫu mực của người giáo viên.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Hiểu biết về văn hóa, thẩm mỹ, tinh thần của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu biết về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp
- Đảm nhận công tác nghiên cứu, tổ chức hoạt động mỹ thuật tại các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu nghệ thuật.
- Giảng dạy mỹ thuật tại các trường trong hệ thống giáo dục, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu mỹ thuật tại các trường, Nhà Văn hóa... .
- Quản lý tư liệu mỹ thuật tại các cơ sở: Bảo tàng, Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật, di tích lịch sử...
- Tổ chức các hoạt động mỹ thuật, văn hoá... tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội...
- Đảm nhận những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.
- Có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
V. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THANH NHẠC, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
- Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; các kiến thức về tin học ngoại ngữ cơ bản và chuyên ngành trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
- Nghiên cứu, biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc.
- Vận dụng các kiến thức đã học của nhóm ngành vào quá trình hình thành, phát triển của lịch sử âm nhạc và văn minh thế giới, nghệ thuật học, mỹ học, phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập, nghiên cứu, biểu diển và giảng dạy thanh nhạc.
- Vận dụng các kiến thức về quá trình lịch sử, các thành tố của văn hóa Việt Nam trong học tập, nghiên cứu, biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
Nắm vững kỹ thuật thanh nhạc cơ bản ở trình độ đại học, trên cơ sở đó vận dụng vào học tập, biểu diễn, nghiên cứu khoa học, giáo dục âm nhạc, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật; cung cấp nguồn diễn viên cho các đoàn nghệ thuật, các trung tâm văn hóa; có khả năng quản lý hoạt động nghệ thuật chuyên và không chuyên.
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Sử dụng được kiến thức cơ bản toàn diện, phấn đấu để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, có tố chất của một người giảng viên giảng dạy chuyên ngành thanh nhạc, có năng lực tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
- Vận dụng được những hiểu biết cơ bản của chuyên ngành thanh nhạc, nắm được phương pháp, có phong cách biểu diễn chuẩn mực, có năng lực tuyên truyền, đưa âm nhạc vào đời sống xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những nhân tố có năng khiếu âm nhạc, ca hát.
1.5. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt kiến tập, thực tập biểu diễn thanh nhạc, đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành.
- Hiểu và vận dụng được qui trình nhằm thực hiện tốt chương trình biểu diễn tốt nghiệp, cách lập kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành chương trình tốt nghiệp và có khả năng định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu, biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc trong thực tiễn nghề nghiệp.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
2.1.1.1. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp
- Vận dụng kiến thức chuyên ngành đã học vào việc nghiên cứu, phát triển chuyên môn được đào tạo phù hợp với bản thân và môi trường làm việc.
2.1.1.2. Kỹ năng thực hành biểu diễn
- Vận dụng các phương pháp biểu hiện hình thể, biểu hiện tâm lý, diễn xuất nội tâm vào biểu diễn.
2.1.1.3. Kĩ năng đánh giá kết quả học tập của người học
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học.
- Thiết kế được các bài kiểm tra đánh giá theo những mục đích, mục tiêu phù hợp nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
- Dựa vào kế hoạch dạy học, giáo dục, lập được bản ghi chép, đánh giá cải tiến việc dạy học, giáo dục; lập được kế hoạch đánh giá kết quả của từng hoạt động giáo dục.
2.1.1.4. Kĩ năng quản lý, tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
- Lập được kế hoạch, lên khung chương trình cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên và không chuyên.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho chuyên ngành.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Đánh giá được bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc và bối cảnh toàn cầu đối với âm nhạc nói chung, thanh nhạc nói riêng từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
2.1.5. Năng lực vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp
- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu, biểu diễn và dạy học thanh nhạc.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho môn học, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Có khả năng tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi...
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có khả năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
2.2.3. Quản lý môi trường hoạt động chuyên ngành
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động trong môi trường công tác.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
2.2.5. Các kỹ năng mềm khác
Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học:
- Kĩ năng nghe, nói, đọc viết đạt trình độ A2 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu.
- Sử dụng được tin học văn phòng cơ bản và tin học chuyên ngành Âm nhạc phù hợp công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức của người nghệ sĩ.
- Khẳng định được năng lực chuyên môn.
- Góp phần trong việc tuyên truyền và giáo dục tư tưởng cho nhân dân thực hiện tốt đường lối và chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, có lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc, sinh viên được công tác và biểu diễn tại các đoàn nghệ thuật, các cơ sở đào tạo nghệ thuật, viện nghiên cứu âm nhạc, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; làm công tác quản lý văn hóa nghệ thuật ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội; làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối ngành nghệ thuật; có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
VI. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Về kiến thức:
1.1. Khối kiến thức chung:
Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành:
Vận dụng kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của khoa học quản lý để áp dụng trong lĩnh vực quản lí văn hóa.
1.3 . Khối kiến thức cơ sở ngành:
- Hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực quản lý văn hóa: kiến thức về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, lí luận văn hóa, các phạm trù thuộc lĩnh vực quản lí văn hóa.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng tổ chức/dàn dựng các chương trình nghệ thuật.
- Hình thành hiểu biết về nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành và tự định hướng trong việc điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.
1.4 . Khối kiến thức chuyên ngành:
- Trang bị kiến thức phương pháp luận trong nghiên cứu quản lí văn hóa.
- Kiến thức chuyên sâu để nghiên cứu, phân tích, chọn lọc trong các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa của nhân dân.
- Trang bị cho người học những kiến thức căn bản thuộc lĩnh vực quản lí văn hóa như: văn hóa của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; thị trường văn hóa; tổ chức sự kiện; quản lí văn hóa cơ sở; dàn dựng các chương trình nghệ thuật...
1.5 . Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp:
- Vận dụng được lý luận, phương pháp nghiên cứu về văn hóa vào thực tế tại các các cơ sở thực tập, gắn lý thuyết với thực hành nghề nghiệp.
- Thực hiện khoá luận tốt nghiệp; cách lập kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành tốt khoá luận.
2. Về kỹ năng
2.1 . Kỹ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp:
- Kỹ năng thích ứng và chủ động linh hoạt trong môi trường đặc thù văn hóa vùng miền: Vận dụng kiến thức Tâm lí học, dân tộc học học, văn hóa vùng và các vùng văn hóa, văn hóa dân gian… để nghiên cứu cách tiếp cận vào đời sống văn hóa trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Từ đó đưa ra những giải pháp có ích đối với các hoạt động nghiệp vụ văn hóa.
- Kỹ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch đề án, dự án văn hóa: Sử dụng cơ sở khoa học về quản lý văn hóa, lập dữ liệu, thống kê và phân loại nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Xác định rõ mục tiêu và đối tượng sử dụng văn hóa, từ đó lập kế hoạch đưa ra những giải pháp trong đề án, dự án nhằm phù hợp với các hình thái văn hóa khác nhau.
- Kỹ năng tổ chức và xây dựng hoạt động văn hóa: Tổ chức các qui trình thiết kế kịch bản văn hóa phù hợp các điều kiện khác nhau, vận dụng các phương tiện, kỹ thuật thể hiện nhằm phù hợp với từng hoàn cảnh văn hóa.
- Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động văn hóa, đánh giá các đề án, dự án văn hóa sau khi đã triển khai: Lập được kế hoạch, phương pháp kiểm tra đánh giá từng bước thực hiện trong qui trình hoạt động văn hóa. Thiết kế được các tiêu chí đánh giá theo những mục đích, mục tiêu, yêu cầu phù hợp nhằm đánh giá kết quả công tác quản lý nghiệp vụ văn hóa.
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp ngành quản lý văn hóa: Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc; xác định rõ ý thức học tập nâng cao để đáp ứng tốt yêu cầu trình độ chuyên môn cao của xã hội.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được đối tượng, vấn đề nghiên cứu, lập luận, phân tích và đề xuất được các giải pháp văn hóa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Chủ động đánh giá hoạt động văn hóa theo tiêu chí chất lượng, sáng tạo và mẫu mực.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức, có tư duy phê bình, năng động, sáng tạo và nghiêm túc trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống:
Có khả năng tổng hợp tài liệu tham khảo một cách trình tự, khoa học. Sắp xếp và quy hoạch các dự án nghiên cứu, tổ chức các sự kiện trong lĩnh vực văn hóa.
2.1.5. Năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Sử dụng linh hoạt, chủ động các kết quả ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa; tham gia nghiên cứu và phát triển loại hình kinh doanh văn hóa.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Cập nhật kiến thức, tìm tòi các ý tưởng cải tiến kỹ năng xây dựng hoạt động văn hóa, phổ biến các ý tưởng giàu tính sáng tạo, kinh nghiệm tổ chức văn hóa cho mọi người, hình thành các dự án nghiên cứu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn quản lý văn hóa.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kỹ năng cá nhân
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu.
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, hiểu biết xã hội và thích ứng với sự thay đổi...để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và môi trường trong nước, quốc tế.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có khả năng tổ chức, quản lý và làm việc nhóm (đa ngành), xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
2.2.3. Kĩ năng quản lý
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động của cá nhân, nhóm, tập thể.
- Chủ động tổ chức các hoạt động xã hội, phù hợp đặc thù văn hóa tộc người, địa phương, các tầng lớp và độ tuổi khác nhau.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
- Có kỹ năng giao tiếp tốt thông qua viết, thuyết trình, biết sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong giao tiếp, viết và thuyết trình.
2.2.5. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ
- Kĩ năng nghe, nói, đọc viết đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu (tương đương 4.0 IELTS). Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
2.2.6. Kỹ năng sử dụng tin học
Tin học văn phòng cơ bản, tin học chuyên ngành phù hợp công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác.
- Ý thức cộng đồng và tác phong chuyên nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ dồng nghiệp.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có tinh thần yêu nước, hiểu biết về văn hóa, ý thức và lòng tự hào dân tộc Việt Nam.
- Ý thức về an ninh - quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đạt trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ giáo dục thể chất và chứng chỉ giáo dục quốc phòng - an ninh theo chương trình qui định chung của Bộ giáo dục và Đào tạo.
4. Vị trí có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Tổ chức sự kiện, truyền thông, lập dự án, đề án về văn hóa xã hội, trung tâm triển lãm, hội chợ...
- Công tác tại các cơ quan thông tấn, báo chí (báo hình, báo nói, báo viết), trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, các sở văn hóa thể thao và du lịch, khu di tích văn hóa...
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các tổ chức, cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực văn hóa học, quản lý văn hóa. Có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
VII. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.1. Khối kiến thức chung của nhóm ngành:
- Vận dụng các kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của lịch sử văn minh thế giới, nghệ thuật học, mỹ học, tâm lý học trong học tập, nghiên cứu và thiết kế thời trang.
- Vận dụng các kiến thức về quá trình lịch sử và các thành tố của văn hóa Việt Nam trong học tập, nghiên cứu và thiết kế thời trang.
1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành:
- Nhận diện được các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm thời trang về tạo hình mỹ thuật ứng dụng, làm cơ sở đề đề xuất phương án thiết kế phù hợp.
- Giải thích được bản chất và vai trò của các yếu tố tạo hình đối với sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, biết các công việc của người họa sĩ thiết kế mỹ thuật ứng dụng.
- Vận dụng các kiến thức về hình họa, trang trí và cơ sở tạo hình nói chung, có khả năng sử dụng thành thạo các yếu tố và phương tiện tạo hình để mô tả, thể hiện, các quá trình nghiên cứu sáng tác, thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang và mỹ thuật ứng dụng.
- Hình thành hiểu biết về nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành và tự định hướng trong việc điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.
1.3. Khối kiến thức chuyên ngành:
- Sử dụng được kiến thức cơ bản toàn diện, hệ thống về thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang trong việc học tập các môn học khác (thuộc chuyên ngành thiết kế thời trang ở bậc đại học), nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm thời trang trong xã hội.
- Sử dụng được những hiểu biết cơ bản về lịch sử trang phục, khoa học vật liệu và công nghệ sản xuất sản phẩm thời trang trong học tập và nghiên cứu thiết kế sản phẩm thời trang; vận dụng được tri thức phương pháp luận design và hình thành các phương pháp nghiên cứu thiết kế mỹ thuật thời trang.
- Vận dụng được những hiểu biết về vật liệu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ, marketing và chất lượng sản phẩm thời trang trong học tập các môn học khác (thuộc chuyên ngành thiết kế thời trang ở bậc đại học).
- Vận dụng được các kiến thức về mỹ thuật, vật liệu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ để nghiên cứu, phân tích nguyên liệu, sản phẩm thời trang và các quá trình nghiên cứu tiền thiết kế, xây dựng bài toán thiết kế, thể hiện ý tưởng, góp phần xây dựng các phác thảo thời trang và mỹ thuật ứng dụng, đáp ứng được yêu cầu thiết kế thời trang trong xã hội.
- Lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, yêu cầu của sản phẩm thiết kế, đối tượng, hình thức thể hiện một cách hiệu quả nhất trong quá trình thiết thời trang.
- Thực hành vận dụng các kiến thức mỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ về sản phẩm thời trang, kĩ thuật thiết kế mỹ thuật phù hợp với đặc trưng của sản phẩm; thiết lập qui trình tạo mẫu, đánh giá chất lượng thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang.
- Vận dụng các kiến thức sâu của chuyên ngành thiết kế thời trang để thực hiện các bước nghiên cứu phục vụ thiết kế mỹ thuật sản phẩm trong ngành thời trang và thể hiện kết quả thiết kế trên phác thảo, hiện thực mẫu dựa trên các kỹ thuật đồ họa, các phần mềm thiết kế ứng dụng trong thiết kế thời trang và công nghệ cần thiết.
- Vận dụng các kiến thức chuyên sâu để nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và thiết kế, sáng tạo trong các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thiết kế thời trang, tạo các sản phẩm trong ngành thời trang với giá trị thẩm mỹ cao.
1.4. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:
- Hiểu và vận dụng được qui trình thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang theo nhu cầu của xã hội.
- Hiểu và vận dụng được qui trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp; cách lập kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành tốt khoá luận.
- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang trong sản xuất công nghiệp tại doanh nghiệp. Có khả năng thiết kế thời trang mang tính thẩm mỹ cao đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, được ứng dụng, đạt hiệu quả tốt về kinh tế.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
2.1.1.1. Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và điều kiện môi trường sáng tác thiết kế sản phẩm thời trang
- Vận dụng kiến thức tâm lí học, nhân trắc học, vật liệu may, công nghệ may… để nghiên cứu, khảo sát đối tượng sử dụng loại sản phẩm thiết kế.
- Vận dụng các kiến thức xã hội, khảo sát môi trường sử dụng sản phẩm (đặc điểm điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang.
- Vận dụng các kiến thức lịch sử trang phục, mỹ thuật trang phục, công nghệ gia công và sản xuất sản phẩm ... để nghiên cứu về xu hướng mốt trong thời trang, yêu cầu đối với sản phẩm, phục vụ cho việc định hướng ý tưởng sáng tác và thiết kế mỹ tthuật sản phẩm thời trang.
2.1.1.2. Kỹ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang
- Sử dụng các thông tin về đối tượng sử dụng sản phẩm, loại sản phẩm và điều kiện môi trường sử dụng sản phẩm, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang phù hợp với đối tượng và môi trường đặt ra.
- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch thiết kế mỹ thuật sản phẩm, lựa chọn được phương pháp, phương tiện thể hiện, công cụ hỗ trợ phù hợp từng công đoạn khi thiết kế và hiện thực sản phẩm thời trang.
- Lập được kế hoạch quản lý, kiểm soát và đánh giá kết quả thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang.
2.1.1.3. Kỹ năng tổ chức và triển khai kế hoạch thiết kế thời trang
- Dựa vào kế hoạch, qui trình thiết kế thời trang, xác định được các hình thức thực hiện từng bước thiết kế, phương pháp thể hiện phù hợp mục tiêu, nội dung, yếu cầu, đối tượng của sản phẩm thiết kế.
- Tổ chức được các qui trình thiết kế thời trang đa dạng phù hợp các đối tượng khác nhau, vận dụng các phương tiện, kỹ thuật thể hiện phù hợp với từng đối tượng, sản phẩm thiết kế.
- Kết hợp được các hoạt động khác để hỗ trợ, quảng cáo, giới thiệu và đánh giá sản phẩm thiết kế trong xã hội.
- Có khả năng thiết kế mỹ thuật cho các sản phẩm chuyên biệt, chức năng.
2.1.1.4. Kỹ năng đánh giá kết quả thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang, đánh giá các giải pháp thiết kế sáng tạo thời trang.
- Lập được kế hoạch, phương pháp kiểm tra đánh giá từng bước thực hiện trong qui trình thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang.
- Thiết kế được các tiêu chí đánh giá theo những mục đích, mục tiêu, yêu cầu phù hợp nhằm đánh giá kết quả thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang.
- Dựa vào kế hoạch, qui trình thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang, rút ra các nhận xét, đánh giá, kinh nghiệm nhằm cải tiến quá trình tạo mẫu, thiết kế mỹ thuật sản phẩm; đánh giá kết quả của từng nội dung nghiên cứu tiền thiết kế, kỹ thuật thể hiện ý tưởng trong quá trình sáng tác, thiết kế.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng tài liệu thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang.
2.1.1.5. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp thiết kế thời trang.
- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được đối tượng, vấn đề nghiên cứu, lập luận, phân tích và đề xuất được giải pháp thiết kế phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ quá trình hoạt động chuyên môn thiết kế thời trang.
- Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức, tư duy hệ thống và tư duy phê bình, tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực thiết kế thời trang.
2.1.4. Khả năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức
- Đánh giá được bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc và toàn cầu đối với thiết kế và phát triển sản phẩm thời trang nói chung, thiết kế trang phục nói riêng, từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
- Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học tập suốt đời.
2.1.5. Năng lực vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp
- Sử dụng các phương pháp, công nghệ truyền thống và hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật và quảng cáo sản phẩm thời trang; tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng các giải pháp mỹ thuật, kỹ thuật, các dự án trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm may; vận dụng được các kiến thức để giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải pháp thiết kế mỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa trong thế giới toàn cầu.
- Triển khai tổ chức, vận hành các trang thiết bị để thiết kế, chế tạo, sản xuất sản phẩm thời trang, thực hiện các giải pháp mỹ thuật, kỹ thuật, quảng cáo, trình diễn sản phẩm thiết kế.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Cập nhật kiến thức, tìm tòi các ý tưởng cải tiến việc thiết kế mỹ thuật sản phẩm thời trang, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho mọi người, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn thiết kế thời trang.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Có khả năng tự học và học tập suốt đời.
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, hiểu biết xã hội và thích ứng với sự thay đổi ... để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và môi trường quốc tế.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có khả năng tổ chức, quản lý và làm việc nhóm (đa ngành), xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.
2.2.3. Kĩ năng quản lý, lãnh đạo
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động của cá nhân và nhóm, tập thể.
2.2.4. Hoạt động xã hội
- Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp đặc điểm đối tượng và yêu cầu của sản phẩm thời trang tương ứng.
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp
- Có kỹ năng giao tiếp tốt thông qua viết, thuyết trình, biết sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong giao tiếp, viết và thuyết trình.
2.2.6. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học
- Kĩ năng nghe, nói, đọc viết đạt trình độ A2 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.
- Sử dụng được tin học văn phòng cơ bản, tin học chuyên ngành phù hợp công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác.
- Có ý thức cộng đồng và tác phong chuyên nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ dồng nghiệp.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; có trình độ lý luận chính trị theo chương trình qui định chung của Bộ Giáo dục và đào tạo; có chứng chỉ giáo dục thể chất và chứng chỉ giáo dục quốc phòng an ninh theo chương trình qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp
- Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực thời trang.
- Làm công tác giảng dạy chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề có đào tạo các ngành học liên quan đến thời trang.
- Làm công tác thiết kế sản phẩm thời trang ở các cơ sở, doanh nghiệp, công ty thiết kế, sản xuất sản phẩm thời trang
- Có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
VIII. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Về kiến thức
1.1. Khối kiến thức chung
Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
- Kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của lịch sử văn hóa, mỹ thuật thế giới là cơ sở trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng thiết kế mỹ thuật.
- Thẩm thấu kiến thức về các thành tố của văn hóa, nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng thiết kế mỹ thuật.
- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của đối tượng sử dụng, trạng thái tâm lý đời sống kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất phương pháp thiết kế, thủ pháp phù hợp.
- Phản ánh được bản chất và vai trò của của nghệ thuật thị giác đối với sự phát triển con người và xã hội, biết các công việc của họa sỹ thiết kế đối với đối tượng phục vụ.
- Gắn kết kiến thức về thẩm mỹ nói chung vào quá trình sáng tạo với thực tiễn của chuyên ngành TKĐH và có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin trong thiết kế.
- Hình thành hiểu biết về nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành và tự định hướng trong việc điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
- Có những hiểu biết cơ bản về mỹ thuật, nghệ thuật đồ họa thiết kế trong học tập vừa sáng tạo vừa khoa học; vận dụng được tri thức phương pháp luận mỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống.
- Hiểu biết về quá trình phát triển của mỹ thuật ứng dụng thế giới và mỹ thuật ứng Việt Nam, kiến thức về đồ họa thiết kế trong học tập các môn học khác (thuộc chuyên ngành TKĐH ở bậc đại học).
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Có hiểu biết cơ bản và toàn diện về kiến thức chuyên ngành để lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung , đối tượng một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ để tự kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm thiết kế.
- Hình thành tư duy nhạy bén, năng động tiếp để cận các kĩ thuật công nghệ phù hợp đặc trưng môn TKĐH theo định hướng của thực tiễn.
1.5. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
- Kiến thức cơ bản kết hợp với kiến thức thực tế mỹ thuật, thực tập chuyên môn theo yêu cầu của môi trường thực tiễn, tạo nhận thức mới về chất. Hình thành tư duy đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết và thực tiện, nhận thức thẩm mỹ với nhu cầu thị hiếu đời sống.
- Tự nhận thức, đánh giá được sở trường, tố chất thẩm mỹ để bước đầu có định hướng chuyên môn phù hợp với bản thân; Biết tổ chức lập kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập, tiếp cận với môi trường đời sống xã hội..
- Dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu thiết kế đồ họa để thu thập tài liệu có định hướng cụ thể, thiết thực: Chủ đề nội dung sát thực tiễn; Tiếp cận các hình thức biểu đạt của thời đại. Kiến thức có tương tác cao, đáp ứng hiệu quả tính sáng tạo cho đồ án tốt nghiệp.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
2.1.1.1. Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và thị hiếu văn hóa
- Vận dụng kiến thức cơ sở văn hóa Việt Nam, lịch sử văn minh Thế giới, thẩm mỹ công nghiệp … thiết kế được bộ công cụ khảo sát đối tượng sử dụng sản phẩm.
- Vận dụng các kiến thức xã hội, khảo sát môi trường văn hóa, xã hội (đặc điểm địa phương, lứa tuổi, ngành, lĩnh vực…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch theo nhóm sản phẩm thiết kế..
2.1.1.2. Kĩ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch
- Sử dụng các thông tin về đối tượng và thị hiếu, tâm lý xã hội, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch phù hợp đối tượng và môi trường sử dụng sản phẩm thiết kế.
- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch, lựa chọn được phương pháp, phương tiện, công cụ hỗ trợ phù hợp từng dạng đối tượng.
- Lập được kế hoạch công tác nhóm theo tính chất công việc, quản lý phần việc cá nhân.
2.1.1.3. Kĩ năng tổ chức và triển khai kế hoạch thiết kế và sản xuất
- Dựa vào kế hoạch, xác định được các hình thức tổ chức thiết kế, phương pháp triển khai thiết kế phù hợp mục tiêu, nội dung, đối tượng yêu cầu đề ra.
- Tổ chức được các hoạt động chuyên môn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của một tổ chức, cá nhân.
- Kết hợp được các hoạt động của thiết kế đồ họa với các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Khả năng tiếp thu và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt trong tổ chức sự kiện.
2.1.1.4. Kĩ năng đánh giá thẩm định quy trình thiết kế
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết quy trình thiết kế và công nghệ sản xuất.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng các phương tiện hỗ trợ thẩm định tính hiệu quả của sản phẩm thiết kế.
2.1.1.5. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp
- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp điều kiện thực tiễn .
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho các hình thức thiết kế mới (đồ họa).
2.1.4. Khả năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức
- Đánh giá được điều kiện thuận lợi, hạn chế của Việt Nam và bối cảnh toàn cầu đối với kinh tế, văn hóa nói chung, mỹ thuật ứng dụng nói riêng từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
2.1.5. Năng lực vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp
- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu và sáng tạo ngôn ngữ tạo hình.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng cải tiến việc thiết kế có hàm lượng nghệ thuật cao, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Có khả năng tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi...
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có khả năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
2.2.3. Kĩ năng quản lý, lãnh đạo
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động trong chuyên môn và sản xuất.
2.2.4. Hoạt động xã hội
Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp đặc điểm công tác chuyên môn
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp
Có khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
2.2.6. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học
- Kĩ năng nghe, nói, đọc viết đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu (tương đương 4.0 IELTS).
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa và ảnh, tin học văn phòng cơ bản phù hợp công việc chuyên môn.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;
- Yêu nghề, ý thức tự học và sáng tạo nghệ thuật.
- Tác phong chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao và tự trọng nghề nghiệp.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp
- Làm công tác thiết kế đồ họa ở tổ chức, cơ quan quản lý nghệ thuật, trung tâm truyền thông, báo chí, truyền hình, xưởng phim, các hãng quảng cáo thương mại, xưởng thiết kế đồ họa, trung tâm chế bản, công ty in.
- Giảng dạy Thiết kế Đồ họa tại các trường đại học, cao đẳng, Trung tâm đào tạo thiết kế mỹ thuật.
- Sáng tác và tham gia triển lãm tranh đồ họa và đồ họa ứng dụng trong nước và quốc tế do các tổ chức nghề nghiệp phát động.
- Hoạt động nghề nghiệp tại các xưởng tranh, xưởng phim hoạt hình, xưởng sản xuất phim 3D (chương trình giải trí).
- Cộng tác viên vẽ truyện tranh, minh họa chuyên đề cho các nhà xuất bản, báo chí (nhiều lĩnh vực).
- Làm những công việc liên quan đến vấn đề tổ chức sự kiện, truyền thông lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...
IX. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HỘI HỌA, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
3. Về kiến thức:
1.1. Khối kiến thức chung:
- Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
1.2. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành,
- Vận dụng các kiến thức về Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đường lối Văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt nam, Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật...trong học tập, nghiên cứu, sáng tác và tổ chức các hoạt động Mỹ thuật.
- Vận dụng kiến thức về Quản lý hành chính nhà nước & Quản lý giáo dục đào tạo trong sáng tác và tổ chức hoạt động Mỹ thuật.
1.3. Khối kiến thức cơ sở ngành
- Nhận diện được đặc trưng ngôn ngữ tạo hình, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp hoạt động Mỹ thuật phù hợp.
- Giải thích được bản chất và vai trò của Mỹ thuật đối với sự phát triển con người và xã hội, nhận biết nhiệm vụ của người nghệ sỹ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
- Vận dụng các kiến thức về lí luận Mỹ thuật nói chung, phương pháp sáng tác Mỹ thuật nói riêng vào quá trình nhận thức, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện, công nghệ hiện đại trong sáng tác và hoạt động Mỹ thuật.
- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng về quy trình xây dựng tác phẩm nghệ thuật.
- Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mỹ thông qua các hoạt động Mỹ thuật. Từ đó góp phần định hướng trong việc hoàn thiện nhân cách con người theo xu thế tích cực.
1.4. Khối kiến thức chuyên ngành
- Sử dụng được kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về nghệ thuật tạo hình trong việc học tập các môn học chuyên ngành Mỹ thuật ở bậc đại học, nghiên cứu, sáng tác và đáp ứng được yêu hoạt động sáng tạo nghệ thuật theo xu thế hội nhập.
- Vận dụng được tri thức, phương pháp luận nghệ thuật vào cuộc sống và hình thành các phương pháp nghiên cứu, sáng tác, tổ chức hoạt động Mỹ thuật.
- Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Mỹ thuật thế giới, Mỹ thuật Việt Nam, kiến thức về Mỹ thuật học trong học tập các môn học khác (thuộc chuyên ngành Mỹ thuật ở bậc đại học), nghiên cứu và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
- Nắm được kiến thức khoa học về nghệ thuật tạo hình, sử dụng hiệu quả các chất liệu, phương pháp xây dựng tác phẩm (Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa, Trang trí....)
1.5. Kiến thức tốt nghiệp:
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt thực tế chuyên môn. Hiểu được vai trò của cuộc sống trong sáng tạo nghệ thuật. Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa cuộc sống và nghệ sỹ, nghệ sỹ và tác phẩm. Rèn luyện kỹ năng nắm bắt và quan sát thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành ý tưởng nghệ thuật.
- Sử dụng hiệu quả các chất liệu Hội họa, Đồ họa trong sáng tác chuyên khoa. Nắm được qui trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận tốt nghiệp; cách lập kế hoạch và khai thác các tài liệu ghi chép, ký họa từ thực tế phù hợp với điều kiện học tập để hoàn thành tốt bài sáng tác chuyên ngành một cách khoa học.
4. Về kĩ năng:
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp:
- Hình thành năng lực thực hành cơ bản và phương pháp sáng tác Mỹ thuật theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Biết xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Mỹ thuật.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, tư duy hình tượng, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn sáng tác và hoạt động Mỹ thuật .
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ sáng tác và hoạt động nghệ thuật.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy và tổ chức hoạt động Mỹ thuật trong Nhà trường và ngoài xã hội.
2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng đổi mới phương pháp sáng tác, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm trong hoạt động mỹ thuật, hình thành các ý tưởng nghiên cứu khoa học hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành .
- Hình thành năng lực sáng tác, phát triển ý tưởng nghệ thuật, tham gia và tổ chức các hoạt động Mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu đổi mới của toàn xã hội.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân:
- Hình thành năng lực tự học và học tập suốt đời
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lý thời gian, thích ứng với sự thay đổi trong môi trường xã hội.
2.2.2. Làm việc theo nhóm:
- Phát triển năng lực thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh
4.3.1 - Quản lý môi trường hoạt động Mỹ thuật.
- Năng lực ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Kiểm tra các hoạt động Mỹ thuật trong lĩnh vực phụ trách.
4.3.2 2.2.3.Kĩ năng giao tiếp:
- Hình thành năng lực thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, nhóm.
- Giao tiếp bằng văn bản hoặc Email.
2.2.4. Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ.
- Nghe, nói, đọc viết đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu (tương đương 4.0 IELTS).
2.2.5. Các kỹ năng mềm khác:
- Hoạt động xã hội: Tổ chức được các hoạt động Mỹ thuật đa dạng, phù hợp với môi trường xã hội..
- Kỹ năng sử dụng được tin học văn phòng cơ bản, tin học chuyên ngành phù hợp công việc hoạt động và sáng tác nghệ thuật.
4. Về phẩm chất đạo đức:
4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân:
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, tâm huyết và say mê lao động sáng tạo nghệ thuật.
4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực thẩm mỹ, đạo đức người nghệ sỹ.
- Yêu nghề, yêu cuộc sống, say mê trong sáng tạo nghệ thuật;
- Tác phong chuyên nghiệp, mẫu mực của nghệ sỹ.
4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội:
- Hiểu biết về nền văn hóa, quan niệm thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu biết về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
4. Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp:
- Giảng dạy Mỹ thuật tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu Mỹ thuật tại các trường, câu lạc bộ, Nhà Văn hóa....
- Đảm nhận công tác nghiên cứu, sáng tác, tổ chức hoạt động mỹ thuật tại các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu nghệ thuật.
- Quản lý tư liệu Mỹ thuật tại các cơ sở: Bảo tàng, Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật, di tích lịch sử...
- Tổ chức các sự kiện, hoạt động mỹ thuật, văn hoá... tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội...
- Đảm nhận những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.