Nội san

ỨNG DỤNG CÁC KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT LIỆU VẢI VÀO THIẾT KẾ TRANG PHỤC DẠO PHỐ NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG SÁNG TÁC THIẾT KẾ CHO SINH VIÊN KHOA THIẾT KẾ THỜI TRANG VÀ CÔNG NGHỆ MAY

17 Tháng Mười Một 2021

 Đỗ Thu Huyền

Giảng viên KhoaTKTT&CNM

          Tư duy về chất liệu, các nguyên tắc sử dụng và ý nghĩa biểu đạt của chất liệu là những kiến thức quan trọng mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng như người học về thiết kế cần phải nắm rõ, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế thời trang. Xử lý chất liệu là khái niệm không còn xa lạ đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế, tuy nhiên để thực sự hiểu xử lý chất liệu hoạt động như thế nào với những nguyên tắc ra sao thì không phải người làm thiết kế nào cũng nắm rõ và sử dụng thành thạo. Từ yêu cầu thực tế đào tạo, từ những chủ trương/định hướng của Nhà trường trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, là một giảng viên có tham gia dạy môn Tạo mẫu trang phục, tác giả nhận thấy việc giúp sinh viên hiểu và nắm rõ tư duy về chất liệu trong thiết kế thời trang là điều vô cùng cần thiết và cấp thiết bởi qua quá trình giảng dạy.

 Để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các bạn sinh viên ngành thiết kế thời trang theo đuổi được đam mê của mình thì những kiến thức căn bản là điều không thể thiếu và các bạn sinh viên bắt buộc phải nắm được, đặc biệt là cách xử lý chất liệu cũng góp phần không nhỏ cho thành công của mình. Chất liệu là một trong những yếu tố cơ bản cho mọi thiết kế, đó là phương tiện truyền đạt ý tưởng của nhà thiết kế đến với khách hàng cũng như đơn vị sản xuất và là yếu tốt cốt lõi cho một bộ trang phục. Đối với bài học phần “Thiết kế trang phục dạo phố”, sinh viên cần phải nắm được khái niệm của trang phục dạo phố là trang phục được thiết kế thoải mái với nhiều phong cách khác nhau, phù hợp sở thích cho từng đối tượng sử dụng, mang phong cách cá nhân cao nhưng vẫn tôn trọng và hòa nhập cộng đồng. Xử lý chất liệu vải có những nguyên tắc như áp dụng các nguyên lý của cơ sở tạo hình như nguyên tắc bố cục hàng lối, đăng đối, tự do,… Và phải đảm bảo được mối liên kết giữa các chất liệu sử dụng và độ bền nhất định của vật liệu mới.  Bên cạnh đó, các kỹ thuật xử lý chất liệu vải được phân loại thành hai phương pháp, đó là phương pháp không can thiệp cấu trúc và phương pháp can thiệp cấu trúc. Với phương pháp không can thiệp vào cấu trúc thì phương pháp này chỉ xử lý trên bề mặt chất liệu, không phá vỡ cấu trúc của chất liệu. Với phương pháp can thiệp vào cấu trúc thì phương pháp này tác động phá vỡ cấu trúc của chất liệu, nhằm tạo ra chất liệu mới. Khi sinh viên nắm được các kỹ thuật xử lý chất liệu vải mới thì sinh viên có thể chọn lựa kỹ thuật phù hợp vào những vị trí cụ thể trên trang phục, vận dụng và phối hợp được các kỹ thuật xử lý chất liệu phù hợp để thiết kế các bề mặt vải mới, xác định và phân tích được đặc trưng trang phục, đề xuất phương án xử lý chất liệu phù hợp, thử nghiệm thực hiện và thiết kế các kỹ thuật xử lý chất liệu, nhận thức được mối tương quan giữa các yếu tố tác động đến chất lượng của từng kỹ thuật thực hiện, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên vào trong thiết kế,  sinh viên có thể tự tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu các nội dung liên quan đến các kỹ thuật xử lý chất liệu, nâng cao khả năng làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xử lý chất liệu, sinh viên có khả năng nhận biết, đánh giá và chọn lọc được xu hướng ứng dụng kỹ thuật xử lý chất liệu của các thương hiệu thời trang hoặc các nhà thiết kế để áp dụng vào thiết kế sáng tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Đối với ngành thiết kế thời trang, việc biết vận dụng những kỹ năng xử lý chất liệu là việc vô cùng cần thiết. Bởi đó không những thể hiện được sự linh hoạt cùa các nhà thiết kế mà còn là công cụ hữu hiệu để tạo nên những tác phẩm thời trang sáng tạo, luôn mới mẻ và không trùng lặp. Đây cũng là yếu tố quan trọng của mỗi nhà thiết kế thời trang khi làm trong ngành đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu rất nhiều và hơn thế nữa, ngành thời trang đã có bề dày lịch sử và cũng đã có rất nhiều nhà thiết kế trẻ đam mê luôn tìm tòi ra những vật liệu mới, sáng tạo hơn, ưu việt hơn. Nhìn chung, sinh viên ngành thiết kế thời trang sau khi học xong môn học thay đổi bề mặt chất liệu mới chỉ dừng ở việc tiếp cận, làm quen và biết đến phương pháp, còn ứng dụng các phương pháp vào trong thiết kế của mình thì còn rất non kém, chưa đạt hiệu quả cao. Chưa kể còn tình trạng trong chính môn học đó, sinh viên vẫn còn lười, không tìm tòi, khám phá những phương pháp mới, và những phương pháp đã được dạy trên lớp vẫn còn tình trạng chưa học hỏi nghiêm túc. Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý chất liệu của sinh viên thiết kế thời trang có những nguyên nhân sau đây: nguyên nhân từ môn học, nguyên nhân từ tài liệu sách báo tham khảo, nguyên nhân từ tài chính, nguyên nhân từ trang thiết bị học tập, nguyên nhân từ tư duy làm việc,….Một số kỹ thuật xử lý chất liệu được phân loại thành hai phương pháp như sau, đó là phương pháp không can thiệp cấu trúc và phương pháp can thiệp cấu trúc. Với phương pháp không can thiệp vào cấu trúc thì phương pháp này chỉ xử lý trên bề mặt chất liệu, không phá vỡ cấu trúc của chất liệu. Với phương pháp can thiệp vào cấu trúc thì phương pháp này tác động phá vỡ cấu trúc của chất liệu, nhằm tạo ra chất liệu mới. Khi sinh viên nắm được các kỹ thuật xử lý chất liệu vải mới thì sinh viên có thể chọn lựa kỹ thuật phù hợp vào những vị trí cụ thể trên trang phục, vận dụng và phối hợp được các kỹ thuật xử lý chất liệu phù hợp để thiết kế các bề mặt vải mới, xác định và phân tích được đặc trưng trang phục, đề xuất phương án xử lý chất liệu phù hợp, thử nghiệm thực hiện và thiết kế các kỹ thuật xử lý chất liệu, nhận thức được mối tương quan giữa các yếu tố tác động đến chất lượng của từng kỹ thuật thực hiện, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên vào trong thiết kế,  sinh viên có thể tự tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu các nội dung liên quan đến các kỹ thuật xử lý chất liệu, nâng cao khả năng làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xử lý chất liệu, sinh viên có khả năng nhận biết, đánh giá và chọn lọc được xu hướng ứng dụng kỹ thuật xử lý chất liệu của các thương hiệu thời trang hoặc các nhà thiết kế để áp dụng vào thiết kế sáng tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Đính đá kết cườm là một hình thức truyền thống và phổ biến để làm tăng sự đặc biệt và hoàn thiện cho trang phục. Hơn nữa, với độ ứng dụng cao của kĩ thuật này có thể thêu lên áo dài, khăn voan,... làm nên nét độc đáo và khác biệt cho trang phục. Phương pháp nhuộm vải bằng thuốc tổng hợp (phẩm nhuộm) có thành phần chính là azo và axit. Theo nghiên cứu, số lượng lớn hóa chất trên vải nhuộm bằng thuốc tổng hợp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người mặc thông qua đường tiếp xúc trên da. Một số bệnh như: viêm da dị ứng, ngộ độc hợp chất formaldehyde, … Ngược lại, nhuộm vải tự nhiên có thành phần chủ yếu từ thực vật, xác côn trùng. Màu sắc trên vải chủ yếu có nguồn gốc từ những bộ phận của cây như: rễ, lá cây, hoa, thân cây,…. Khi sử dụng những sản phẩm với chất liệu vải nhuộm tự nhiên, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe trong quá trình sử dụng. Trong thời trang, có những phương pháp thay đổi kết cấu vải ngay từ ban đầu như rút sợi, đốt, xé vải, mài, tạo nhăn,….mà các nhà thiết kế thời trang vẫn đang sử dụng trong các thiết kế của mình. Kỹ thuật rút sợi làm cho bề mặt chất liệu khác và thay đổi tạo ra họa tiết, hoa văn kiểu khác với nguyên bản. Đối với những thiết kế đơn giản, bộ trang phục được sử dụng kỹ thuật này đối với tùy vị trí thiết kế như cổ tay, cổ áo, vạt áo, gấu áo,… làm điểm nhấn, thể hiện sự tinh tế, khác biệt và khiến cho bộ trang phục trở nên đắt giá hơn. Đôi khi, với kỹ thuật rút vải này, kết hợp với một phương pháp khác thay đổi bề mặt chất liệu như đính kết, thêu hay nhuộm cũng mang lại hiệu ứng vô cùng đặc biệt mà chỉ có làm thủ công đơn chiếc mới có thể tạo ra được.  Kỹ thuật đan móc là một cách tạo ra vải thông qua kim móc, những sợi chỉ được móc lại với nhau để có thể được dệt thành một mảnh vải và sau đó vải có thể được thiết kế thành quần áo hoặc phụ kiện gia đình. Bên cạnh đó còn có kỹ thuật in, vẽ trên vải tạo các họa tiết thủ công bắt mắt cũng như kỹ thuật thêu trên vải với các kiểu thêu phong phú, tạo ra những họa tiết sáng tạo. Ngoài ra kỹ thuật được biết đến trong thời trang nhiều nhất và có lịch sử khá lâu đời là kỹ thuật smocking, và smocking là một phương pháp tạo nếp vải bằng cách may tay, theo đó người ta đặt các mũi may trên các vị trí dạng lưới, rồi kéo sát vải lại với nhau để tạo ra những mẫu lặp lại thường xuyên trên toàn bộ mảnh vải.

Đề tài sau khi nghiệm thu được chuyển giao làm tài liệu giảng dạy cho học phần tạo mẫu trang phục 3 hỗ trợ cho công việc giảng dạy của giảng viên cũng như học tập của sinh viên, giúp các em không chỉ củng cố kiến thức mà còn tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu hơn về các kỹ thuật xử lý chất liệu vải, đạt hiệu quả cao không chỉ ở môn học này mà còn ở những môn học kế tiếp, nâng cao tinh thần học tập và rèn luyện, khiến các em không còn ngại học, không còn cảm thấy khó khăn trong việc xử dụng các kỹ thuật, xử lý chất liệu vải vào các thiết kế của mình.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1.  Bộ môn Thiết kế Thời trang, (2013) “Phương pháp tạo mẫu trang phục ứng dụng đào tạo chuyên ngành TKTT trường ĐHSPNghệ thuật TW.

2. Trần Thủy Bình (2005), “ Giáo trình mỹ thuật trang phục”, NXB Giáo dục.

3. Lê Thị Mai Hoa ( 2005), “Giáo trình Công nghệ may”, NXB Giáo dục  

4.  Nguyễn Hạnh (1999), “Nghệ thuật Phối màu”, NXB Mỹ thuật

5. Juki Corporation (2003), “The Binran- How to make up a plant of apparel manufacturing factory”, Juki Laboratory

6. Thái Văn Bôn, Nguyễn Thị Hạnh - Nghề thêu rua - NXB Giáo dục

7. Triệu Thị Chơi - Kỹ thuật đan móc -Sở Giáo Dục TP.HCM - 1980

8. Triệu Thị Chơi, Tôn Kim Ngầu, Trần Thị Như - Kỹ thuật đan móc len sợi: Thực hành đan móc len sợi - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

9. Quỳnh Hương - Đan móc thời trang - NXB Phụ nữ - 1997

 

Tài liệu nước ngoài

1.  Zeshu Takamura (1991) “ Fashion illustration”

2. David James, Victor Gonzalez - Draw your own Celtic designs - UK -  2003

3. Miranda Innes - Fabric Painting - Covent garden book - London – 1996