Nội san

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC PHẦN CHẾ TÁC PHỤ TRANG NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

24 Tháng Mười Hai 2021

Nguyễn Bích Nhung

Khoa Thiết kế Thời trang – Công nghệ May

Hiện nay, ngành công nghiệp may đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ ở Việt Nam và trên thế giới. Song song cùng ngành công nghiệp thời trang, ngành công nghiệp chế tác phụ trang là một ngành mới, tuy nhiên cũng đã có nhiều thành tựu không nhỏ. Theo số liệu của Hiệp hội da giầy Việt Nam Lefaso, ngành da giày, túi xách đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu đã vươn ra thị trường xuất khẩu tạo cơ hội thị trường với ngành giày dép, túi xách Việt Nam vẫn khá triển vọng, do tăng nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính yếu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc. Các doanh nghiệp da giày, túi xách, trang sức vẫn đang có nhiều cơ hội để tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu, đặc biệt với một số thị trường mà giày dép còn chưa vào được nhiều như Canda, Mexico, Australia...

           Sự phát triển của mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang, cùng với những cơ hội và thách thức hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất túi xách, trang sức... không ngừng cải tiến sản xuất, tìm kiếm nguồn nhân lực thiết kế giầy dép, túi xách, trang sức. Đồng thời, các cơ sở đào tạo ngành Thiết kế thời trang công nghệ may cũng phải nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Ngành Thiết kế thời trang và Công nghệ May, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Uơng đào tạo cử nhân thiết kế thời trang công nghệ may, đây là nguồn nhân lực kỹ thuật cao làm việc trong các doanh nghiệp may mặc sau này. Trong quá trình đào tạo ngành Công nghệ May, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, sinh viên được hướng dẫn, học tập, nghiên cứu và thực hành may túi xách  là một trong những học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên quá trình giảng dạy còn gặp một số khó khăn do không có giáo trình chính thức hay tài liệu tham khảo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên cũng như sinh viên trong nhà trường. Giảng viên lên lớp đều phải tham khảo những nguồn không thống nhất hoặc dựa vào thực tế bản thân để xây dựng bài giảng. Điều này hạn chế rất nhiều việc lên lớp của sinh viên, các bài giảng rời rạc không ăn khớp với nhau làm cho sinh viên nhiều khi không tiếp thu, xâu chuỗi được kiến thức.

Chính vì vậy việc giảng dạy những kiến thức chuyên ngành một cách có hệ thống là điều hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó, mã ngành Công nghệ may cần xây dựng tài liệu “Nghiên cứu và xây dựng tài liệu học phần Chế tác phụ trang ngành Công nghệ may ở Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương ” với mong muốn tài liệu là cơ sở hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu môn học một cách hiệu quả.

Ngành công nghiệp phụ trang là một trong những điểm sáng của nền kinh tế sáng tạo mới phát triển sau nhưng lại chiếm một thị phần kinh tế khá quan trọng. Các hãng sản xuất chế tác phụ trang là một ngành công nghiệp đa dạng về cấu trúc, chiếm lĩnh các kinh đô thời trang lớn trên thế giới, với mạng lưới các nhà bán lẻ quốc tế đến bán sỉ, từ các thương hiệu lớn đến các cửa hàng thiết kế riêng rẻ. Các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất phụ trang hoạt động độc lập và sử dụng hàng triệu công nhân, và các ngành nghề khác đòi hỏi trình độ học vấn và kỹ năng. Hiện nay, các thương hiệu phụ trang toàn cầu được thiết kế ở Los Angeles hoặc Paris, được sản xuất gia công tại Tây Ban Nha, Trung Quốc hoặc Việt Nam và được bán ở New York, Paris, Milano và chuỗi cung ứng online quốc tế ngày càng phát triển. Ngày càng gia tăng việc tìm kiếm các nhà sản xuất và nhà thiết kế địa phương có những tác phẩm phản ánh được văn hóa và sở thích của địa phương.

Như vậy rõ ràng, ngành công nghiệp chế tác phụ trang là một ngành công nghiệp mũi nhọn của toàn thế giới, luôn song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang là sự phát triển của ngành công nghiệp Chế tác phụ trang. Các công ty, tập đoàn, các viện nghiên cứu về nhu cầu thị trường, các trường đào tạo về chế tác phụ trang được hình thành ở diện rộng trên toàn thế giới.

Trên thế giới có rất ít trường Đại học đào tạo riêng biệt về ngành Phụ trang, và bên cạnh đó là các sách, tài liệu về ngành chế tác phụ trang còn hạn chế so với các ngành đào tạo khác. Tuy nhiên những cuốn sách, tài liệu thường mang tính tập hợp xu hướng thời trang, tập hợp các bộ sưu tập gây tiếng vang của các nhà thiết kế lớn.

- Khái niệm Phụ trang

Phụ trang là món đồ góp phần tạo nên tính thẩm mĩ cho trang phục của một cá nhân nhất định. Phụ trang thường được lựa chọn để bổ sung và hoàn thiện bộ trang phục của người mặc. Ngoài ra, chúng thể hiện hoặc truyền tải tính cách của một cá nhân. Phụ trang có nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc, sắc thái, chất liệu khác nhau... Trong thời trang, thuật ngữ phụ kiện thời trang được sử dụng vào thế kỷ 20. Đó là thời điểm mà thời trang đang phát triển theo từng thập kỷ.

- Khái niệm Chế tác

Chế tác là sử dụng nguyên vật liệu và sức sáng tạo để làm ra (thường là sản phẩm tinh xảo, rất quý giá) nghệ thuật chế tác kim hoàn, chế tác lễ nhạc…

- Phân loại phụ trang

Một phụ kiện có thể được coi là bất cứ thứ gì khác ngoài quần áo. Theo dòng phát triển của ngành công nghiệp thời trang các sản phẩm phụ trang cũng đã được trú trọng phát triển đổi mới không ngừng. Những sản phẩm phụ trang đi kèm như: vòng tay, nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, túi xách, đồng hồ, mắt kính,… đã góp phần không nhỏ vào sự thành công cho những bộ sưu tập của các Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng.

Các sản phẩm phụ trang hiện nay vô cùng phong phú, nhưng cơ bản có thể phân loại theo đối tượng sử dụng như:

- Phụ trang cho trẻ em: mũ, cặp tóc, túi xách, balo, giầy dép, tất, găng tay, lắc tay chân, kính...

- Phụ trang cho phái nữ: nhẫn, khuyên tai, cặp tóc, băng đô, thắt lưng, giầy dép, khăn quàng, túi xách, kính, nơ, vali...

- Phụ kiện cho phái nam: mũ, nón, balo, túi xách, vali, kính, trang sức, thắt lưng, caravat, ví tiền, giầy dép...

Ngoài ra theo sự phát triển của xã hội, một số dòng sản phẩm phụ trang mới xuất hiện như:

- Phụ kiện make up: gương, lược, son phấn, nước hoa, dầu gội, sữa tắm...

- Phụ kiện công nghệ: phụ kiện điện thoại, phụ kiện trang trí xe, phụ kiện trang trí máy tính...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Thủy Bình (2009), Giáo trình Vật liệu may, Nxb Giáo dục.

  2. Vũ Minh Hạnh (2013), Thiết kế nón và túi xách, Nxb Quốc Gia.

  3. Phạm Cao Hoàn người dịch (2004), Thiết kế túi ví cao cấp cho mọi người, Nxb Mỹ thuật.

  4. Tiểu Quỳnh người dịch (2004), Kỹ thuật làm túi vải, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

  5. Lê Huy Văn (2000), Lịch sử mỹ thuật công nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

  6. Lê Huy Văn, Trần Văn Bình (2005),  Lịch sử Design, Nxb Xây dựng, Hà Nội.