Nội san

Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW hiện nay

08 Tháng Mười Hai 2022

                                                                         ThS. Phạm Ngọc Anh -  Khoa Giáo dục đại cương                                                     

 Tóm tắt  

Dạy học dựa trên vấn đề từ lâu đã là một trong những phương pháp dạy học phổ biến tại các trường đại học trên thế giới bởi những lợi ích to lớn mà phương pháp này mang lại cho người học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực trạng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH vẫn còn nhiều bất cập. Khi mà việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin hầu hết mang tính chất một chiều, giáo viên thuyết giảng chỉ tập trung giải thích, tái hiện các nội dung tri thức, còn sinh viên cố gắng ghi chép và học thuộc. Phương pháp giáo dục này chưa chú ý đến việc bồi dưỡng, rèn luyện tư duy khoa học để sinh viên có khả năng tự giải quyết vấn đề... Hạn chế trên đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vị trí và chức năng đặc biệt quan trọng của môn CNXHKH trong các trường đại học hiện nay.

MỞ ĐẦU

Việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có môn CNXHKH ở trường đại học hiện nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Một là do cùng với Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, CNXHKH là môn học trực tiếp trang bị nền tảng tư tưởng chính trị, lập trường xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cho các thế hệ sinh viên. Hai là do sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, cùng với sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin của một bộ phận cán  bộ, đảng viên và nhân dân giảm sút. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh ý thức hệ tiếp tục diễn ra dai dẳng, quyết liệt". Ba là do điều "đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có trình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCHTW Đảng khóa X cũng tiếp tục khẳng định: "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả". Từ đó, các Nghị quyết này nêu rõ cần phải  “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức”, đồng thời nhấn mạnh: “đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước” và “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học và thực hành".

Tình hình trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: "Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW hiện nay" làm đề tài nghiên cứu khoa học  cấp khoa. Đề tài mong muốn đi sâu vào việc ứng dụng một PPDH với nhiều ưu điểm đã được công nhận rộng rãi trên thế giới và có tính khả thi trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn CNXHKH ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW hiện nay.

NỘI DUNG

1. Đặc điểm sinh viên và việc dạy và học môn CNXHKH ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW

 1.1.Đặc điểm sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là trường Đại học trọng điểm về giáo dục nghệ thuật. Là một trường sư phạm nghệ thuật đa ngành, đa lĩnh vực, do đó sinh viên của trường là đối tượng có nét đặc thù: Mặt mạnh của đối tượng sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW ở mức độ nào đó có thể nói là khả năng tư duy hình tượng ở các em đã hình thành và phát triển. Chính điều này là cơ sở rất thuận lợi cho việc dạy học sử dụng các phương tiện, các tài liệu học tập cụ thể.

Mặt hạn chế của một số sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật TW thể hiện ở tư duy lý luận yếu. Khả năng diễn đạt bằng lời nói, chữ viết là hạn chế. Thực trạng này ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn Lý luận chính trị nói chung, môn CNXHKH nói riêng. Mặt khác, lối học thụ động ở một số sinh viên; là kết quả của thói quen thiếu tích cực, bị động đã hình thành từ trước mà không sớm được khắc phục.

Như vậy, xuất phát từ đặc thù của đối tượng người học nên đây là những hướng mở cho việc vận dụng PPNVĐ vào giảng dạy nhằm phát huy thế mạnh của sinh viên nhà trường, qua đó đạt được mục tiêu môn học và người học đạt được kết quả học tập cao hơn.

        1.2. Thực trạng việc giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đại học  Sư phạm Nghệ thuật TW

Quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện cho đối tượng sinh viên năm thứ 1 và 2, do khoa Giáo dục đại cương phụ trách công tác tổ chức và điều hành. Đối với môn CNXHKH hiện nay, việc giảng dạy do 1 giảng viên phụ trách và 2 giảng viên kiêm nhiệm, trong đó số lượng giảng viên của bộ môn Lý luận chính trị là 5 người

Có thể nói, trong những năm qua, hầu hết các giảng viên phụ trách giảng dạy môn khoa học này đều có đủ điều kiện về kiến thức chuyên môn. Về quá trình  sử dụng phương pháp, nếu như trước kia, đa số giảng viên thường chỉ sử dụng  các PPDH truyền thống trong tất cả các dạng bài lên lớp từ truyền thụ tri thức mới cho đến củng cố, ôn tập và kiểm tra đánh giá thì trong thời gian gần đây, việc sử dụng các phương pháp truyền thống đã bước đầu được chuyển đổi  theo hướng chú trọng đến sự tham gia tích cực của người học. Đặc biệt, đã có nhiều giảng viên tham gia tích cực trong cuộc vận động chung về đổi mới PPDH bậc đại học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên; không ngừng tìm tòi và thử nghiệm các PPDH mới nhằm khai thác ngày càng tốt hơn đặc điểm, cấu trúc nội dung chương trình và năng    lực, vốn kinh nghiệm của học sinh. Nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới như xêmina, thảo luận nhóm, kích thích tư duy, nêu vấn đề, tình huống,... đã được các giảng viên thử nghiệm, qua đó tạo được không khí đổi mới PPDH và thực sự đem lại những kết quả đáng khích lệ.

2. Yêu cầu về kỹ năng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.1. Yêu cầu về kỹ năng trong quá trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

PPNVĐ rất thích hợp với đặc trưng của các môn lý luận chính trị. Từ đây, để sử dụng PPDH này có hiệu quả, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, người giảng viên cần phải được trang bị một cách cơ bản hệ thống những kỹ năng sử dụng phương pháp này.

* Kỹ năng kiến tạo tình huống có vấn đề

* Kỹ năng lựa chọn các kiểu dạy học nêu vấn đề

 * Kỹ năng tổ chức, điều khiển quá trình giải quyết vấn đề trên lớp

2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở  Tr ường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW hiện nay

         Giải pháp đối với giảng viên

         * Giảng viên cần được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc

         * Giảng viên cần có kỹ năng thực hành phương pháp

* Giảngviên cầncóýthứctâmhuyếtvớinghềnghiệp

            Giải pháp đối với sinh viên

    * Sinh viên phải có một năng lực nhận thức nhất định

    * Sinh viên phải chủ động tích cực trong quá trình tham gia học tập

         

       KẾT LUẬN

Với tính cách là một PPDH tích cực, việc vận dụng PPNVĐ trong dạy học môn CNXHKH thực sự không phải dễ dàng. Nó gắn liền với nhữung yêu cầu rất cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành phương pháp của người giảng viên cũng như năng lực học tập của sinh viên. Với tư cách là chủ thể sử dụng phương pháp, người giảng viên phải nắm vững được bản chất của phương pháp, có kỹ năng kiến tạo và giải quyết các THCVĐ, biết lựa chọn các kiểu dạy học nêu vấn đề thích hợp; có năng lực tổ chức các hoạt động nhận thức trên lớp. Việc nắm vững và sử dụng thành thạo hệ thống kỹ năng này đòi hỏi sự cố gắng nổ lực lớn lao của giảng viên và sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp quản lý.

                                 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2021), Giáo trình chủ nghĩa hội khoa học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

3. Phùng Văn Bộ (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học,Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Cư (2007), Giáo trình phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học,Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

  1. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (2007), Quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội X của Đảng vào giảng dạy các môn lý luận chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Hồ Chí Minh (2004), Về chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.