Nội san

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TRANH KLIMT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH TKTT

15 Tháng Mười Hai 2022

 

ThS. Ngô Văn Sơn

 

Khoa Thiết kế thời trang và Công nghệ may

Nghệ thuật tạo hình trong tranh Klimt là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho sinh viên ngành TKTT nghiên cứu/ nuôi dưỡng và phát triển cảm xúc để trở thành những ý tưởng sáng tạo mới, lạ, độc đáo theo cách riêng của mình. Thẩm mỹ trang phục trong trang Klim có khả năng vận dụng vào dạy học sinh viên ngành thiết kế thời trang, giúp các em vận dụng các yếu tố trang trí trong tranh của Klimt vào thiết kế trang phục dạ hội nhằm tạo nên các phẩm thời trang cao cấp, mang yếu tố độc quyền với chất liệu sang trọng hoặc những bài học trang trí cơ bản ban đầu khi sinh viên mới làm quen với ngành học cũng là một lợi thế khi các yếu tố nét, hình, sự đan xen chuyển động của hình nét và nhip điệu màu sắc trong tranh Klimtl là một gợi ý cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

  1. Vài nét khái quát về họa sĩ Kilmt

Họa sĩ người Áo Gustav Klimt có rất nhiều sáng tạo. Ông vẫn được nhớ đến như một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20; đồng thời cũng sáng tác một trong những tác phẩm nghệ thuật gợi cảm quan trọng nhất của thế kỷ. Ban đầu thành công trong lĩnh vực kiến trúc nghệ thuật; cuộc gặp gỡ của ông với xu hướng hiện đại hơn trong nghệ thuật châu Âu đã khuyến khích ông phát triển phong cách riêng của mình.

Là người đồng sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Vienna Secession; Klimt cũng đảm bảo rằng phong trào này sẽ trở nên có ảnh hưởng rộng lớn. Với màu sắc mềm mại của mình và ranh giới không rõ ràng giữa các yếu tố tạo hình; Klimt bắt đầu giải thể hình tượng theo hướng trừu tượng hình học. Những bức tranh của ông toát lên một cảm giác về sự hiện diện mạnh mẽ của hoàng đế Greco-La Mã, Athenahay vẻ đẹp yêu kiều của các cô gái với nhiều sắc diện khác nhau. Nhân vật trong tranh Klimt có khi còn được mặc trang phục quân sự theo truyền thống được nhận diện như một chiến binh và là người bảo vệ thành phố cùng tên của mình, Athens – những phẩm chất thường gắn liền với nam tính. Khi diễn tả nữ giới, tranh của ông khéo léo đặc tả những sợi tóc mỏng rơi xuống từ mỗi bên cổ nhân vật trong tranh (và gần như pha trộn với màu vàng óng ánh gợi ý vẻ đẹp nữ tính.  

2. Sự độc đáo của yếu tố trang trí trong tranh họa phái Tượng trưng

Chủ nghĩa Tượng trưng là một trào lưu văn hóa ra đời giữa thế kỷ 19, bao trùm nhiều lĩnh vực như thơ ca, văn họa và sau này là hội họa. Chủ nghĩa Tượng trưng có quan hệ mật thiết với 2 phong cách văn học và hội họa là: Trường phái Lãng mạn (tên tiếng Anh: Romanticism) (1800-1850) và trường phái Hiện thực (tên tiếng Anh: Realism) (1840-1880). Trong khi sử dụng lối tiếp cận huyền bí những cảm xúc được đẩy lên cao trào của trường phái Lãng mạn, nghệ sĩ Tượng trưng từ chối lấy hiện thực xã hội làm đối tượng sáng tác như trong trường phái Hiện thực. 

Đẩy lối tiếp cận này lên một mức độ cao hơn, nghệ sĩ tượng trưng sáng tạo những tác phẩm có nội dung mang nhiều tầng ý nghĩa, không chỉ là sự sao chép của hiện thực. “Tất cả các cuộc biểu tình nghệ thuật đều rơi vào cảnh bần cùng và kiệt quệ tới chết, Moréas viết trong Le Symbolisme, bản tuyên ngôn khai sinh chủ nghĩa Tượng trưng, “theo sau đó là sự sao chép, bắt chước; khiến cả những thứ mới mẻ và bay bổng cũng trở nên sáo rỗng và tầm thường. Ông tin rằng, việc mở ra những giấc mơ và đánh thức tiềm năng sẽ hồi sinh nghệ thuật và thổi vào đó một làn gió mới. 

Trong bối cảnh xã hội đang đầy biến động, chủ nghĩa Tượng trưng đã làm một cuộc bứt phá ngoạn mục, họa sĩ Klimt đã nâng tầm hội họa Tượng trưng lên những cảm xúc lãng mạn với sự thi vị của thi ca và với cảm quan mới mẻ về những vùng đất xa lạ chưa từng được biết đến. Phong cách của chủ nghĩa Tượng trưng đã tạo những thay đổi lớn về mặt thẩm mỹ, tư duy văn học, vừa kế thừa vừa chối bỏ chủ nghĩa Lãng mạn; thời đại mà cái tôi chiến thắng độc tôn và phát triển mạnh mẽ.

Bức tranh năm 1911 của Klimt Tod und Leben (Cái chết và sự sống) đã nhận được giải thưởng cao nhất tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Rome. Đó là một trong những tác phẩm quan trọng cuối cùng của Gustav Klimt. Năm 1915, mẹ của ông là Anna qua đời. Vào tháng 1 năm 1918, Klimt bị đột quỵ. Ông mắc bệnh viêm phổi khi nằm viện và mất ngày 6 tháng 2 năm 1918. Ông đã để lại nhiều bức tranh chưa hoàn thành. 

3. Khả năng ứng dụng ngôn ngữ tạo hình trong tranh Klimt vào dạy học cho sinh viên ngành TKTT

Màu sắc và các hình nét trong tranh Klimt khơi gợi sự sáng tạo, gợi ý cho sinh viên ngành TKTT hướng giải quyết vấn đề nhanh và đạt hiệu quả, kích thích sự sáng tạo của các em trong quá trình học tập, nghiên cứu thẩm mỹ trang phục để từ đó vận dụng vào thực tiễn.

Nghệ thuật tạo hình trong tranh Klimt là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho sinh viên ngành TKTT nghiên cứu/ nuôi dưỡng và phát triển cảm xúc để trở thành những ý tưởng sáng tạo mới, lạ, độc đáo theo cách riêng của mình. Thẩm mỹ trang phục trong trang Klim có khả năng vận dụng vào dạy học sinh viên ngành thiết kế thời trang, giúp các em vận dụng các yếu tố trang trí trong tranh của Klimt vào thiết kế trang phục dạ hội nhằm tạo nên các phẩm thời trang cao cấp, mang yếu tố độc quyền với chất liệu sang trọng hoặc những bài học trang trí cơ bản ban đầu khi sinh viên mới làm quen với ngành học cũng là một lợi thế khi các yếu tố nét, hình, sự đan xen chuyển động của hình nét và nhip điệu màu sắc trong tranh Klimtl là một gợi ý cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

Hình ảnh những cô gái trong tranh của Klimt toát lên nét đẹp văn hóa, sự tinh tế, cá tính. Trang phục phù hợp với đặc điểm của cơ thể, làm cho các cô gái trong tranh của ông toát lên sự tự tin thể hiện bản thân trong những sự kiện trang trọng và mọi môi trường hoạt động trong những không gian tạo hình độc đáo.

Trong tranh Klim màu vàng luôn chiếm ưu thế chủ đạo, đó là màu của nắng, là màu của hoa cỏ, là màu của cây lá, là màu của kim loại vàng… chính bởi là màu của mặt trời nên màu vàng là biểu tượng cho sự ấm áp, thể hiện một thái độ lạc quan, vui vẻ, sung túc. Ngoài ra, do đây là màu của kim loại vàng, một loại kim loại quý và có giá trị cao nên màu vàng còn mang ý nghĩa  sang trọng và ghi nhận ấn tượng thị giác với người thưởng thức tranh của Klimt.

         Trên cơ sở các bước trong thiết kế mà sinh viên thực hiện, trong đó bước phương án màu, xử lý các họa tiết để đưa vào trang phục thiết kế thì việc ứng dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh Klimt là một lụa chọn khá thú vị:

Mặc dù không phải là một họa sĩ thiết kế thời trang hay nhà thiết kế mẫu sáng giá ở Áo song Klimt lại tỏ ra năng lực thẩm mỹ vượt trội về trang phục đáng nể, các trang phục nữ trong tranh của ông thường được thiết kế và vẽ lại với cảm xúc mềm mại, đường nét tinh tế, kiểu dáng trang nhã, hiện đại và phù hợp với nhân vật.

Bên cạnh sự nổi bật về màu sắc của các trang phục, điểm nhấn còn là các họa tiết vân xoắn, kỷ hà được thể hiện cầu kỳ từng chi tiết trên cổ áo, viền tay, nẹp áo, đường thắt eo. Đối với các trang phục váy xòe rộng được lựa chọn họa tiết vân xoắn, các đường cong gợi cảm giác uốn lượn như những lớp sóng, đôi khi gợi cảm giác như có con rắn lanh lợi đang uốn lượn trên thân thể người phụ nữ.

Đối với một số trang phục được thể hiện bằng màu trắng tinh khôi, Klimt chú trọng tả chất vải voan mềm mại ôm khíp cơ thể tôn lên đường cong quyến rũ của nhân vật trong tranh của Klimt.

          Trong quá trình thực hiện các bài trang trí cơ bản, sinh viên có thể phát huy tính ứng dụng của các hình dạng kỷ hà và ý tưởng phối hợp sử dụng các gam màu ấm lấy cảm hứng từ đường nét và phong cách tượng trưng của Klimt. Việc vận dụng đó cho thấy nghệ thuật  trang trí thực dụng cũng có điểm tương đồng với tác phẩm hội họa khi yếu tố đường nét được đẩy lên là yếu tố trung tâm của tác phẩm. Tính thực dụng và tính nghệ thuật luôn luôn gắn bó, quyện vào nhau một cách hài hòa hữu ý. Nhu cầu thực dụng là điểm xuất phát để chế tác ra đồ dùng, ra các công cụ sản xuất đặc biệt tạo tác ra các mặt hàng thời trang ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

          Trong nghệ thuật hội họa các yếu tố trang trí thực dụng được đan xen ngôn ngữ hình khối với sự sắp xếp bố cục chặt chẽ trong sự phối hợp hài hòa của nhịp điệu màu sắc và sự chuyển động nhịp nhàng của đường nét. Tính thẩm mỹ và thực dụng ở trong các tác phẩm của họa sĩ Klimt được khéo léo thể hiện với sự uốn lượn của đường nét như dây leo cũng có khi là các hình vuông lồng vân xoắn đa dạng.

Gợi mở các vấn đề về lịch sử về diễn biến của các trường phái và xu hướng nghệ thuật tạo hình trên thế giới đồng thời nói đến Gustav Klimt và các sáng tác của thời đại biến động nghệ thuật ấy có thể dễ dàng giúp sinh viên ngành TKTT và CNM có thêm hiểu biết về trường phái hội họa hiện đại đồng thời có cái nhìn thẩm mỹ chân thực về những giá trị tạo hình trong tranh họa sĩ nổi tiếng Klimt.

Kết luận

 Việc vận dụng những yếu tố thẩm mỹ trang phục trong tranh Klimt vào sáng tác thiết kế sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều ý tưởng mới, lạ, nâng cao sự độc đáo và sang trọng cho bộ sưu tập thiết kế cũng như các bài tập thực hành trong quá trình học tập.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Thủy Bình (1995), Giáo trình mỹ thuật trang phục, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
  2. Bộ môn Thiết kế Thời trang (2013), Phương pháp tạo mẫu trang phục ứng dụng đào tạo chuyên ngành Thiết kế Thời trang trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.
  3. Bộ môn Thiết kế Thời trang (2014), Bài giảng Tạo mẫu trang phục 4, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.
  4. Ngọc Hà (2013), Thiết kế Thời trang Nam, Nxb Văn hoá thông tin.
  5. Ngọc Hà (2013), Thiết kế Thời trang nữ, Nxb Bách khoa Hà Nội.
  6.  Nguyễn Kim Hương (2014) - Văn hóa mặc truyền thống và xu hướng phát triển thời trang hiện đại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Học viện Khoa học Xã hội.
  7.  NTK Lan Hương - BST “Cổng Làng” tại Festival Áo dài Hà Nội (2016).
  8.  Lưu Ngọc Lan (2016 -2017) “Xây dựng tài liệu giảng dạy môn Thực hành Công nghệ may 1 chuyên ngành Thiết kế Thời trang Trường ĐHSP Nghệ thuật TW
  9.  Phan Huy Lê (2014), Lịch sử Việt Nam tập 1, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
  10.  NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam (2018), Lễ hội thổ cẩm quốc gia lần thứ nhất,  BST Làng phố.