Hoàng Anh Dương – Học viên cao học Khoá 13, ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Giáo dục âm nhạc nói chung và dạy học Piano nói riêng đang ngày càng được chú trọng ở nước ta. Nhu cầu cho trẻ em tiếp xúc với giáo dục âm nhạc nói chung và bộ môn Piano nói riêng ngày càng cao. Trung tâm Âm nhạc Wing Artist là một cơ sở giáo dục nghệ thuật không chuyên ở Quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội. Tuy mới chỉ thành lập được từ năm 2019, tính đến nay đã bước sang năm thứ ba nhưng hàng năm Trung tâm đã có một số lượng khá lớn trẻ đến học các bộ môn nghệ thuật như hát, múa, vẽ, piano. Với mục tiêu đề cao chất lượng giảng dạy, Trung tâm luôn không ngừng tìm hiểu, sáng tạo để đưa ra đa dạng những giáo trình, chương trình dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
1. Một số biện pháp
Sau những biện pháp cụ thể trong dạy học đàn Piano tại Trung tâm Wing Artist nói trên, tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp dạy học tích cực khác trong tiến trình đổi mới nội dung và biệnpháp dạy học để có thể cập nhật được với đất nước trong những ngày đổi mới.
1.1. Luyện tập các kỹ thuật piano cơ bản
Việc tập luyện các kỹ thuật cơ bản rất quan trọng đối với các nhạc cụ trong đó có đàn Piano. Sau đây, tôi sẽ phân tích một số dạng kỹ thuật cơ bản cần được chú ý khi dạy học.
* Luyện Gamme, Hanon và hợp âm rải
Luyện Gamme: Trước đây, tại Trung tâm Wing Artist các thầy cô giáo đã có quan tâm tới vấn đề dạy học Gamme, tuy nhiên cách sắp xếp và phương pháp dạy Gamme còn lúng túng. Tất nhiên, bên cạnh việc bắt đầu dạy Gamme bằng hệ thống Gamme có dấu thăng rồi tiếp tục qua hệ thống Gamme dấu giáng, chúng tôi còn quan tâm tới dạy Gamme bằng hệ thống Gamme trưởng kết hợp với hệ thống Gamme thứ.
Luyện Hanon: Luyện ngón Piano Hanon là bộ sách rất được ưa chuộng và tin dùng nhiều nhất ở trong nước, tài liệu giúp luyện tập ngón piano từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Bộ sách Piano Hanon cổ điển gồm 3 phần chính với 60 bài luyện tập được quy chuẩn hoá quốc tế. Các bài tập giúp cho học sinh đạt được sự nhanh nhẹn, độc lập, sức mạnh và sự cân bằng hoàn hảo trong các ngón tay khi chơi piano.
* Luyện 5 ngón trong quãng 5
Việc làm quen với cây đàn Piano gồm 2 giai đoạn đó chính là: nhận biết các phím đàn và cách đặt vị trí ngón tay trên phím đàn piano. Đây là hai công việc khá quan trọng các em học sinh cần phải nắm rõ vì từng vị trí
ngón tay sẽ ảnh hưởng tới việc luyện ngón sau này. Chỉ cần các em đặt vị trí tay sai thì giai điệu của bản nhạc bạn định chơi cũng sẽ bị sai hoàn toàn. Cấu tạo của bàn phím đàn dương cầm được sắp xếp như sau: (Do Re Mi Fa Sol La Si....). Dựa trên kinh nghiệm dạy học những bài tập đơn giản trong Giáo trình Hanon, tác giả luận văn đã tự mình soạn ra các bài tập ngón trên cả hai tay theo dạngluyện các ngón theo thứ tự từ 1 đến 5 cho các em học sinh Piano của Trung tâm nghệ thuật Wing Artist.
* Kỹ thuật legato, non legato và staccato
Thông thường việc bắt đầu học đàn Piano, người giáo viên nên lựa chọn cho các em học sinh theo học một giáo trình. Bởi vì một giáo trình Piano sẽ sắp xếp chương trình học từ dễ đến khó, bao gồm cả các phần lý thuyểt, hỗ trợ bài học, demo, nhạc beat để hỗ trợ chương trình học. Ví dụ các giáo trình sau: Piano John Thompson, Piano Suzuki, Piano Alfred, Piano Adventure, Piano LCM, Piano Trinity, Piano ABRSM.
Các kỹ thuật được sử dụng để dạy học piano có rất nhiều dạng khác nhau. Những kỹ thuật này được đòi hỏi với những yêu cầu khác nhau trong đào tạo piano chuyên nghiệp và đào tạo piano phổ cập tại các trung tâm. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc dạy học ba kỹ thuậtlegato, nonlegato và staccato. Đây là ba kỹ thuật có tính chất nền tảng trong dạy học piano tại Trung tâm Nghệ thuật Wing Artist. Mặc dù với những nốt nhạc giống nhau nhưng khi chơi ba kỹ thuậtlegato, nonlegato và staccato, người giáo viên cần rất lưu ý sự khác biệt của chuyển động ngón tay khi chơi mỗi kỹ thuật này.
- Chơi Legato: chơi liền tiếng đàn, thông thường các nốt nhạc trong một câu (trong 1 ý nhạc, trong 1 dấu luyến) chúng ta sẽ chơi bằng kỹ thuật legato. Đặc điểm kỹ thuật này chơi như sau: cánh tay và cổ tay ít chuyển động, chủ yếu là chuyển động bằng đầu ngón tay. Ngón tay tròn, nhấc caomỗi ngón tay trước khi bổ xuống. Chờ khi ngón thứ 2 đánh xuống, ngón 1 mới được nhấc lên. Chú ý không bị dính các nốt lại với nhau. Legato là từ tiếng Ý có nghĩa là "gắn liến với nhau". Chơi Legato tức là chơi liền tiếng đàn, kết nối những nốt nhạc liên tiếp và nhịp nhàng, không bị tạm dừng, hay có thể nói một cách khác đó là đừng nâng nốt đầu lên cho tới khi nốt tiếp theo được nhấn xuống. Thông thường kỹ thuật Legato sẽ được sử dụng ở các nốt nhạc trong một câu (hay trong 1 ý nhạc hay trong 1 dấu luyến).
Với kỹ thuật Legato, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tư thế của cánh tay và cổ tay ítchuyên động, chủ yếu chỉ là sự chuyển động bằng đầu ngón tay. Ngón tay tròn, nhấc cao vừa mỗi ngón tay trước khi bổ xuống phím. Khi ngón tiếp đánh xuống thì mới được nhấc ngón của nốt đầu lên nhưng không để bị dính các nốt lại với nhau. Bất cứ lúc nào nhìn thấy một dầu luyến hoặc một đường cong dưới hoặc đường cong trên các nốt, có nghĩa là học sinh cần chơi các nốt đó bằng kỹ thuật Legato.
- Chơi Non Legato: Khi sử dụng kỹ thuật này, người chơi sẽ ngắt tiếng đàn, ngắt rời từng nốt nhạc. Chơi non legato ở các điểm sau: nốt cuối câu, cuối ý, cuối dấu luyến, giữa hai nốt giống nhau, chúng ta sẽ thả lỏng và nhấc nhẹ cổ tay, vắt âm thanh giữa các nốt, giữa các câu, giữa các phần của bản nhạc. Cách chơi kỹ thuật Non legato là ngón tay khum tròn như móc vào phím đàn, chủ yếu chuyển động là ở cổ tay, khuỷu tay, cánh tay. Học sinh khi chơi cần đặc biệt lưu ý khi nhấc cổ tay thì cổ tay thả lỏng hoàn toàn, bàn tay rủ xuống như cành liễu, người ở trạng thái thả lỏng, thư gì hoàn toàn.
Non Legato còn được gọi là Porto, Portamento, Semi-Staccato, Mezzo-Staccato Hay Staccato Slurred. Chơi Non Legato tức là chơi làm sao để có thể ngắt rời từng nốt nhạc, hay nói một cách khác đó là nhóm các nốt cần chơi sẽ không được chơi liên tục mà phải có sự tạm dừng giữa mỗi nốt. Trong bản nhạc, kỹ thuật Non Legato thường được chơi ở các vị trí sau: nốt cuối câu, nốt cuối ý, cuối dấu luyến, giữa hai nốt giổng nhau.
Ở kỹ thuật Non Legato, người giáo viên yêu cầu học sinh phải thả lỏng và nhấc cổ tay, vắt âm thanh qua giữa các nốt, giữa các câu, giữa các phần của bản nhạc. Ngón tay khum tròn đặt trên phím đàn, chuyển động chủ yếu là ở cánh tay, khuỷu tay và cổ tay thay vì ngón tay. Khi nhấc cổ tay lên thì cổ tay phải được thả lỏng hoàn toàn, bàn tay rủ xuống, có thể ở trạng thái thư giãn, thả lỏng hoàn toàn. Kỹ thuật Non Legato được biểu thị bằng nốt thường, không có dấu, khi chơi Non Legato, học sinh cần lưu ý là không chơi liền nốt như Legato những cũng không chơi nốt nhạc quá ngắn nhưStaccato.
- Staccato: Chơi nẩy, sắc gọn tiếng đàn. Âm thanh phát ra của nốt nhạc chỉ là “tick tick" sắc gọn. Trong bản nhạc ký hiệu bằng dầu chấm dưới
hoặc trên mỗi nốt nhạc. Staccato là một từ tiếng Ý có nghĩa là tách rời.
Kỹ thuật Staccato có thể được phân loại thành ba kiểu sau: Staccato ngón tay: Staccato cổ tay; và Staccato cánh tay. Khi người chơi tiến dần từ kiểu Staccato ngón tay đến kiểu Staccato cổ tay, nhiều trọng lượng hơn sẽ được thêm vào đằng sau ngón tay. Nên kiểu Staccato ngón tay sẽ cho ra Staccato nhẹ nhất, nhanh nhất và hữu ích để chơi các nốt nhẹ và có tốc độ nhanh, kiểu Staccato cánh tay mang đến cảm giác nặng nhất và hữu ích khi chơi các đoạn to tiếng và hợp âm với nhiều nốt, nhung cũng là kiểu chậm nhất. Kiểu Staccato cổ tay thì có chức năng ở giữa của kiểu Staccato ngón tay và kiểu Staccato cánh tay. Trong thực tế, để đạt hiệu quả cao thì người chơi thường tập luyện và kết hợp cả ba kiểu lại với nhau. Staccato được biểu thị bằng dấu chấm bên dưới hoặc phía trên mỗi nốt nhạc.
Với kỹ thuật Staccato, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tư thế ngón tay phải khum tròn và đặt chạm vào bàn phím, cổ tay và cánh tay thả lỏng trong một tích tắc rất nhanh và bật mạnh ngón tay móc vào phím đàn. Cổ tay bật mạnh tạo ra âm thanh của các nốt rất sắc gọn. Staccato được chơi tương tự như kỹ thuật Non Legato, nhưng có âm thanh nghe có vẻ sắc nét và ngắn gọn hơn. Học sinh cần chơi tiếng đàn nẩy, sắc gọn. Theo đó, ngón tay của học sinh phải khum tròn và đặt chạm vào bàn phím, cổ tay và cánh tay thả lỏng trong tích tắc rất nhanh và bật mạnh ngón tay móc vào phím đàn tạo ra âm thanh của các nốt chỉ là một âm thanh sắc gọn.
1.2. Sử dụng biện pháp dạy học tích cực
Biện pháp dạy học tích cực được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, là biện pháp dạy học mà giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý mang tính gợi mở vấn đề để cùng học sinh thảo luận, tìm ra kết quả cuối cùng. Biện pháp này hướng đến cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo, chủ động, tính tích cực của học sinh và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và gợi vấn đề. Để có thể áp dụng vào dạy học yêu cầu giáo viên phải là người nắm chắc lí thuyết, chuyên môn, kiến thức sâu rộng cùng sự bản lĩnh, nhiệt tình và linh động trong công việc. Cách tiến hành biện pháp dạy học tích cực trong giảng dạy:
Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh: Điều này có nghĩa là trong các buổi học thì học sinh là những đối tượng chính để giáo viên khai phá kiến thức. Vì vậy, giáo viên cần phải đưa ra những cách thức gợi ý vấn đề ở một mức độ khái quát để có thể tác động được đến sự phát triển của học sinh trong tư duy và thúc đẩy, khuyến khích học sinh cùng nhau bàn luận, tìm tòi để giải quyết vấn đề đó.
Tập trung vào biện pháp tự học: Để có thể áp dụng hoàn toàn biện pháp dạy học tích cực thì giáo viên phải loại bỏ hoàn toàn biện pháp dạy truyền thống như đọc, chép, chỉ tay,… Với biện pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ tập trung vào cách thức rèn luyện tính tự giác của học sinh, tự suy nghĩ tìm tìm ra biện pháp học tập và phù hợp với bản thân nhất để áp dụng. Tuy nhiên, những kiến thức mới sẽ được giáo viên xác định về giá trị và đánh giá chất lượng để đảm bảo về độ chuẩn xác. Với việc học đàn piano, để các em có thể có tiến bộ mỗi lần ở trên lớp thì biện pháp tự học, tự luyện tập ở nhà đóng một vai trò rất quan trọng.
Khuyến khích biện pháp học nhóm, tập thể: Để các em có thể phối hợp, trao đổi với nhau kiến thức và tìm ra biện pháp học tập tốt nhất, giáo viên cần biết phân chia các nhóm, các đội và áp dụng biện pháp dạy học tích cực.
Tổng hợp lại các kiến thức đã học: Các giáo viên sẽ cùng tổng hợp lại lượng kiến thức đã được trong suốt buổi lên lớp vào mỗi cuối buổi học, sau đó cùng nhau giải đáp các vấn đề mà học sinh còn thắc mắc, khó hiểu, cùng trao đổi và chốt lại toàn bộ kiến thức trong một buổi học. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy học âm nhạc nói chung và dạy học piano nói riêng theo hướng tích cực.
1.3. Hướng dẫn học sinh tự vỡ bài thông qua trò chơi
Đọc tiết tấu của bài: Chúng ta thường nghe nói đến bài hát này tiết tấu nhanh, bài này có tiết tấu chậm… Vậy tiết tấu là gì? Chúng ta có thể hiểu rằng tiết tấu là sự sắp xếp âm thanh ngắn dài khác nhau, được sắp xếp nối tiếp nhau từ đầu bài hát cho đến cuối bài hát, lặp lại đều đặn, sắp xếp từng nhóm lớn hoặc nhỏ, có hệ thống theo một nhịp điệu, tốc độ nhất định, tùy theo mong muốn của người soạn nhạc. Tiết tấu nhanh sẽ làm cho giai điệu dồn dập, hối hả. Ngược lại, tiết tấu chậm làm cho giai điệu dàn trải mênh mông…
- Đọc tên nốt nhạc theo trường độ trong bài: Trong âm nhạc, trường độ là một khảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài cảu một nhạc tuỳ thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt và cũng là một trong những nền tảng của nhịp điệu.
1.4. Hướng dẫn học sinh tự học thuộc nốt nhạc trên bản nhạc
Trong chuyên ngành Piano, dù là dạy học cho học sinh chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì việc hướng dẫn cho học sinh tự học thuộc nốt nhạc trên bản nhạc luôn là điều cần thiết. Ban đầu, các em cần làm quen với việc học thuộc nốt nhạc trên các tác phẩm nhỏ có độ dài từ 4 nhịp đến 8 nhịp, từ tay phải đến tay trái và phối hợp cả hai tay. Sau đó, cùng với quá trình học tập từng bước các em sẽ được học những tác phẩm dài hơn và lớn hơn.
Đối với người thầy, việc hướng dẫn cho các em học sinh cách “tự học thuộc” bài đàn để các em có thể luyện tập ở nhà là rất quan trọng. Tất nhiên, trong học tập Piano chuyên nghiệp cũng tồn tại một kỹ năng khác là kỹ năng “Thị tấu” tức là vừa nhìn nốt nhạc vừa diễn tấu. Đối với các em học Piano nghiệp dư tại trung tâm nghệ thuật Wing Artist thì việc hướng dẫn cho các em học sinh cách “tự học thuộc” bài đàn vẫn là chủ yếu. Sau khi học thuộc bài, thần kinh của các em chỉ cần biến những nốt nhạc được ghi nhớ trong đầu để chuyển hóa ra các ngón tay chơi trên đàn. Như vậy, cách tập luyện “tự học thuộc” bài đàn này làm giảm đi sự chú ý của thị giác khi vừa nhìn vừa chơi đàn.
1.5. Nâng cao khả năng diễn tấu và biểu diễn cho học sinh
Việc nâng cao khả năng diễn tấu và biểu diễn cho học sinh Piano tại trung tâm nghệ thuật Wing Artist là điều cần được tiến hành thường xuyên với sự giám sát của thầy giáo và phụ huynh học sinh. Khả năng diễn tấu và biểu diễn Piano có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Diễn tấu và biểu diễn Piano tại lớp học chuyên môn.
- Diễn tấu và biểu diễn Piano cho nhóm bạn bè cùng lớp.
- Diễn tấu và biểu diễn Piano trong các cuộc giao lưu học tập giữa hai lớp Piano của hai thầy khác nhau.
- Diễn tấu và biểu diễn Piano do Trung tâm tổ chức.
- Diễn tấu và biểu diễn Piano phục vụ xã hội.
Trong dạy học nhạc cụ nói chung và dạy học Piano nói riêng thì việc nâng cao khả năng diễn tấu và biểu diễn cho học sinh luôn luôn là điều cần thiết bởi đây là đặc thù riêng của nghệ thuật biểu diễn âm nhạc. Sau mỗi buổi diễn tấu và biểu diễn của học sinh Piano tại trung tâm nghệ thuật Wing Artist các thầy cô đều có những nhận xét về mặt chuyên môn để các em học sinh rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, những ý kiến của bạn học cùng lớp và ý kiến của phụ huynh học sinh cũng là những bổ sung bổ ích trong quá trình dạy học.
Kết luận
Trong những đổi mới về giáo dục nói chung ở Việt Nam, dạy học âm nhạc nói chung và dạy học Piano nói riêng cũng cần đưa những phương pháp dạy học tích cực vào thực tế ở Trung tâm nghệ thuật Wing Artist. Từ việc ứng dụng những phương pháp dạy học mang tính tích cực này, học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt hơn, chăm chỉ hơn và học tập một cách sáng tạo hơn. Tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo tính chiến lược và định hướng lâu dài cho sự phát triển của Trung tâm.
Tài liệu tham khảo
-
A. Xô-khốp (Vũ Tự Lân dịch) (1974), Vai trò giáo dục âm nhạc, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
-
Bộ Giáo dục Đào tạo (2000), Âm nhạc và phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
-
Hoàng Long – Hoàng Lân (2005), Âm nhạc và phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
-
Hoàng Long – Hoàng Lân (2005), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
-
King Pelmer (Nhân văn biên dịch) (2002), Tự học piano, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.