Nội san

GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT PHƯỜNG THỐNG NHẤT, THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

23 Tháng Năm 2023

 

                                                  Nguyễn Thái Hoà

                                                                      Học viên K13 Quản lý Văn hoá

Thành phố Hòa Bình là đô thị miền núi, có 7 dân tộc chính cùng chung sống với trên 140.000 dân, trong đó dân tộc Dao chiếm 1,7%. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đời sống văn hoá người Dao Quần Chẹt vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt là vấn đề đang được thành phố Hòa Bình rất quan tâm. Hoà Bình đang tập trung thực hiện các giải pháp và đề xuất: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng người Dao Quần Chẹt phường Thống Nhất. Thành phố đã củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyên truyền, bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tuyên truyền cấp xã, phường, thị trấn, đảm bảo chất lượng của hệ thống tuyên truyền.

Những năm qua, UBND thành phố Hòa Bình đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể tại phường Thống Nhất tổ chức triển khai dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao Quần Chẹt. Chỉ đạo UBND phường Thống Nhất là nơi có người Dao Quần Chẹt sinh sống thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho các thiết chế văn hóa; vận động người Dao Quần Chẹt nói riêng và toàn thể người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao Quần Chẹt, bố trí cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các tộc đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo và thật sự có tâm huyết với nghề.

UBND phường Thống Nhất vận động và tổ chức nhân dân tích cực tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đề xuất các giải pháp, phương án kịp thời phù hợp với thực tế địa phương, kịp thời phản ánh những điểm bất cập trong các dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao Quần Chẹt để yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh. Vận động và tổ chức nhân dân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại phường Thống Nhất giúp cộng đồng trở thành tâm điểm của các hoạt động này, đóng góp ý kiến, nguồn lực và sự tham gia tích cực vào các hoạt động.

 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt là vấn đề đang được thành phố Hòa Bình rất quan tâm. Hoà Bình đang tập trung thực hiện các giải pháp và đề xuất: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng người Dao Quần Chẹt phường Thống Nhất. Thành phố đã củng cố và hoàn thiện bộ máy làm công tác tuyên truyền, bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tuyên truyền cấp xã, phường, thị trấn, đảm bảo chất lượng của hệ thống tuyên truyền. Có chính sách khuyến khích thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền, cộng tác viên tuyên truyền ở cơ sở, nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác tuyên truyền cổ động trực quan tại cơ sở. Đầu tư kinh phí cho hệ thống tuyên truyền giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ở cơ sở; để nắm bắt chủ trương thực hiện kịp thời và đúng những quy định của Đảng và Nhà nước, đặc biệt tỉnh Hòa Bình nên chú trọng việc đào tạo, hướng dẫn viên du lịch là người Dao Quần Chẹt, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút khách du lịch và tạo công ăn việc làm cho người người Dao Quần Chẹt ngay chính tại địa phương. Xây dựng và vận dụng hợp lý các chính sách bảo tồn, phát huy; xã hội hóa nhiều nội dung bảo tồn, phát huy để tăng thêm nguồn lực. Xây dựng thể chế về quản lý văn hóa là một bước quan trọng nhằm tăng cường sự quản lý và bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Để đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ trong quản lý văn hóa, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách về văn hóa, nghệ thuật trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách bảo tồn, cần tập trung vào việc bảo vệ, phục hồi, tôn tạo các di sản văn hóa, công trình kiến trúc, nhà cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của người Dao Quần Chẹt. Việc bảo tồn các di sản này không những giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của người Dao Quần Chẹt mà còn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng văn hóa của đất nước. Tăng cường quảng bá cho công chúng về giá trị văn hóa của địa phương, khu vực hoặc quốc gia và giới thiệu các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa để tạo sự quan tâm, tham gia của cộng đồng.

Trước hết, việc XHH công tác bảo tồn văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt tại phường Thống Nhất giúp tạo sự quan tâm, chú ý và tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội. Chính vì thế, chương trình bảo tồn văn hóa được thực hiện sẽ được quảng bá rộng rãi, giúp người dân nắm bắt, hiểu được giá trị và đưa vào cuộc sống hàng ngày của mình. Ngoài ra, việc XHH còn giúp tăng cường sự quan tâm và hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt tại phường Thống Nhất. Thông qua đó, sẽ có nhiều nguồn lực được hỗ trợ, đầu tư vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt như: tài chính, kỹ thuật, truyền thông, đào tạo... Yêu cầu đặt ra với XHH các hoạt động văn hóa của thành phố Hòa Bình từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo đó là tiếp tục huy động mọi nguồn lực phát triển xã hội văn hóa; xác định mục tiêu và định hướng phát triển xã hội đối với từng lĩnh vực văn hóa tương xứng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; sáng tạo ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa phong phú phù hợp với truyền thống, tập quán địa phương và dân tộc, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ văn hóa, đổi mới quản lý các hoạt động kinh tế trên địa bàn.

Nhận thức được vai trò của công tác BVMT trong việc phát triển bền vững, Chính phủ, cơ quan quản lý, thành phố Hòa Bình nhiều năm qua đã có nhiều biện pháp quyết liệt và hiệu quả  bảo vệ môi trường cảnh quan như xây dựng hoặc lồng ghép nội dung BVMT trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với các tổ chức cá nhân tham gia biểu diễn, thi đấu và kinh doanh dịch vụ tại địa điểm tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cần chấp hành quy định về BVMT. Không đem vào địa điểm động thực vật ngoại lai gây nguy hại đến môi trường, con người. Hạn chế phát sinh chất thải, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đối với khách du lịch, khách tham quan, khán giả và cộng đồng dân cư tại địa điểm tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn về BVMT. Không xâm hại cảnh quan môi trường, hệ động - thực vật tại địa điểm; không viết, vẽ, khắc lên hang động, cây xanh và các yếu tố khác cấu thành địa điểm. Không mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại và ô nhiễm đến địa điểm. Tham gia, hỗ trợ hoạt động BVMT do tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm phát động…

Mở rộng mối quan hệ kết nối với nhiều tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước gắn với hoạt động du lịch

Nguồn lực là tất cả các “yếu tố đầu vào” sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc dự trữ để phục vụ sản xuất của một quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, gia đình hoặc cá nhân. Nguồn lực xã hội có thể thuộc sở hữu của cá nhân, gia đình, cộng đồng, tổ chức xã hội; hoặc nguồn lực của doanh nghiệp khu vực tư nhân có thể dịch chuyển sang hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận; hoặc nguồn lực của nhà nước, của toàn dân giao quyền, trao quyền cho cộng đồng sử dụng, quản lý.

Để hoạt động liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt trên địa bàn phường Thống Nhất có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, khuyến khích phối hợp đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nhất là các điểm du lịch trên địa bàn phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình.

Thứ hai, phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch thông qua việc quảng bá hình ảnh du lịch của người Dao Quần Chẹt ra quốc tế; xác định các chương trình (tour) du lịch điển hình tại địa phương; kết nối các sự kiện, lễ hội riêng của người Dao Quần Chẹt để tạo ra chuỗi sự kiện du lịch thu hút và tận dụng tối đa các nguồn khách.

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...), với các cơ quan đại diện ngoại giao, truyền thông, hàng không, doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và ngoài nước để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của người Dao Quần Chẹt và toàn vùng đến khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ tư, phối hợp để đa dạng và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến quảng bá du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch; vận động các trang báo điện tử bảo trợ thông tin và xây dựng các chuyên đề, nội dung.

Thứ năm, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu của đơn vị nói riêng, địa phương nói chung.

Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao Quần Chẹt nói riêng, công tác quản lý nhà nước không thể tách rời vai trò của công tác thanh tra và kiểm tra và thi đua khen thưởng. Nhằm phát huy được nội lực của cộng đồng cùng với cán bộ quản lý làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Dao Quần Chẹt; Kịp thời ngăn chặn những xu hướng tiêu cực trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Dao Quần Chẹt; Trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội đều cần có QLNN và QLNN trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có thanh tra, kiểm tra, giám sát. Hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra văn hóa.

Tài liệu tham khảo

  1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
  2. Thường trực Thành ủy Hòa Bình (2020), Thông báo số 288-TB/VPTH.U ngày 21/4/2020 ban hành kết luận Hội nghị thường trực Thành ủy Hòa Bình.    
  3. UBND thành phố Hòa Bình (2016), Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 về việc Phê duyệt Đề án phát triển Du lịch thành phố Hòa Bình giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  4. UBND thành phố Hòa Bình (2016), Kế hoạch số 1527/KH-UBND ngày 22/9/2016 của UBND thành phố Hòa Bình về việc triển khai Đề án phát triển du lịch thành phố Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  5. UBND thành phố Hòa Bình (2018), Công văn sô 259-TB/VPTH.U ngày 19/12/2018 của Thường trực Thành ủy Hòa Bình; Công văn số 16/UBND -VP ngày 04/01/2019 của UBND thành phố Hòa Bình về việc thực kết luận của thường trực Thành ủy Hòa Bình.
  6. * Website: Cổng thông tin điện tử phường Thống Nhất - Hòa Bình, Phòng Văn hóa Thông tin (15/03/2023), https://phuongthongnhat.hoabinh.gov. vn/index.php/gioi-thieu-chung).