Nội san

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC SÁO HMÔNG TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐIỆN ẢNH TỈNH SƠN LA

03 Tháng Mười Một 2023

Học viên Nguyễn Minh Hải

K13 LL&PPDH Âm nhạc

Nâng cao chất lượng dạy học sáo H’Mông dành cho đối tượng đại chúng là vấn đề quan trọng,  phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Bài viết sẽ đề cấp đến ba nội dung chủ đạo: lớp bồi dưỡng lý thuyết âm nhạc, xướng âm giúp người học hiểu, đọc được bản phổ; giáo viên dạy theo bản nhạc ghi làn điệu dân ca, ca khúc.

1. Bổ sung kiến thức lý thuyết âm nhạc, xướng âm

Từ hè 2022, lớp học lý thuyết âm nhạc cơ bản, xướng âm được triển khai. Để đảm bảo học viên 2 CLB sáo H’Mông, hát dân ca biết nốt nhạc trước khi học sáo và hát. TTVHĐA tỉnh Sơn La tỏ chức mở lớp kiến thức âm nhạc trước 2 tuần tiếp nhận học viên CLB sáo H’Mông, hát dân ca. Đây là khóa bồi dưỡng ngắn hạn nên trong bài giảng đã rút gọn khối lượng, sát thực tế, yêu cầu sau khi hoàn thành, học viên có thể hiểu, ứng dụng nhìn, biết nốt nhạc, hiểu ký hiệu ghi trong bản nhạc. iáo viên Nguyễn Minh Hải, (người viết luận văn) được TTVHĐA tỉnh Sơn La mời biên soạn nội dung lý thuyết, xướng âm ở mức độ cơ bản, cụ thể:

Phần lý thuyết gồm 3 chương: chương 1: Nốt nhạc, trường độ, ký hiệu; chương 2: Tiết tấu, tiết nhịp; chương 3: Quãng. Các phần khác như hợp âm, điệu thức và giọng…chưa đưa vào do thời gian ngắn.

Toàn bộ chương 1 gồm 2 bài:

Bài 1: Nốt nhạc và trường độ.

Bài 2: Những ký hiệu âm nhạc.

Chương 2: Tiết tấu, tiết nhịp

Chương 3: Quãng

Tóm lại, lý thuyết âm nhạc, xướng âm dạy trong 8 buổi (tuần/1 buổi) cung cấp cho người bắt đầu tiếp xúc âm nhạc lượng kiến thức cơ bản, mục đích nêu vấn đề để học viên suy ngẫm, liên hệ thực tế, ứng dụng trực tiếp khi học sáo H’Mông, hát dân ca. Do điều kiện đặc thù của đối tượng học, 1 buổi lên lớp gồm 2 phần: phần 1: lý thuyết, phần 2: xướng âm.  

Nội dung xướng âm: có 10 bài, mỗi bài từ 3- 5 câu nhạc. Từ bài 1 đến 10 tăng dần độ khó (dành cho người bắt đầu học nhạc), như ví dụ 36 đã trình bày, trong 1 quãng 8, người học đọc vị trí cao độ, trường độ nốt đen theo quãng 2, 3 đi lên, đi xuống. Yêu cầu đọc nhiều lần từng câu xướng âm, mục đích giúp người học ghi nhớ tên nốt, trường độ (tròn, trắng, đen…). Đặc biệt giáo viên bắt buộc người học chép bài xướng âm vào vở nhạc, không copy chụp ảnh bài. Việc chép nhạc rất quan trọng, là bước củng cố kỹ năng ghi nhớ tên, vị trí nốt trong khuông nhạc.

Giải thích vì sao trang bị kiến thức âm nhạc đóng vai trò quan trọng, mục đích xóa dần nạn mù nhạc cho đối tượng tham gia CLB sáo H’Mông, hát dân ca tại TTVHĐA tỉnh Sơn La. Qua đó, học viên có thể nhìn, đọc giai điệu bài hát, tự vỡ bài nhạc sáo H’Mông.

Tóm lại, bồi dưỡng kiến thức âm nhạc cho đối tượng phổ thông, đại chúng đòi hỏi người biên soạn rút gọn, cô đọng hệ thống lý thuyết, các bài xướng âm đáp ứng yêu cầu thực tế là nhóm học viên trong 2 CLB: hát dân ca, sáo H’Mông tại TTVHĐA tỉnh Sơn La. Hè 2022 lần đầu tiên triển khai đã để lại một số vấn đề trong công tác chuẩn bị, tổ chức.

2. Dạy sáo H’Mông theo bản phổ

Suốt thời gian dài (2010- 2021), dạy học sáo H’Mông tại TTVHĐA tỉnh Sơn La theo lối truyền ngón, truyền khẩu. Mặc dù từ 2017, khi chương trình khóa học sáo H’Mông bắt đầu triển khai, nhưng đối tượng học không biết nốt nhạc, sau đó đại dịch Covid- 19 làm gián đoạn hoạt động. Những khó khăn, hạn chế về dạy truyền ngón, truyền khẩu đã đề cập. Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, yêu cầu đặt ra làm thế nào người học sáo H’Mông có thể nhìn bản nhạc, đọc giai điệu, tự vỡ và thuộc bài. Phương pháp bổ sung kiến thức âm nhạc (mức độ cơ bản) cho đối tượng phổ thông, đại chúng, xóa bỏ nạn mù nhạc. Đến hè 2022, lớp bồi dưỡng âm nhạc chính thức mở, trang bị cho học viên một số kỹ năng cơ bản về lý thuyết âm nhạc, xướng âm, qua đó người học luyện nhìn giai điệu trong bản phổ, chủ động tự học.

Hè năm 2022 CLB sáo H’Mông triển khai dạy học theo bản phổ, trước đó 2 tuần, lớp bồi dưỡng kiến thức âm nhạc tổ chức dạy, giúp người học hát dân ca, thổi sáo tiếp thu khái niệm lý thuyết, đọc một số bài xướng âm đầu tiên, các giờ học đem lại niềm hứng khởi, thích thú học viên 2 CLB hát dân ca, sáo H’Mông. Phương pháp dạy học theo bản phổ có quy trình 6 bước.  

Tập trung diễn tấu: khả năng tập trung trong quá trình diễn tấu, đảm bảo thể hiện thành công 1 tác phẩm, bài nhạc không xuất hiện tự nhiên, mà phải trải qua nhiều giai đoạn tâm lý lứa tuổi, trong đó rèn luyện đóng vai trò cốt lõi, hình thành phẩm chất biểu diễn. Nhiều trường hợp có năng khiếu âm nhạc tốt, tiếp thu nhanh, hoàn thiện kỹ thuật, nhưng tâm lý yếu,  không thể diễn tấu trước đám đông, chỉ phù hợp làm giáo viên dạy nhạc. Những học viên đạt điểm trung bình trong CLB sáo H’Mông thuộc trường hợp chưa rèn luyện nhiều diễn tấu, khi trình bày trước lớp thường mất tập trung, thổi không có hơi, tâm trạng lúng túng. Do đó, luyện tập tăng khả năng tập trung, ổn định tâm lý là phần bắt buộc trong quá trình dạy học sáo H’Mông theo bản phổ.    

Thể hiện tốt bài nhạc, làn điệu dân ca: để sáo H’Mông thể hiện tốt 1 bản nhạc, làn điệu dân ca, ngoài rèn luyện tâm lý trước đám đông, người học cần chuẩn bị thái độ sẵn sàng, hứng khởi trước khi diễn tấu. Chỉ khi tin tưởng năng lực bản thân có thể diễn tấu trọn vẹn, hoàn chỉnh, lúc đó người diễn tấu đạt tới cảm xúc thăng hoa trước mọi người.

Tăng cường bản lĩnh biểu diễn trước đám đông: mục đích luyện tập diễn tấu nhằm phát triển khả năng biểu diễn trước đám đông. Để biểu diễn tốt, người học sáo H’Mông cần tăng cường rèn luyện bản lĩnh cá nhân qua một số yêu cầu: luôn thúc đẩy tư duy sáng tạo trong xử lý bài nhạc, bởi sáng tạo là phẩm chất đặc thù trong học nhạc cụ nói chung, sáo H’Mông nói riêng. Với cách dạy học theo bản phổ, giáo viên thúc đẩy, khuyến khích người học phát triển năng lực sáng tạo, tìm phương án giải quyết làn điệu dân ca, ca khúc đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó, bản lĩnh biểu diễn dần hình thành thói quen sáng tạo, đổi mới phương pháp trình bày bài nhạc.  

3. Phương pháp tự học, luyện tập sáo H’Mông

Khác cách học truyền ngón, truyền khẩu, người học chỉ tập dưới sự chỉ bảo của giáo viên tại CLB sáo H’Mông, về nhà hầu như không tự học do không biết nhạc lý, xướng âm. Trong giải pháp nâng cao chất lượng, yêu cầu cá nhân tự luyện tập đóng vai trò quan trọng, quyết định đến khả năng làm chủ kỹ thuật, xử lý sắc thái phong phú, có nhạc cảm.

Xây dựng kế hoạch tự học: từ đặc điểm phổ thông, đại chúng của CLB sáo H’Mông, mọi người tham gia xuất phát từ nhu cầu, sở thích, ngoài các buổi học ở CLB, ở nhà thường không tập luyện. Hè 2022, sau khi bổ sung kiến thức âm nhạc, học viên có thể nhìn nốt nhạc, biết ứng dụng lý thuyết vào bài nhạc. Đây là điều kiện xây dựng kế hoạch tự học, luyện tập sáo ngoài giờ lên lớp, phù hợp điều kiện sống, sinh hoạt, người học sáo chủ động sử dụng thời gian rỗi, bố trí giờ tập hàng ngày, không ảnh hưởng lao động, làm việc.

Phương pháp tập trung: ở nhiều cấp độ biểu diễn nghệ thuật nhạc cụ khác nhau (chuyên nghiệp, phổ thông), phương pháp tập trung giữ vai trò quan trọng, giúp người diễn tấu không bị ngoại cảnh ảnh hưởng, tác động, để hoàn thành trọn vẹn 1 bài nhạc. Nhằm tăng khả năng tập trung, có nhiều giải pháp dựa vào trạng thái tâm lý cá nhân (điềm đạm, nóng vội…), với người học tại CLB sáo H’Mông có 2 phương pháp rèn luyện chủ đạo: kỹ thuật hoàn thiện, không bị lỗi; phát triển sáng tạo trong xử lý âm nhạc.

Hoàn thiện kỹ thuật: là yêu cầu cơ bản với người học biểu diễn nhạc cụ, dù chuyên nghiệp hay phổ thông, đại chúng. Như chương 1, 2 đã nêu, một số kỹ thuật dạy trong CLB sáo H’Mông chỉ ở mức độ cơ bản: lấy hơi, đẩy luồng hơi vào lỗ thổi, đánh lưỡi đơn…nhằm diễn tấu trọn vẹn, lưu loát 1 làn điệu dân ca, ca khúc.

Xử lý sáng tạo sắc thái âm nhạc: về bản chất, âm nhạc luôn yêu cầu người diễn tấu sáng tạo trong xử lý sắc thái, giúp bản nhạc sống động, có hồn (cách nói phổ thông, đại chúng). Để phát huy khả năng sáng tạo cá nhân trong CLB sáo H’Mông, giáo viên luôn khuyến khích học viên diễn tấu làn điệu, ca khúc theo cách hiểu từng người, đặc biệt một vài học viên đạt loại giỏi có yêu cầu cao hơn.

Luyện tập sửa lỗi sai, tật bẩm sinh: trong học biểu diễn nhạc cụ nói chung, sáo H’Mông nói riêng, những lỗi sai, tật bẩm sinh ngón tay, miệng, răng, lưỡi tương đối phổ biến. Ví dụ, người có lưỡi dài thổi sáo thuận lợi hơn lưỡi ngắn, rụt (có thể dẫn đến nói ngọng), răng là 1 điều kiện xác định khả năng phát triển trình độ thổi sáo H’Mông, nếu răng bị phô, hở… học sáo H’Mông bị hạn chế so với hàm răng đều, khỏe mạnh. Một vài trường hợp môi sứt, hở hàm ếch hoặc miệng méo rất khó theo học sáo H’Mông (và các loại sáo khác).

Người lần đầu tiên học sáo H’Mông mắc lỗi sai nhiều, khi tất cả đều mới, là giai đoạn tiếp xúc, làm quen, do đó giáo viên luôn sát sao, chỉ bảo chi tiết, chỉnh sửa liên tục. Năm 2022, theo nhận xét giáo viên, 100% người học đặt sai khi yêu cầu 2 môi mở rộng áp khít lỗ thổi. Sau khi đặt được, lúc lấy hơi, đẩy ra, đa số thực hiện không đúng chuẩn, hơi phì 2 bên mép, không thành luồng. Để sửa triệt để, luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên là phương pháp duy nhất, giúp người học loại bỏ hết lỗi sai, tạo đà phát triển nhanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1,Phạm Tú Hương, Đỗ Xuân Tùng, Nguyễn Trọng Ánh (2005), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

2. Xuân Khải (1982), Nhạc cổ truyền trên con đường dân tộc – hiện đại, Tạp chí Âm nhạc số 1, trang 12.

3. Xuân Khải (2004), Dân ca Việt Nam, Nxb Thanh Niên.

4. Mã A Lềnh - Từ Ngọc Vụ (2015), Tiếp cận Văn hóa H’Mông - Nxb Văn hóa Dân Tộc.

5. Nhiều tác giả (2002)(Lan Hương dịch) (tái bản lần I), Các thể loại âm nhạc, Nxb Văn hóa Thông tin.

6. Nhiều tác giả (2005), Sơn La đất nước con người và tiềm năng, Nxb Thông tấn.

7. Nhiều tác giả (2010), Tập ca khúc Về với Sơn La, TT Văn hóa tỉnh Sơn La.

8. Nhiều tác giả (2013), ( Ban dân tộc tỉnh Sơn La chủ biên), Thống kê dân số tỉnh Sơn La năm 2013, Nxb Thống kê.

9. Nhiều tác giả (2014), Tập ca khúc Sơn La khúc tình ca mới, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La.

10. Nguyễn Thị Nhung (2005), Hình thức, Thể loại âm nhạc, Nxb Đại học sư phạm.