Đặc biệt, khi giáo dục nghệ thuật được đưa vào trường học, ở mọi cấp học, sẽ giúp hình thành nên những con người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, đồng thời tạo dựng một lớp công chúng trong tương lai có sự hiểu biết, có cái nhìn đúng đắn, biết cảm thụ và trân trọng các giá trị nghệ thuật.
Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, với chủ trương đưa môn Nghệ thuật (gồm Âm nhạc và Mĩ thuật) vào tổ hợp lựa chọn, và bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 với khối lớp 10.
NGƯT.PGS.TS. Đào Đăng Phượng - Chủ tịch Hội đồng NUAE trả lời phỏng vấn tại chương trình
Việc đưa các môn Nghệ thuật vào cấp THPT, với mục tiêu không chỉ giúp định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh sau này, mà còn giúp các em bớt đi những áp lực sau các giờ học căng thẳng, đồng thời, là giải pháp để phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện của người học, theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, làm thế nào để triển khai hiệu quả chủ trương này trong thực tế, cũng như giải quyết các khó khăn, vướng mắc hiện nay.
Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong chương trình Đối thoại văn hóa hôm nay.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!
https://www.quochoitv.vn/doi-thoai-van-hoa-lam-the-nao-de-cac-mon-nghe-thuat-co-hieu-qua-trong-cac-truong-thpt-200083.htm