Có thể là mong muốn và yêu cầu cao nhưng là một thực tiễn cần có của sinh viên ngành Sư phạm mỹ thuật là học tập, trải nghiệm, khám phá, sáng tạo để trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng, học tập không ngừng.
Hoạt động khoa học thường niên của sinh viên ngành Sư phạm là điểm đến, là cơ hội và cũng là sân chơi bổ ích để sinh viên hiểu nhau hơn, làm quen với khoa học và trình bày quan điểm của mình trước các hiện tượng, sự kiện và các vấn đề liên quan Giáo dục thẩm mỹ, Trải nghiệm hoạt động Mỹ thuật và tích hợp các nội dung học tập hiệu quả.
Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên 11/2023 Nguồn. Bộ môn Lý luận Mỹ thuật
Bên cạnh các Hội thảo chuyên đề, hoạt động trải nghiệm Mỹ thuật của sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật dưới sự hướng dẫn của giảng viên Đào Thị Thúy Anh - khoa Sư phạm Mỹ thuật thì với mỗi lớp học lại có những chủ đề, mô hình trải nghiệm đa dạng sáng tạo, đổi mới và phát huy được năng lực của sinh viên.
Với mục đích nâng cao hiểu biết của sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật về nghề thủ công truyền thống, tìm ra các đội nhóm có ý tưởng sáng tạo về các sản phẩm thủ công, nhằm duy trì và bảo tồn những giá trị tốt đẹp của làng nghề, đồng thời phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, qua đó quảng bá hình ảnh sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam đến bạn bè thế giới, sinh viên ngành Sư phạm mỹ thuật qua hoạt động trải nghiệm giáo dục thẩm mỹ tại làng nghề Vạn Phúc đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, thú vị đầy màu sắc.
Đến với Vạn Phúc, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật có cơ hội được hiểu thêm về làng nghề với những sáng tạo kỳ diệu của những bàn tay khéo léo, đồng thời còn có thêm cơ hội tìm hiểu về các hoạt động liên quan đến nghề dệt lụa cổ truyền, hiểu về văn hóa độc đáo “Chợ sinh vật cảnh” và “Chợ đồ xưa”.
Xưởng dệt làng Vạn Phúc Nguồn ảnh. Nguyễn Phương Chi - K16 SPMT
Một Học phần nhưng là nhiều phương án và các Chủ đề học tập đa dạng, hiệu quả, bám sát sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, để qua đó sinh viên có thể tự tin, yêu nghề và có cơ hội khám phá chính mình qua các sự kiện được tổ chức với quy mô vừa và nhỏ đáp ứng chương trình dạy - học khoa Sư phạm Mỹ thuật và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Giáo dục.
Trên cơ sở ý tưởng thực hành khắc gỗ tranh dân gian Việt Nam; nghiên cứu chạm khắc đình làng, kết hợp đa dạng chất liệu, kiểu loại thông qua trưng bày và giới thiệu triển lãm mỹ thuật kết hợp buổi talk show giao lưu tác giả, tác phẩm tại không gian sáng tạo. Sinh viên được sắm vai, được chủ động diễn xuất, trải nghiệm quy trình làm tranh dân gian quy trình sáng tác tranh và bày tỏ quan điểm cũng như sự đồng cảm với nghệ sĩ sáng tác qua chủ đề giao lưu.
Đặc biệt thông hoạt động workshop, sinh viên đã chia sẻ, giới thiệu với các bạn trẻ và người yêu nghệ thuật truyền thống về mỹ thuật cổ, khéo léo kết nối di sản và đời sống mỹ thuật đương đại thế kỷ 21 vào trong các bài học kết hợp giữa triển lãm và thực hành các sản phẩm hội họa, đồ họa, kết hợp nghệ thuật sắp đặt đương đại tạo nên một không gian nghệ thuật chuyên nghiệp, một sân chơi lành mạnh thu hút sinh viên Sư phạm Mỹ thuật và những người yêu nghệ thuật, yêu NUAE.
Trải nghiệm sáng tạo đồ handmade với đất sét Nhật
Nguồn. Nhóm tín chỉ 01, hoạt động trải nghiệm mỹ thuật K16 SPMT
Trải nghiệm hoat động mỹ thuật qua Hội thi sáng tạo Nguồn. Nguyễn Tuấn Ạnh - K16 SPMT
Thực hành Tổ chức hoạt động trải nghiệm mỹ thuật “Không gian tổ chức Triển lãm của sinh viên ngành SPMT” Nguồn. Minh Nghĩa nhóm TC 04, K16 SPMT
Sau mỗi hoạt động trải nghiệm mỹ thuật, sinh viên hiểu hơn và trân trọng nghề giáo, hiểu hơn những lựa chọn đáng yêu của mình với sự nghiệp trồng người. Sau mỗi nỗ lực cố gắng là niềm vui, nụ cười, là sự sẻ chia và phân tích đánh giá rút kinh nghiệm nhẹ nhàng, chân tình, cởi mở, có phần thưởng nhỏ xinh động viên khích lệ và hơn hết là tiếng cười giòn tan của cô và trò để dư âm cho những hoạt động sau luôn mới mẻ và hiệu quả.
BBT