BBT
Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, sáng ngày 03/8/2018, tại Phòng bảo vệ luận án, Khoa Sau Đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Khóa 7 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp Dạy học Âm nhạc.
Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.
Phần nhận xét của cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt trình bày theo đúng trường quy, khoa học.
Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:
Điều hành Hội đồng 1:
Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa
Phản biện 1: PGS.TS. Kiều Trung Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Hoàng Tiến
Ủy viên: TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Ủy viên, thư ký: PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Học viên: Bùi Thị Thủy
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đỗ Hiệp
PGS. TS. Nguyễn Đăng Nghị - Uỷ viên, thư ký Hội đồng khoa học
thông qua nghị quyết và kết quả Bảo vệ luận văn của học viên Bùi Thị Thủy
Tóm tắt nội dung: Dân ca có một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần, chứa đựng nhiều cung bậc tình cảm khác nhau bởi nó là sản phẩm từ lao động, sản xuất của nhân dân. Trên phương diện giáo dục, dân ca có khả năng truyển tải những kinh nghiệm, lối sống, đạo đức… của ông cha để lại cho thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, học hát dân ca cho học sinh trường THCS Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua đã thực hiện giáo dục âm nhạc cho học sinh theo chương trình của Bộ GD&ĐT một cách nghiêm túc, nhiệt tình và đầy đủ. Tuy nhiên, do đặc thù là một trường ở nông thôn nên mức độ truyền đạt và tiếp nhận còn nhiều hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Là giáo viên trực tiếp dạy bộ môn âm nhạc tại trường phổ thông nhiều năm, tác giả chọn đề tài “Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Đan Phượng, thành phố Hà Nội” nhằm đưa ra một số giải pháp dạy hát dân ca giúp cho học sinh hát đúng, hát hay đảm bảo tiêu chí, chất lượng của Bộ GD&ĐT đồng thời giúp cho các em thêm yêu nét đẹp của làn diệu dân ca Việt Nam.
Xếp loại: Giỏi
Điều hành Hội đồng 2:
Chủ tịch Hội đồng: GS.TSKH. Phạm Lê Hòa
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đỗ Hiệp
Ủy viên: PGS. TS. Kiều Trong Sơn
Ủy viên, thư ký: PGS.TS. Trần Hoàng Tiến
Đề tài: Dạy học tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Học viên: Trần Thị Phương Anh
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
TS. Dương Thị Thu Hà đọc Quyết định thành lập Hội đồng khoa học
bảo vệ luận văn của học viên Trần Thị Phương Anh
Tóm tắt nội dung: Nhà giáo ưu tú, nghệ sỹ đàn tranh Phạm Thúy Hoan đã có 42 năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy đàn tranh. Không những vậy, bà còn sáng tác nhiều tác phẩm đạt giải thưởng và chuyển soạn hàng trăm ca khúc các làn điệu Bắc – Trung – Nam cho đàn tranh được đưa và giáo trình đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tài năng nghệ thuật âm nhạc truyền thống, việc đào tạo những nghệ sĩ biểu diễn có trình độ cao đối với nhạc cụ dân tộc Việt nam và rất cần thiết để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian và di sản văn hóa trong xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy, tác giả luận văn hướng đến đề tài “Dạy học tác phẩm đàn Tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội” nhằm nghiên cứu các tác phẩm viết cho đàn tranh của nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan để đưa ra những kỹ thuật diễn tấu hợp lí, áp dụng vào giáo trình đào tạo tại khoa Nghệ thuật Dân tộc và miền núi của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đàn tranh.
Xếp loại: Gỏi
Học viên Bùi Thị Thủy và Trần Thị Phương Anh
chụp ảnh lưu niệm cùng thành viên Hội đồng khoa học