NUAE tham dự Đại hội Hiệp hội Âm nhạc Đông Nam Á lần thứ 14 (SEADOM)
Đại hội Hiệp hội Âm nhạc Đông Nam Á lần thứ 14 (SEADOM) với chủ đề “Trao quyền cho âm nhạc trong xã hội: Tôn vinh sự đa dạng, kết nối cộng đồng” diễn ra từ ngày 6/3/2025 đến 8/3/2025. Với quan điểm Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xã hội, thúc đẩy kết nối và tôn vinh sự đa dạng văn hóa. Đại hội SEADOM lần thứ 14 do Học viện Âm nhạc Princess Galyani Vadhana (PGVIM) của Vương Quốc Thái Lan đứng ra tổ chức. Đại hội đã có sự góp mặt của nhiều quản lý, lãnh đạo âm nhạc, lãnh đạo các cơ sở giáo dục âm nhạc, các học giả chuyên nghiên cứu về âm nhạc cùng các học viên và sinh viên đến từ các nước như: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Brunei, Myanmar, Lào’ Campuchia, Úc, Nhật, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới để thảo luận thế mạnh của âm nhạc trong việc đề cao vai trò cá nhân và sự gắn kết với cộng đồng.
Các nhà Nghiên cứu trao đổi về âm nhạc tại Hội thảo
Tham dự Đại hội Đại hội các tổ chức Âm nhạc châu Á (SEADOM) lần thứ 14 lần này còn có NGƯT.PGS.TS. Đào Đăng Phượng – Chủ tịch Hội Đồng trường ĐHSP Nghệ thuật TW cùng TS. Ngô Thị Việt Anh – Trưởng khoa SPAN cùng ThS. Lại Thị Phương Thảo – GV khoa Piano và Thanh nhạc.
Đoàn Công tác do NGƯT.PGS.TS. Đào Đăng Phượng – Chủ tịch HĐT làm trưởng đoàn
Đại diễn lãnh đạo các đoàn của các nước trong khu vực tham dự Hội thảo bên lề Đại hội
Tại Đại hội đã diễn ra các phiên thảo luận chính, thảo luận nhóm cùng các cuộc đối thoại nhóm nhằm giải quyết các vấn đề như thế mạnh của âm nhạc trong sự gắn kết ASEAN, sự đa dạng trong âm nhạc, sự giao thoa âm nhạc trong văn hóa và cách thức truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ trong tương lai.
Tại Đại hội Đại hội các tổ chức Âm nhạc châu Á (SEADOM) lần thứ 14 đã diễn ra các buổi biểu diễn trực tiếp và báo cáo khoa học trong nghiên cứu âm nhạc… Đại hội nêu bật các giá trị truyền thống âm nhạc và sự đa dạng âm nhạc trong mỗi quốc gia trong khu vực nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật phong phú của Đông Nam Á. Đại hội lần này có sự kết hợp giữa biểu diễn và hội thảo đã tạo nên một sắc thái sôi động cho sự sáng tạo, trao đổi văn hóa và nghệ thuật.
Trao đổi trực tiếp về học thuật có minh họa thông qua biểu diễn
Thông qua công tác giao lưu trao đổi chắc chắn trong thời gian tới trường ĐHSP Nghệ thuật TW với thế mạnh là trường đào tạo giáo viên Âm nhạc hàng đầu của Việt Nam. Nhà trường sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc góp phần hợp tác cùng định hình tương lai của giáo dục âm nhạc trong khu vực ASIAN.
BBT