Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương logo

TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VIETMUS TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NUAE – Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vinh dự trở thành thành viên của dự án âm nhạc quốc tế đầu tiên dành cho sinh viên. Dự án quốc tế “Thúc đẩy đào tạo âm nhạc trong các trường đại học tại Việt Nam – VIETMUS” do Cơ quan điều hành giáo dục và văn hóa châu Âu (EACEA) viện trợ theo thẩm quyền do Ủy ban châu Âu cấp thông qua Quỹ Erasmus, nhằm khuyến khích giáo dục âm nhạc tại các trường đại học tại Việt Nam. Đây là Dự án Quốc tế về âm nhạc đầu tiên trong lĩnh vực nghệ thuật tại Việt Nam, tạo cơ hội để các cơ sở đào tạo là thành viên của dự án nói riêng, các cơ sở đào tạo âm nhạc của Việt Nam nói chung được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng trong biểu diễn nghệ thuật, hệ thống nhạc cụ hiện đại, đẩy mạnh năng lực triển khai kỹ thuật số trong đào tạo chuyên ngành nghệ thuật.

Dự án VIETMUS dựa trên cách tiếp cận từ dưới lên, coi chuyển đổi kỹ thuật số là động cơ, phương pháp đào tạo mới, cải thiện kỹ năng phục hồi, năng lực mới trong hiệu suất từ xa và việc làm tốt hơn những cơ hội. Quá trình này sẽ bắt đầu từ việc nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất và sẽ tiến tới việc đánh giá và triển khai hệ thống trang thiết bị, xây dựng năng lực đội ngũ, hiện đại hóa và phát triển lĩnh vực giáo dục đại học trong xã hội và tạo lập mối quan hệ mới giữa trường đại học và doanh nghiệp.

Dự án giải quyết các vấn đề nâng cao năng lực công nghệ thông tin tại các trường đại học tại Việt Nam, đẩy mạnh công nghệ sáng tạo trong biểu diễn, giải quyết các vấn đề của ngành Âm nhạc sau hậu Covid, và đẩy mạnh tính bền vững trong hợp tác quốc tế của các trường đại học trong và ngoài nước.

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tham gia các hoạt động trong toàn bộ 6 gói công việc (Work package – WP) của Dự án, trong đó chủ trì triển khai gói công việc WP 4 là xây dựng một chương trình mẫu đào tạo Âm nhạc trực tuyến hay phòng lab giảng dạy Âm nhạc kỹ thuật số mang tên “MUSICHATHON ON SITE LAB”; tổ chức biểu diễn từ xa mang tên “Music Start Cup”.

Hiện nay các thành viên trong dự án tại nhà trường đang nỗ lực xây dựng chương trình hướng dẫn tổng thể về phòng Lab tại chỗ Musichathon trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam và chuẩn bị các bước tổ chức cuộc thi “Music Start Cup”.  Nhà trường tiến hành mở rộng đào tạo toàn diện cho các giảng viên Âm nhạc trong nhà trường, trang bị cho họ những kỹ năng, kiến thức để sử dụng hiệu quả công nghệ trong giảng dạy từ xa bao gồm không chỉ về mặt kỹ thuật và các chiến lược sư phạm trong giảng dạy âm nhạc trực tuyến.

Bên cạnh đó nhà trường cũng đang phát triển chương trình giảng dạy tích hợp công nghệ thông tin  phù hợp với mô hình đào tạo từ xa với nội dung hấp dẫn, thúc đẩy các phương pháp tiếp cận sáng tạo để thu hút người học.

Việc thúc đẩy chuyển đổi số và tối ưu hóa năng lực số nhằm đem đến nhiều thuận lợi trong giảng dạy. Chuyển đổi số trong đào tạo âm nhạc giúp Nhà trường cung cấp các tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập, và tài liệu tham khảo chất lượng cao cho sinh viên. Nền tảng số hóa cho phép các trường đại học thu thập, tổ chức và chia sẻ kiến thức, thông tin và tài liệu một cách hiệu quả hơn. Giảng viên cũng có thể tận dụng các công nghệ số để cung cấp học liệu phong phú hơn, bao gồm video hướng dẫn, bài giảng trực tuyến và bài tập tương tác để tăng cường trải nghiệm học tập của sinh viên.

Ngoài ra, việc vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn cho phép các trường đại học âm nhạc tiếp cận được một lượng lớn sinh viên và người học tiềm năng từ mọi nơi trên thế giới. Thông qua việc cung cấp các khóa học trực tuyến và nền tảng học tập từ xa, Nhà trường có thể giúp sinh viên vượt qua các rào cản về vị trí địa lý và thời gian mở ra cơ hội cho những người không có khả năng tham gia vào các khóa học truyền thống.

Chuyển đổi số trong đào tạo âm nhạc tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy sinh viên sáng tạo và chia sẻ âm nhạc của riêng họ thông qua các công cụ số, các phần mềm thu âm và công nghệ âm thanh hiện đại. Ngoài ra, sinh viên có thể hợp tác với nhau dễ dàng thông qua việc chia sẻ các dự án âm nhạc trực tuyến. Điều này giúp khuyến khích sự sáng tạo, trao dổi ý tưởng và xây dựng cộng đồng âm nhạc trực tuyến đa dạng.

Sử dụng thành thạo công nghệ góp phần giúp sinh viên phát triển kỹ năng công nghệ thông tin và dần trở nên quen thuộc với hình thức giao tiếp trực tuyến. Đây là những kỹ năng quan trọng trong ngành âm nhạc và giúp xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp. Việc sử dụng các công cụ số giúp sinh viên làm quen với các công nghệ mới, trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực âm nhạc hiện đại.

Là một trong những trường giáo dục nghệ thuật hàng đầu cả nước, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quyển hướng dẫn sử dụng phòng học trực tuyến, từ đó nhân rộng mô hình này tới các trường thành viên trong và ngoài nước. Dự án VIETMUS đã mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa thực tiễn cho các trường thành viên Việt Nam và nước ngoài.

                                                                   

BBT