Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương logo

BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÔ HOÀNG, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trần Thị Hiếu

Học viên K18 – Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc

 

Mở đầu

Học hát là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục âm nhạc trong các trường phổ thông. Thông qua bài hát và các hoạt động âm nhạc, dạy học hát không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn góp phần bồi dưỡng những phẩm chất đáng quý. Đồng thời, học hát còn giúp rèn luyện các năng lực cần thiết như tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Qua việc cảm nhận vẻ đẹp trong âm nhạc và cuộc sống, học sinh phát triển năng lực thẩm mỹ. Hoạt động hát không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy âm nhạc mà còn rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phát triển khả năng tư duy âm nhạc. Hơn nữa, hát còn giúp các em vận động cơ thể, điều hòa nhịp thở, tăng cường sức khỏe. Các kỹ năng như tư thế đứng hát đúng, cách lấy hơi, nhả chữ cũng góp phần tạo nên thói quen vận động lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của học sinh.

Tuy nhiên, qua khảo sát hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tập trung xây dựng nội dung và phương pháp cho phần Khởi động và phần Vận dụng – Sáng tạo trong dạy học hát cho học sinh lớp 6 tại Trường THCS Tô Hoàng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, theo chương trình giáo dục 2018 và bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài viết này nhằm đề xuất các biện pháp thực hiện phần Khởi động và Vận dụng – Sáng tạo trong dạy học hát cho học sinh lớp 6 tại Trường THCS Tô Hoàng, với mục tiêu tạo nên những giờ học sinh động, hiệu quả và phù hợp với định hướng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

Nội dung

1. Xây dựng nội dung và phương pháp thực hiện phần Khởi động

1.1. Nội dung phần Khởi động

* Mục tiêu

Phần Khởi động giúp học sinh chuẩn bị giọng hát, điều chỉnh hơi thở và tạo tâm lý thoải mái trước khi bước vào các hoạt động học hát chính. Giúp học sinh có thời gian làm quen với tiết học, tạo điều kiện để các em bước vào phần học hát một cách tự tin và hứng khởi. Ngoài ra, phần Khởi động cũng bao gồm một số nội dung kiểm tra kiến thức hoặc kỹ năng đã học từ các bài học trước, nhằm củng cố những nội dung học sinh đã được học và giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho nội dung mới.

* Hoạt động cụ thể

– Trò chơi âm nhạc

– Xem clip và nghe nhạc kết hợp vận động theo nhạc

– Trình diễn và thể hiện âm nhạc

1.2. Phương pháp thực hiện phần Khởi động

Để phần Khởi động đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 6. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể: Nêu vấn đề; Phương pháp trực quan; Thị phạm, đề cao vai trò của học sinh; Tổ chức trò chơi âm nhạc; Hoạt động nhóm; Phản hồi liên tục; Kết hợp âm nhạc với vận động; Gợi mở và dẫn dắt; Tạo liên kết với bài học chính; Cá nhân hóa; Động viên và khuyến khích; Kết hợp với các yếu tố văn hóa và nghệ thuật khác.

Nhìn chung, để phần Khởi động đạt hiệu quả cao, giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài hát và từng đối tượng học sinh. Điều này sẽ giúp tạo ra không khí học tập tích cực, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc và sự tham gia tích cực của học sinh trong tiết học.

1.3. Đánh giá và điều chỉnh phương pháp Khởi động

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của phần Khởi động thông qua việc quan sát phản ứng của học sinh và kết quả học tập của các em. Nếu phát hiện những hạn chế hoặc khó khăn, GV cần kịp thời điều chỉnh phương pháp và nội dung cho phù hợp.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả của phần Khởi động

Sự tham gia của học sinh; Sự chuẩn bị giọng hát và hơi thở; Mức độ kết nối với bài học chính.

* Phương pháp đánh giá hiệu quả của phần Khởi động

Như đã đề cập, nếu chỉ đánh giá bằng quan sát, GV khó có thể thu nhận được tất cả thông tin cần thiết theo các tiêu chí đã đề ra. Do đó, cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để có cái nhìn toàn diện hơn, cụ thể: Quan sát trực tiếp; Ghi âm và ghi hình; Phiếu khảo sát và phản hồi bằng văn bản; Thảo luận nhóm:

* Điều chỉnh nội dung và phương pháp Khởi động

Trên cơ sở những đánh giá này, giáo viên cần điều chỉnh nội dung và phương pháp thực hiện phần Khởi động để đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình dạy học hát. Việc điều chỉnh không thể thực hiện một cách tùy tiện mà cần phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc giảng dạy chính thức.

* Quy định và nguyên tắc điều chỉnh:

Việc điều chỉnh phần Khởi động cần tuân theo các quy định và hướng dẫn giảng dạy từ Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. Giáo viên không nên tự ý thay đổi phương pháp hoặc nội dung giảng dạy mà không có cơ sở khoa học hoặc sự đồng ý từ cấp trên. Mọi thay đổi nên được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá cụ thể và cần được thử nghiệm trong một thời gian trước khi áp dụng rộng rãi.

2. Xây dựng nội dung và phương pháp thực hiện phần Vận dụng -Sáng tạo

2.1. Nội dung phần Vận dụng – Sáng tạo

* Mục tiêu:

Mục tiêu phần Vận dụng – Sáng tạo giúp học sinh củng cố những gì đã học trước đó, đồng thời khuyến khích các em sáng tạo, áp dụng kiến thức vào các tình huống mới và nâng cao khả năng tư duy âm nhạc.

Nội dung của phần Vận dụng thường bao gồm các hoạt động như hát lại bài hát đã học, thực hành các biến thể của bài hát, sáng tác lời mới, liên hệ với các lĩnh vực khác trong cuộc sống và tham gia vào các hoạt động biểu diễn.

* Hoạt động cụ thể:

– Biểu diễn theo nhóm và kết hợp vận động phụ họa

– Trò chơi âm nhạc

Ví dụ:

– Chia sẻ cảm xúc

– Giới thiệu các bài hát sưu tầm liên quan đến chủ đề

– Sáng tạo nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát

Ví dụ: Khi học bài “Những ước mơ”, học sinh có thể tự tạo ra các nhạc cụ như gõ nắp chai, gõ que tre, hoặc dùng các lon thiếc để tạo ra âm thanh gõ đệm cho phần hát. Việc này không chỉ giúp các em hiểu thêm về các loại nhạc cụ mà còn giúp phần biểu diễn thêm sinh động và thú vị.

Ví dụ:

Thực hành các biến thể của bài hát:

Ví dụ:

Liên hệ thực tế:

Giáo viên có thể khuyến khích học sinh liên hệ bài học với thực tế đời sống bằng cách ứng dụng các kiến thức âm nhạc vào các tình huống hàng ngày hoặc các hoạt động nghệ thuật thực tế. Điều này giúp học sinh nhận thấy rằng âm nhạc không chỉ tồn tại trong lớp học mà còn gắn liền với cuộc sống thực tế.

Thực hành nâng cao:

Phần Vận dụng – Sáng tạo cũng bao gồm việc thực hành nâng cao các kỹ năng đã học. Học sinh có thể học cách hát bè, sử dụng nhạc cụ để đệm cho phần hát, hoặc kết hợp múa, nhảy để làm phong phú thêm phần biểu diễn. Ví dụ: Trong bài “Con đường học trò”, học sinh có thể được hướng dẫn cách hát bè, đồng thời kết hợp các động tác múa đơn giản để tăng tính nghệ thuật cho phần biểu diễn. Điều này không chỉ giúp các em phát triển kỹ năng hát mà còn giúp phần biểu diễn trở nên ấn tượng hơn.

Ví dụ: Con đường học trò (Trích) (Chủ đề 1: Tuổi học trò)

Hát theo các hình thức

Nối tiếp: 

Nhóm 1: Con đường …. giòn tan

Nhóm 2: Em qua …. bước chân học trò

Hòa giọng: Con đường học trò …. tuổi hồng

2.2. Phương pháp thực hiện phần Vận dụng – Sáng tạo

Phần Vận dụng – Sáng tạo tập trung vào việc giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức, kỹ năng, đồng thời khuyến khích các em áp dụng và sáng tạo trong âm nhạc. Các phương pháp mới bao gồm: Phương pháp tổ chức, thực hành luyện tập và biểu diễn; Hoạt động nhóm; Tích hợp liên môn; Khuyến khích và động viên; Dự án học tập; Kết hợp với các loại hình văn hóa, nghệ thuật khác; Phương pháp thực hành có định hướng của GV; Phương pháp học tập qua trải nghiệm; Phương pháp sử dụng công nghệ hỗ trợ; Phương pháp phản hồi liên tục; Phương pháp liên hệ thực tiễn.

2.3. Đánh giá và điều chỉnh phương pháp Vận dụng – Sáng tạo

Việc đánh giá hiệu quả của phần Vận dụng – Sáng tạo trong quá trình dạy học hát là rất quan trọng để đảm bảo rằng học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng âm nhạc một cách toàn diện. Giáo viên cần liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng lớp học.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả của phần Vận dụng – Sáng tạo:

Khả năng sáng tạo của học sinh : Học sinh có thể sáng tạo các động tác phụ họa, sáng tác nhạc cụ đơn giản, hoặc thay đổi nhịp điệu, cường độ của bài hát hay không. Mức độ sáng tạo và tính độc đáo của các sản phẩm biểu diễn là yếu tố quan trọng: Kỹ năng biểu diễn; Mức độ liên hệ thực tế; Sự phản hồi tích cực:

Dựa trên các tiêu chí này, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp thực hiện phần Vận dụng để đảm bảo rằng học sinh không chỉ học tốt môn âm nhạc mà còn phát triển toàn diện các kỹ năng khác, từ kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, đến kỹ năng biểu diễn trước công chúng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy học hát mà còn góp phần xây dựng một nền giáo dục âm nhạc hiện đại, đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội.

Kết luận

Giáo dục âm nhạc, đặc biệt là dạy học hát, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách và hoàn thiện kỹ năng cho học sinh. Đối với học sinh lớp 6, việc học hát không chỉ giúp các em phát triển năng lực âm nhạc mà còn hỗ trợ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng cảm thụ nghệ thuật và góp phần xây dựng nhân cách. Các biện pháp dạy học hát trong bài viết tập trung vào xây dựng nội dung và phương pháp cho phần Khởi động và phần Vận dụng – Sáng tạo trong mỗi tiết học. Phần Khởi động giúp học sinh chuẩn bị tốt về giọng hát, hơi thở và tâm lý thoải mái trước khi bắt đầu bài học chính, qua các hoạt động như trò chơi âm nhạc, vận động hoặc xem video để tạo không khí sôi động. Phần Vận dụng – Sáng tạo giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế, phát triển khả năng sáng tạo qua biểu diễn nhóm, sáng tạo nhạc cụ và thể hiện các biến thể của bài hát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại – cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
  2. Hoàng Long, Hoàng Lân (2005), Phương pháp dạy học âm nhạc, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
  3. Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng chủ biên, 2021), Âm nhạc 6, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
  4. Nguyễn Thị Tố Mai (2022), Phương pháp dạy học âm nhạc theo phát triển năng lực, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.
  5. Trần Ngọc Lan (2011), Phương pháp hát tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  6. Lê Anh Tuấn (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học và THCS, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.