Tin tức

Giáo dục Nghệ thuật nâng cao sáng tạo và kết quả học tập của học sinh

09 Tháng Tư 2014

Hệ thống giáo dục Vinschool thực thi chương trình giáo dục toàn diện nhằm phát huy tối đa khả năng của từng học sinh. Để làm rõ hơn vai trò của nghệ thuật đối với khả năng học tâp của học sinh, Ban Giám hiệu Vinschool đã mời  Tiến sỹ Lars Anderson, Giám đốc giáo dục của Học viện âm nhạc Malmoe, Đại học Lund, Thụy Điển  chia sẻ các kết quả nghiên cứu về vấn đề này.

UNESCO đã tiến hành nghiên cứu bộ môn mỹ học và văn hóa trong trường học tại trên 170 quốc gia và đi đến kết luận: nghệ thuật, văn hóa và tư duy sáng tạo là những yếu tố quan trọng tác động tích cực vào kết quả học tập và thứ hạng của học sinh.

Theo UNESCO, việc đầu tư vào các bộ môn mỹ học và giáo dục sáng tạo có thể cải thiện kết quả học tập của học sinh. Phần Lan, Canada và Hàn Quốc,  những quốc gia đứng đầu danh sách xếp hạng trong các cuộc khảo sát quốc tế như PISA, đồng thời cũng chính là những quốc gia đầu tư  đáng kể vào giáo dục mỹ học sự sáng tạo ở trường học.

Tại Mỹ, các tiểu bang sử dụng hệ thống giáo dục truyền thống nhất là những tiểu bang có kết quả đầu ra kém nhất, trong khi các tiểu bang đầu tư vào bộ môn thẩm mỹ và giáo dục sáng tạo thì kết quả học tập được cải thiện rõ rệt.

Việc sử dụng nghệ thuật trong các môn học khác có tác động tích cực đến khả năng tư duy sáng tạo của cả học sinh và giáo viên . Báo cáo UNESCO chỉ ra rằng, một giáo viên dạy môn khoa học cũng có thể là một giáo viên rất sáng tạo và có óc thẩm mỹ. Phần Lan và Canada đã thừa nhận giá trị này. Tại những quốc gia này, mỗi giáo viên đều phải nghiên cứu nghệ thuật . Yếu tố WOW (ngạc nhiên, thích thú) xác định một số yếu tố tạo ra chất lượng. Một trong những yếu tố đó là kết nối linh hoạt  và cân bằng giữa các yếu tố khách quan và việc học sinh tự thử thách bản thân. " WOW " mô tả cảm giác tuyệt vời khi một đứa trẻ được tham gia hoàn toàn vào quá trình tạo ra một tác phẩm độc đáo hoàn chỉnh.Nghiên cứu cũng cho thấy rằng bộ môn thẩm mỹ phát triển lòng tự trọng và khả năng hợp tác của học sinh, tăng cường sự tương tác xã hội trong lớp học. Nếu trẻ em làm việc với nhau trong một vở kịch, vẽ một bức tranh tường hoặc hát chung trong một dàn hợp xướng, chúng không còn là một cá nhân riêng biệt mà trở thành một nhóm làm việc với nhau. Điều này rất quan trọng đối với sự tương tác xã hội, khi chúng ta có nhiều lớp học đa văn hóa với trẻ em từ khắp nơi trên thế giới ngồi cạnh nhau.

KK4C4156.JPG

 Một hiệu quả khác nữa là trẻ em nghỉ học ít hơn trong các trường học có giáo dục thẩm mỹ tốt. Đơn giản bởi vì trẻ em thích tận hưởng bản thân chúng trong các trường học này, và yếu tố này không nên bị đánh giá thấp. Theo báo cáo của UNESCO, nếu trẻ em thích ở trường thì sẽ có cơ hội lớn hơn cho việc chúng nỗ lực nhiều hơn vào việc học của mình và truyền năng lượng tràn sang những bạn xung quanh.

LARS-3.jpg

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để có kết quả tích cực là việc giáo dục mỹ học đó phải thực sự nghiêm túc và có chất lượng cao. Người ta thường dễ dàng dự đoán rằng tất cả giáo dục nghệ thuật đều là tốt vì các em ít nhất được học nghệ thuật trong trường học, nhưng sự thật thì không phải luôn luôn như vậy. Báo cáo đưa ra một ví dụ cho thấy rằng nếu giáo dục nghệ thuật và thẩm mỹ  làm không tốt sẽ làm giảm đi khả năng sáng tạo của học sinh.

Một điểm đáng lo ngại nữa là khi các giáo viên bị mất đi khả năng sáng tạo. Sự thực là  hầu hết giáo viên đều muốn sáng tạo và thực hành sáng tạo, nhưng nó bị mất dần đi khi họ phải làm các thủ tục giấy tờ, bài kiểm tra và thực hiện các báo cáo công việc hàng ngày. Các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo cần giúp họ xây dựng lại sự sáng tạo một lần nữa. Bạn không thể cung cấp cho trẻ em sáng tạo nếu bản thân giáo viên không có khả năng giúp chúng tự cảm nhận sự sáng tạo trong chính bản thân mình.

Stockholm ngày 24/02/2012

Bài viết của Tiến sỹ Lars Anderson dành cho Vinschool.

Lars Anderson là Giám đốc giáo dục của Học viện âm nhạc Malmoe, Đại học Lund, Thụy Điển. Ông là một chuyên gia trong giáo dục âm nhạc. Ông từng đại diện Đại học Lund trong các hội thảo quốc tế như Hiệp hội ngiên cứu giáo dục Mỹ, Hiệp hội giáo dục nhạc Jazz quốc tế. Lars cũng tham gia nhiều chương trình giáo dục và diễn thuyết về giáo dục và đào tạo giáo viên, các vấn đề sư phạm tại nhiều trường đại học ở Thụy Điển. Lars là giáo viên âm nhạc đầu tiên đến Việt Nam năm 2003. Ông đã phát triển giáo trình cùng với giáo viên Học viện âm nhạc Hà Nội. Ông đã tổ chức nhiều lớp chuyên đề cho sinh viên và các hội thảo cho giáo viên về phát triển kỹ năng sư phạm trong giảng dạy âm nhạc.

Theo vinschool.com