Nội san

Ứng dụng E-Learning trong giảng dạy Tâm lý học theo phương thức tín chỉ ở Trường ĐHSP Nghệ thuật TW

31 Tháng Mười Hai 2014

                                                                     Ths. Nguyễn Mai Hương

                                   

             Xã hội loài người đã bước sang kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Trong sự phát triển chung, công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt và ảnh hưởng rộng rãi tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Một trong những xu hướng góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào lĩnh vực dạy học, với sự hỗ trợ của hệ thống E-learning ở bậc đại học .

              Thực tế cho thấy, ứng dụng E-Learning có rất nhiều ưu thế và sẽ là một xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo của thế kỉ XXI. E- leaning giúp làm giảm chi phí, thời gian và công sức học tập, nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức, mang lại những thay đổi tích cực cho quá trình dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của người học đáp ứng được yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ.

            Trong một vài năm gần đây, trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã triển khai áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ. Sự thay đổi này đòi hỏi sinh viên phải tăng cường tự  học nhiều hơn, tích cực hợp tác theo nhóm, độc lập, tự chủ và sáng tạo hơn trong học tập. Bản thân mỗi giảng viên phải chủ động trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng thời gian thực hành và giao nhiệm vụ tự học, tự tìm kiếm và khai thác thông tin. Vì vậy, ứng dụng E- leaning trong giảng dạy môn Tâm lý học giúp cho sinh viên chủ động học tập tích cực và hiệu quả; tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao kĩ năng tự học ở bậc đại học của các em, cải thiện chất lượng dạy học trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ.

1. Vai trò của E-learning trong dạy học

E-learning là một thut ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, nhiu cách đnh nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Ở đây chúng tôi sử dụng định nghĩa theo tác giả Lê Huy Hoàng [5]: E-Learning là mt hình thc hc tp thông qua mạng Internet dưi dng các ka hc và được qun lý bởi các h thống qun lý hc tp đảm bảo s tương tác, hợp tác đáp ng nhu cu hc mi lúc, mi nơi ca người học. Theo cách hiểu trên, mt h thống E-Learning phi đm bo đưc các điu kin dưi đây:

            - S dng mng Internet.

            - Tn ti dưi dng các khóa hc (Courseware).

            - S dng các h thng qun lý hc tp (LMS).

            - Đm bo s tương tác, hp tác trong hc tp.

            * Một số hình thức E- leaning :

            Theo một số tác giả, E-learning thường có một số hình thức sau [1];[4];[7]:

·            TBT - Technology-Based Training (đào tạo dựa trên công nghệ): là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

·            CBT - Computer-Based Training (đào tạo dựa trên máy tính): Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài.

·            - Web-Based Training (đào tạo dựa trên Web): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học, thông tin về người học được để trên các Website và người dùng có thể dễ dàng truy nhập qua trình duyệt. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, email…, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. Đây là hình thức được tác giả nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong quá trình giảng dạy môn học.

·         Online Learning/Training (đào tạo trực tuyến): Hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên…

·         Distance Learning (đào tạo từ xa): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình, hoặc công nghệ Web.

2. Vài nét về tình hình giảng dạy tâm lý học theo tín chỉ ở trường ĐHSP Nghệ thuật TW

            Phương thức đào tạo theo tín chỉ đã được triển khai và áp dụng tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW từ năm 2010. Một trong những đặc thù của hoạt động học tập theo tín chỉ là tính tự chủ, sáng tạo, tinh thần hợp tác theo nhóm của sinh viên rất được chú trọng, số tiết thực hành và thời gian tự học được tăng lên so với trước đây. Giảng viện có thể linh hoạt, mềm dẻo hơn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và phân bổ số tiết thực hành, tự học hoặc làm bài tập nhóm. Tuy nhiên, tổ chức lớp môn Tâm lý học là lớp ghép, cấu trúc lớp học truyền thống bị phá vỡ sinh viên thuộc rất nhiều chuyên ngành khác nhau với số lượng đông, số giờ tín chỉ trên trong một buổi tương đối nhiều, lịch học chuyên ngành dày đặc khiến sinh viên gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học tập.

            Đối với môn Tâm lý học, trong các giờ thực hành, thảo luận, phương pháp học tập kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học dạy học hiện đại được khá nhiều sinh viên sử dụng tuy nhiên các em chưa biết khai thác và chọn lọc thông tin qua internet, phê phán và tự đánh giá tài liệu học tập. Nhiều sinh viên chưa xác định được lượng kiến thức, kĩ năng cần thiết cần phải làm chủ. Tuy nhiên phần đông sinh viên có mong muốn giảng viên sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại để giúp các em khắc sâu  và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, tiếp cận với phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao kết quả học tập môn học. Do đó đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng ứng dụng E-learning trong giảng dạy môn Tâm lý học sẽ góp phần nâng cao hứng thú với môn học, tăng tường tính tích cực chủ động ở sinh viên.

3. Ứng dụng E- learning trong giảng dạy tâm lý học theo phương thức tín chỉ tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW

            3.1. Nguyên tắc ứng dụng E-learning trong giảng dạy

Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều cách ứng dụng E- learning trong dạy học. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả chỉ bàn đến trên ứng dụng Web-Based Training  là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web thông qua việc thiết kế và hướng dẫn sinh viên sử dụng website tự học: www.tamlyhoconline. Việc thiết kế và s dụng website tự học môn Tâm lý học cho sinh viên phải đảm bảo nhng yêu cu cơ bản sau:

Một là, đảm bảo mục tiêu bài học

Khi thiết kế nội dung bài giảng, hình ảnh minh họa, video clip và bài trắc nghiệm tự kiểm tra  tương ng, phù hp vi nội dung và ý đồ v phương pháp dạy học, phải bám sát vào mục tiêu bài học, nghĩa là t các hình ảnh trc quan ng vi nhng câu hi dẫn dắt cho phép đnh hưng s suy nghĩ, m tòi, phát hiện ra tri thc mi trong bài học.

Như vy, việc đạt mục tiêu bài học chính là việc sinh viên t tìm tòi kiến thc qua việc học tập vi E- leaning là phương tiện cụ thể hóa mục tiêu dạy học, đồng thi va đnh hưng cách tìm tòi, phát hiện tri thc mi nên đưc xem là phương tiện hu hiệu để bi dưng ng lc t học, rèn kỹ ng tư duy và tính tích cực học tập của người học.

            Hai là, tính chính xác của nội dung.

Chất lưng của E- leaning phụ thuộc vào cht lưng của ni dung thiết kế. Do đó, việc đm bo nh chính xác ni dung là yêu cu quan trng nhất. Nhng ni dung kiến thc trong giáo trình đưc cung cp dưi dạng bài giảng, các bộ câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra…

            Ba là,, tính khoa học, thời sự.

Nội dung trình bày trên các trang trình chiếu phải chính c, các kiến thc cơ bản của bài đưc thể hiện trong E- leaning phải rõ ràng, chính c. Các tư liệu bsung (hình nh, video, sơ đ…) cn phi đưc kiểm tra, chọn la, thưng xuyên đưc cp nhật, bổ sung các tng tin mi, các thành tu khoa học mi.

            Bốn là, tính giáo dục

Tính giáo dục là s phù hp v mặt tâm sinh lý sinh viên, nh thẩm m của trang web, s thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dy học và các phương pháp dy học. Tính sư phạm còn thể hiện việc kết hp lựa chọn ni dung vi các hình ảnh, âm thanh, video… phù hp vi ni dung, tạo nên nhng biu tưng trc quan sinh động và trung thc.

            Năm là, tính tương tác

Đây là yêu cu quan trng khi ng E-learning, bi giúp cho sinh viên tm tòi kiến thc và bi dưng ng lc t học, nghiên cu của mình. Q trình dạy học mang nh phát triển nên kng ch dng li việc học kiến thc, mà quan trọng hơn là học phương pháp để sinh viên t chiếm lĩnh tri thc, bi dưng ng lc tự học, t nghiên cu trong học tp. Giảng viên phải la chọn, sử dụng dạng câu hỏi, bài tập ng vi hình ảnh phù hp để huy động đưc tất cả các giác quan tham gia vào quá trình hoạt động học tập sinh viên để hoàn thành các câu tr li.

Một số thao tác trên web đòi hỏi sinh viên va phi quan sát, va phải tư duy tìm tòi, va thao tác bằng tay vi các đối tưng học tập khi s dụng phần mm hay E- leaning  trên máy nh để tmình khám phá, chiếm lĩnh tri thc mới.

            Sáu là, tính trc quan

Tính trc quan là một trong nhng yêu cu cơ bản của lý luận dạy học nói chung và lý luận dy học Tâm lý học nói riêng. Do đó, khi thiết kế E- leaning chọn giao diện phù hợp, các chương mục được sắp xếp với bố cụ rõ ràng gây  hng  thú học tập, kích thích sm tòi sáng tạo, tập trung, chú ý quan sát, theo dõi, khám phá tri thc; phát huy nh ch cc của sinh viên.

            Bảy là, tính thẩm m

Thiết kế trang trình chiếu thân thiện, màu sắc hài hòa, bố cục rõ ràng, phù hp vi yêu cu, ni dung bài học. Tính thẩm m đưc thể hiện trong nh khoa học, nh sư phạm và nh trc quan. Các thiết kế mthut phải đảm bảo đơn giản, dễ sử dụng, đẹp mắt tạo ấn tưng cho ngưi xem, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ truy cập mức tốt nhất thể đưc. Bố cục thông tin và dch vụ phải đảm bảo dễ tra cứu, dễ sử dụng. Thống nhất trong cách trình bày giao diện cho cả hệ thống.Nội dung thông tin kết xuất phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ.

3.2. Giới thiệu nội dung thông tin trên website tự học www.tamlyhoconline.com.

            Xuất phát từ tình hình thực tiễn của việc ứng dụng E – learning hỗ trợ kĩ năng tự học của sinh viên và các nguyên tắc khi ứng dụng E – learning trong dạy học, chúng tôi đã thiết kế website tự học với các nội dung sau:

            3.2.1 Nội dung bài giảng

            Nội dung bài giảng học phần Tâm lí học đại cương được trình bày một cách khái quát và cô đọng theo các chương, mục tương ứng với các chương mục của giáo trình và tiến trình giảng dạy cho sinh viên tại trường ĐHSP nghệ thuật TW.

            Nội dung bài giảng cung cấp cho người học những tri thức cơ bản, hệ thống về các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, giúp người học hiểu được bản chất, quá trình nảy sinh, qui luật hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lí; mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển tâm lí; chức năng vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người.

            Ở đây cần phân biệt 2 khái niệm: Bài giảng điện tử và bài giảng E-learning: Bài giảng điện tử: là toàn bộ bài giảng, kế hoạch lên lớp được Multimedia hóa và được sử dụng cho người giáo viên lên lớp, có sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò. Trong khi đó, bài giảng E-learning là bài giảng phục vụ cho việc tự học của học sinh mà không cần đến vai trò của giáo viên giảng dạy.  Như vậy để soạn một bài giảng E-learning khó hơn và tốn nhiều công sức, thời gian hơn so với soạn một bài giảng điện tử thông thường. Bên cạnh đó, để tạo ra một khóa học E-learning đòi hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, có đội ngũ chuyên gia công nghệ và khả năng thiết kế, tạo bài giảng E-learning của đội ngũ giáo viên.

            3.2.2 Hình ảnh minh họa        

            Đề tài đã tiến hành xây dựng sưu tầm và biên soạn các hình ảnh minh họa và video clip là các ví dụ sinh động và phong phú thêm nội dung bài giảng. Các hình ảnh và video này đã được lựa chọn để đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ và tính giáo dục, phù hợp với logic của môn học và đặc điểm tâm lý – nhận thức của sinh viên trường ĐHSP nghệ thuật TW. Hình ảnh minh họa được trình bày dưới dạng các slide tương ứng với các bài học.

            3.2.3. Video clip

            Nội dung các video clip được lựa chọn theo nội dung bài giảng chúng tôi chỉ lựa chọn một số video clip phù hợp, ví dụ:

            - Mashmalow test

            - Tháp nhu cầu của Abraham Maslow

            - Tiểu sử Mozart

            - Quá trình sáng tạo nghệt huật

            3.2.4. Bài tập thực hành

            Bài tập thực hành, bài tập tình huống và trắc nghiệm khách quan được xây dựng với các hình thức sau:

            Nhằm giúp người học tự ôn tập, củng cố những tri thức lý luận đã học về Tâm lý học đại cương, vận dụng những điều đã học trong thực tiễn cuộc sống và trong hoạt động dạy học, đồng thời rèn luyện những kĩ năng nghiên cứu, tự khai thác và đánh giá thông tin chúng tôi đã xây dựng và sưu tầm các bài tập thực hành gồm 3 loại:

            Loại 1: Các bài tập nhằm ôn tập lý thuyết. Loại bài tập này giúp sinh viên tìm tòi, làm sáng tỏ và củng cố, vận dụng tri thức lí thuyết TLH. Yêu cầu của loại bài tập này thuờng là phân tích, giải thích, chứng minh những quan diểm và khái niệm khoa học trong TLH.

            Loại 2: Các bài tập nhằm vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống trong thực tế. Loại bài tập này nhằm hình thànhvà rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng cơ bản như tự đánh giá tài liệu học tập, xử lý thông tin học tập đặc biệt là tính linh hoạt trong việc vận dụng các tri thức tâm lý trong cuộc sống và trong học tập chuyên ngành.

            Loại 3: Các bài tập rèn kĩ năng tự kiểm tra đánh giá. Đặc biệt những bài (*) được áp dụng  cho các sinh viên ham thích và muốn tìm hiểu sâu những kiến thức về tâm lý

            3.2.5. Trắc nghiệm tâm lý

            Trắc nghiệm tâm lý là thuật ngữ không có gì mới lạ song việc lựa chọn những bộ trắc nghiệm như thế nào đề phù hợp với đặc điểm tâm lý của sinh viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW và phù hợp với mục đích nâng cao và hỗ trợ kĩ năng tự kiểm tra và đánh giá hoạt động tự học của sinh viên là vấn đề rất đáng quan tâm. Tác giả đã cố gắng lựa chọn một số trắc nghiệm phù hợp để giới thiệu và hướng dẫn sinh viên mở rộng và nâng cao tri thức, kĩ năng nghiên cứu. Các trắc nghiệm được trình bày dưới dạng cụ thể bao gồm: Tên tác giả, mục đích trắc nghiệm, cách tiến hành, khóa điểm và phương pháp xử lý đánh giá kết quả.

            Trắc nghiệm tâm lý bao gồm 5 bộ trắc nghiệm và được phân  chia làm 2 loại:

            - Trắc nghiệm về trí tuệ gồm 1 bộ trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn (Raven test)

            - Trắc nghiệm về nhân cách bao gồm 4 bộ trắc nghiệm đó là: Trắc nghiệm màu sắc LUSCHER, trắc nghiệm về phẩm chất lạc quan yêu đời của nhân cách, trắc nhiệm vẽ gia đinh và trắc nghiệm giao tiếp Dakharop. Ngay cả đối với giảng viên muốn dùng trắc nghiệm làm công cụ nghiên cứu thì chắc chắn tham khảo tài liệu này cũng khá phù hợp.

            3.2.6. Bài kiểm tra

            Chúng tôi đưa hình thức bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, nội dung toàn bộ trong phần Tâm lý học đại cương với 3 loại hình thức câu hỏi:

            Với câu hỏi nhiều lựa chọn: Câu hỏi dạng này sẽ đưa ra cho sinh viên nhiều phương án nhưng chỉ có một đáp án đúng duy nhất. Sinh viên chỉ được phép chọn một trong các phương án và có thể làm các câu theo tuần tự hoặc không. Đây là dạng câu hỏi thường xuyên gặp trong các bài tập mà giáo viên đưa ra cho sinh viên.

            Với câu hỏi điền từ : Đây là dạng câu hỏi khó, yêu cầu sinh viên phải tư duy và nhớ các cụm từ quan trọng để điền vào chỗ trống trong câu trả lời với gợi ý trong câu hỏi. Dạng câu hỏi này thường ít gặp, giáo viên sẽ tùy vào mức độ của từng bài học để đưa ra số lượng các câu hỏi này.

            Với câu hỏi đúng sai: Đây là dạng câu hỏi khá dễ dàng đối với học viên, vì thế dạng câu hỏi này giáo viên cũng ít ra. Câu hỏi sẽ đưa ra một trong 2 phương án trả lời, nhiệm vụ của sinh viên chỉ là chọn đúng (True) hoặc sai (False) dựa theo kiến thức của sinh viên.

            Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hệ thống E- leaning nói riêng trong dạy học đang là một hướng đi mới mẻ và bước đầu cho thấy hiệu quả trong quá trình đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học ngày nay. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng E-learning trong giảng dạy môn Tâm lý học theo phương thức tín chỉ cho sinh viên trường ĐHSP nghệ thuật TW là hết sức cần thiết nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học của thầy và trò, kích thích sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập góp phần nâng cao chất lượng học tập của bộ môn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường./.

           

                                                TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asianux Vietnam, (2009), Tài liệu giới thiệu giải pháp xây dựng hệ thống học tập trực tuyến E- leaning , Asianux Vietnam, Asianux Desktop - Asianux Server  - RedCatle Secured OS.

2. Trần Thanh Bình (2012), Nghiên cứu và sử dụng E-learning phần dao động cơ và song cơ, vật lý 12 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Đại học Huế.

3. Nguyễn Việt Hà - Lê Quang Hiếu, 2003, Mô hình kiến trúc Website môn học (Đề tài khoa học, mã số QC.03.03), khoa Công nghệ - ĐHQGHN.

4. Lê Huy Hoàng, (2008) Courseware với hệ thống E - learning, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Ứng dụng CNTT trong đào tạo đại học ở các trường ĐHSP, tr29 - 33.

5. Lê Huy Hoàng, (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy học, NXB ĐHSP Hà Nội.

6. Ngô Công Hoàn, (Chủ biên), Những trắc nghiệm tâm lý (2003), (Tập 1,2), NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thanh Hồng (2010), Xây dựng chương trình tự học môn Giáo dục học trực tuyến cho sinh viên ĐHSP Hà Nội, Đề tài NCKH CN Cấp trường .

8. Nguyễn Văn Hồng,(2012), Ứng dụng e-learning trong dạy học môn toán lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông", Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

9. Nguyễn Văn Linh, Phan Phương Lan, Trần Minh Tân, (2013), Nghiên cứu xây dựng hệ thông  E-learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 25 (tr 94-95)

10. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học địa lý, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.