Tin tức

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Bùi Thanh Hường và Lê Kim Ngân (K7) - Chuyên ngành Quản lý văn hóa

06 Tháng Chín 2019

BBT

          Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 30/8/2019 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 7 - Chuyên ngành Quản lý văn hóa.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1 có: PGS.TS. Đào Đăng Phượng - Chủ tịch Hội đồng, TS. Lê Thị Minh Lý - Phản biện 1, PGS.TS. Đinh Hồng Hải - Phản biện 2, PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức - Ủy viên, TS. Dương Thị Thu Hà - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Quản lý di tích lịch sử Địa điểm Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947), xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

          Học viên: Bùi Thanh Hường

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Bài

PGS.TS. Đinh Hồng Hải - Phản biện 2 đọc

nhận xét luận văn của học viên Phan Thị Hiền

Tóm tắt nội dung: Hòa Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong kháng chiến chống Pháp nơi đây là hậu cứ vững chắc của Liên khu III, Liên khu IV, Việt Bắc, Tây Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có nhiều di tích lịch sử cách mạng trong đó di tích địa điểm nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947) xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy là nơi lưu dấu ấn lịch sử của Bộ Tài chính, nơi ra đời tờ bạc 100 đồng, tờ bạc đầu tiên của chính quyền Việt Nam trong những ngày đầu độc lập. Việc quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích đã được nhà nước quan tâm đầu tư tu bổ tuy nhiên việc quản lý di tích còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Nhằm nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng quản lý di tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích này tác giả chọn đề tài “Quản lý di tích lịch sử Địa điểm Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947), xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu.

          Xếp loại: Giỏi

Điều hành Hội đồng 2 có: PGS.TS. Đào Đăng Phượng - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức - Phản biện 1, PGS.TS. Đặng Văn Bài - Phản biện 2, TS. Lê Thị Minh Lý - Ủy viên, TS. Dương Thị Thu Hà - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa trên địa bàn phường Mai Dich, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

          Học viên: Phan Thị Hiền

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Hồng Hải

Tóm tắt nội dung: Hiện nay trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, văn hóa ngày càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra sự “xâm thực” văn hóa gây ra nguy cơ bất ổn. Phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nằm trên địa bàn trung tâm của Thủ đô, các hoạt động văn hóa diễn ra rất sôi động. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý văn hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của cộng đồng phường Mai Dịch tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa trên địa bàn phường Mai Dich, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” làm luận văn nghiên cứu.

Xếp loại: Khá

Hai học viên Lê Kim Ngân và Bùi Thanh Hường

 chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng khoa học