Nội san

ĐỔI MỚI THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT THEO HƯỚNG CẬP NHẬT HỌC LIỆU ĐƯƠNG ĐẠI

05 Tháng Tư 2024

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Học viên K10 Lý luận và PPDH bộ môn Mỹ thuật

Dạy học theo hướng tích cực trong môn mỹ thuật ở bậc THCS có nhiều nội dung và yêu cầu khác nhau, trong đó việc đổi phương pháp dạy học là một vấn đề mang tính cập nhật đối với người Giáo viên. Mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy học mỹ thuật là thiết kế và tổ chức dạy học hiệu quả. Hạt nhân của vấn đề là người Giáo viên phải sáng tạo thiết kế bài dạy học trên cơ sở vận dụng kiến thức mới, học liệu mới của thế giới và địa phương làm cho chươg trình mới, SGK mới trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi giờ học mỹ thuật ở bậc học THCS sẽ trở thành những đam mê thu hút hơn đối học sinh.

Giáo dục phổ thông ngày nay trên thế giới được xem là khu vực có nhiều thay đổi, hiện đại hóa phương pháp tổ chức giáo dục ở mỗi quốc gia. Với nhiều mô hình nhà trường theo các chủ thể khác nhau như: nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân tham gia, nhưng sự giám sát của nhà nước và xã hội là rất chặt chẽ. Vì lợi ích của thế hệ tương lai là yêu cầu, mục tiêu mang tính tiền đề của luật pháp ở mỗi quốc gia đối với vấn đề chất lượng giáo dục phổ thông. Dù trong bất cư môi trường dạy học nào thì yếu tố người Giáo viên cũng mang ý nghãi quyết định, bởi chính họ là người trực tiếp chuyển tải kiến thức và kỹ năng đến học sinh qua mỗi giờ học. Mặt khác thái độ, hành vi của người học lại là yếu tố quyết định sự hiệu quả trong mỗi giờ học. Vấn đề gây hứng thú, đam mê, cuốn hút học sinh trong môn mỹ thuật lại càng trở có ý nghĩa quyết định. Tính phù hợp, tính mới, tính hiệu quả và tính khả thi là những tiêu chí luôn luôn đặt ra và như một tiêu điểm (destination point) trong thiết kế mỗi bài dạy học của một giáo viên mỹ thuật. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra thể nghiệm việc ứng dụng nghệ thuật minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học Mĩ thuật tại Trường Trung học cơ sở.

1. Lựa chọn nguồn bổ sung học liệu từ tranh minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long

Tạ Huy Long là một trong những họa sĩ minh họa truyện tranh nổi tiếng của Việt Nam,  là một trong những nhân vật quan trọng của trào lưu coi trọng giá trị biểu đạt của màu sắc trong tác phẩm trong giới họa sỹ tranh chuyện đương đại Việt Nam. Màu sắc trong tranh minh họa của Phạm Huy Long như có phép thuật làm cho người xem luôn luôn cảm thấy có sự lôi cuốn và thăng hoa, điều đó được thể hiện rõ bộ  “truyện tranh Sự tích con Nghê”, Lĩnh Nam Chích Quái”,  “bộ sưu tập” gần 30 tác phẩm điêu khắc mini chất liệu đá về các ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam,  bộ tác phẩm trong triển lãm “Ngày xưa tôi là…” (2009). Tính trẻ trung, tươi tắn, khúc triết, hóm hĩnh và giầu chất cuốn hút tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người xem, đặc biệt giới trẻ. Nhiều hình ảnh trong các bộ tranh Sự tích con Nghê, Lĩnh Nam Chính quái được giới truyền thông ngành thời tranh in trên sản phẩm thương mại hay sử dụng tranh trí không gian nhà mẫu giáo hay nơi sinh hoạt cộng đồng. Tuy vậy trong dạy học mỹ thuật chúng tôi cho rằng lựa chọn những bố cục, mô- típ trang trí, hình ảnh mang những giá trị tiêu biểu về màu sắc có tính đặc trưng trong tranh minh họa của Tạ Huy Long vào thiết kế bài dạy học không phải là một việc dễ dàng. Với hàng trăm tác phẩm dạng tranh minh họa của Tạ Huy Long, người giáo viên cần xem xét mục tiêu ở bài dạy học cụ thể được xác định ở phần Mục tiêu cần đạt của mỗi SGK để lựa chọn học liệu bổ sung cho quá trình thiết kế bài dạy học cho phù hợp. Hơn nữa vai trò của người giáo viên là tư cố vấn cần cung cấp một nguồn dữ liệu đảm bảo vừa  có tính mới thu hút và đồng thời gợi mở sự sáng tạo cho các em.  Chính vì vậy việc lựa chọn một số tác phẩm trong các bộ tranh của họa sỹ Tạ Huy Long theo nhóm hòa sắc để vận dụng vào dạy học phù hợp cá tính sáng tạo của mỗi học sinh, tránh việc gò ép, khuôn mẫu chung chung như : nhóm mầu tương phản mạnh mẽ, nhóm mầu hòa sắc nóng, nhóm mầu hòa sắc lạnh, nhóm mầu hòa sắc trung tính. Nhóm hòa sắc nóng có tranh: tranh Truyện họ Hồng Bàng, tranh Trưng Vương,  bìa  bộ tranh Lý Thường Kiệt; Hòa sắc lạnh như: Dế Mèn và Dế Trũi, tranh Cửa Sổ; Hòa sắc trung tính như: Tranh sự tích chú Cuội cung Trăng…

Việc sử dụng màu sắc là một phần quan trọng của nghệ thuật tạo hình và họa sỹ Tạ Huy Long là một “thầy phù thủy” trong việc biến ba mầu cơ bản thành muôn vạn hòa sắc khác nhau ở nhiều cung bậc cảm xúc rất đặc biệt. Họa sĩ thường sử dụng mỗi minh họa (mỗi tranh) có nội dung, hình nét làm sao cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Mỗi bảng mầu (harmony) của ông tạo ra đều có những cung bậc cảm xúc khác nhau mà ngôn ngữ khó thể miêu tả chính xác. Rõ ràng nghệ sỹ đã có những kiến thức sâu sắc về hiệu quả thị giác của con người khi tương tác với màu sắc, đặc biệt ở nhóm học sinh cấp THCS.

Nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm của Tạ Huy Long là một sự kết hợp đầy tinh tế giữa các yếu tố màu sắc, kĩ thuật đồ họa và cảm xúc để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đầy tính thẩm mĩ. Trong đó nguồn học liệu về mầu sắc là quan trọng nhất cho thiết kế bài dạy học mỹ thuật ở bậc THCS. Với mục tiêu rèn luyện kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ thông qua sự biểu đạt từ ngôn ngữ mầu sắc sẽ giúp các em hoàn thiện hơn trong thưởng thức và sáng tạo mỹ thuật. Ví dụ khi các em quan sát nhóm tranh có hòa sắc tương phản do độ đậm – nhạt hay độ nóng – lạnh sẽ có biểu hiện hình ảnh trong tác phẩm trở nên nổi bật và thu hút thị giác của người xem.

2. Ứng dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào giảng dạy Mĩ thuật lớp 7, lớp 8

Để việc ứng dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học một cách hiệu quả, chúng tôi đã ứng dụng vào các bài học cụ thể của khối 7 chủ đề: “cuộc sống xưa và nay” - bài: “Vẽ tranh theo hình thức ước lệ” (sách chân trời sáng tạo bản 1) và khối 8 với chủ đề: “Thế giới cổ tích” (sách phát triển năng lực học sinh theo phương pháp Đan mạch). Tác giả tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các tiết học. Phương pháp trò chơi thường được sử dụng ở ngay đầu tiết học và được tác giả áp dụng chủ yếu trong tiết học tạo không khí thoải mái và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Trong giờ học giúp học sinh tiếp nhận kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Phương pháp đàm thoại cũng là phương pháp chính được tác giả áp dụng vào bài giảng trong tiết này. Tác giả đã vận dụng linh hoạt hệ thống các câu hỏi ứng dụng vào các hình ảnh tranh mẫu của họa sĩ Tạ Huy Long kết hợp giữa truyền thống và đương đại để học sinh thảo luận và trao đổi tìm ra nét đặc trưng trong phong cách tạo hình của hoạ sĩ Tạ Huy Long. Ở tiết học thứ 2 của bài học, tác giả đã áp dụng chủ yếu phương pháp thực hành. Đây là phương pháp vô cùng quan trọng và cần thiết để đánh giá được hiệu quả của tiết học đầu tiên. Phương pháp thực hành này sẽ giúp các em thể hiện được các kỹ năng cũng như sự sáng tạo của mình. Đây cũng là cơ sở để tác giả có thể đánh giá chính xác kết quả của tiết học thực nghiệm. Thông qua tiết dạy tại khối lớp 7, tác giả nhận thấy các em bước đầu đã biết vận dụng một cách sáng tạo các yếu tố tạo hình, vẽ tranh của họa sĩ Tạ Huy Long. Các tác phẩm vẫn thể hiện được cái riêng nét hồn nhiên, tươi sáng của học sinh không bị vẽ theo kiểu sao chép tác phẩm. học sinh vận dụng các hoạ tiết, mảng hình nền trong các tác phẩm của hoạ sĩ nhưng sắp xếp một cách sáng tạo và vẽ màu theo cảm xúc của riêng mình, không gian trong tranh được các em chú ý hơn. Chính vì vậy, sản phẩm của các em học sinh phong phú, sinh động hơn.

Đối với khối lớp 8, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm với chủ đề: “Thế giới cổ tích”  tham khảo thêm học liệu và mô hình của phương pháp dạy học mỹ thuật của Đan mạch. Ở chủ đề này, tác giả vẫn sử dụng phương pháp trò chơi lớp học, kết hợp với quan sát tìm hiểu ở tiết học thứ nhất. Phương pháp trò chơi luôn tạo được không khí sôi nổi trong lớp học, giúp các em học sinh hứng thú hơn khi tìm hiểu nội dung bài học khi học sinh được xem tranh của họa sĩ Tạ Huy Long. Từ các tác phẩm tranh minh họa trong bộ tranh Con Nghê, Lĩnh Nam Trích Quái Truyện họ Hồng Bàng, Trưng Vương của Họa sỹ Tạ Huy Long giúp học sinh có được một sự hiểu biết về cách sử lý hình, nét, mảng, và phối mầu một cách rất ấn tượng của tác giả. Học sinh sẽ chia nhóm trao đổi về các quan điểm khác nhau về mầu sắc, bố cục, mảng, nét, biểu tả từng nhân vật theo năng lực tiếp thu của mỗi nhóm. Tới tiết học thứ 2, phương pháp chủ yếu mà tác giả áp dụng là nhận thức lại mầu, mảng, nét, bố cục, hình tượng trong tranh Tạo Huy Long mà ở giờ học trước các em đã khám phá, bây giờ mỗi em sẽ tự lựa chọn hình thức, bố cục mới mà các em tự cảm nhận thấy có sự hứng thú sáng tạo. Chúng tôi luôn luôn coi trọng chủ quan sáng tạo của mỗi em, khích lệ, gợi mở và động viên mỗi em phát huy sở trường thể hiện trên bài học. Một số kỹ thuật căn bản như tạo bố cục chung, phối mầu theo mảng, lóp, chỉnh sửa nhấn chiều sâu, vơn khối, đi nét thanh, nét mập ở những vị trí cần thiết. Tuy nhiên những thao tác của học sinh là tuyệt đối đươc tôn trong phát huy nhằm giải phóng tuyệt đối năng lực chủ động, tích cực của người học. Một khuyến cáo của người giáo viên luôn luôn thường trực là không sao chép một cách thụ động tranh của họa sĩ Tạ Huy Long, mà học tập kỹ thuật phối mầu, bảng mầu, và kỹ thuật hình nét tạo khối; Có như vậy mới có thể giúp học snh tự hình thánh cá tính trong sáng tạo. Ở tiết học thứ 3, tác giả vẫn sử dụng phương pháp trò chơi lớp học, bởi phương pháp này kích thích được sự hứng thú và cuốn hút được học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức, nội dung bài học. Kết hợp với phương pháp quan sát, đàm thoại để dẫn dắt học sinh dể dàng tìm hiểu nội dung bài học thông qua việc quan sát các tác phẩm minh họa bìa truyện của họa sĩ Tạ Huy Long và sản phẩm của mỗi học sinh trong lớp. Khuyến khích các em thảo luận, tranh biện theo các chủ đề: so sánh mầu của tranh họa sĩ Tạ Huy Long với chính sản phẩm của mình, hay so sánh sản phẩm của học sinh trong lớp với nhau. Luyện tập kỹ năng tự trình bầy thuyết trình đánh giá ưu nhược sản phẩm của mình và của bạn. Từ việc thảo luận và đưa ra các câu trả lời theo gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ nắm được nội dung và hình thức minh họa bìa truyện. Cũng trong tiết này, tác giả sử dụng thêm phương pháp thực hành để học sinh có hướng giải quyết làm bài cho nhóm mình. Thông qua việc học sinh chủ động trưng bày bài làm của nhóm, quan sát và trao đổi nhận xét bài của nhóm mình và nhóm bạn, học sinh được chủ động tham gia đánh giá hoạt động mĩ thuật, được nâng cao khả năng thuyết trình, nâng cao khả năng đánh giá thẩm mĩ.

3. Kết luận

Việc ứng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học Trung học cơ sở là rất cần thiết. Hoạ sĩ Tạ Huy Long đã đem lại những giá trị nghệ thuật đắc sắc bởi cách tạo hình nhân vật, bởi phong cách thể hiện độc đáo, bởi màu sắc và phong cách tạo không gian riêng biệt. Điều đó tạo cho các em học sinh hứng thú và say xưa trong các tiết học, các em cảm thụ tốt hơn về đường nét và nội dung của từng bức minh họa, hứng thú hơn với việc tìm hiểu các tác phẩm văn học, lịch sử thông qua những bức minh họa đầy thú vị của họa sĩ.

Kết quả thực nghiệm thu được đã cho thấy việc ứng dụng nghệ tuật tạo hình trong minh hoạ truyện tranh vào giảng dạy mĩ thuật tại trường THCS Vĩnh Tường cho thấy học sinh hứng thú và say mê hơn trong việc tìm hiểu phong cách tạo hình trong các tác phẩm minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long. Thông qua kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm thì tính hiệu quả của biện pháp đã được khẳng định. Đối với giáo viên, việc ứng dụng minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào khối 7, khối 8 là phù hợp, tạo hứng thú cho giáo viên tích cực hơn trong việc sáng tạo thiết kế bài giảng.