Nội san

Phương pháp dạy học môn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc

12 Tháng Mười Hai 2016

Nguyn Th Hòa [*]

 

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy tất cả các môn học, ở mọi cấp độ. Đổi mới phương pháp giảng dạy không yêu cầu chúng ta phải tìm ra một phương pháp hoàn toàn mới mẻ, mà là việc chúng ta nghiên cứu từ các phương pháp sẵn có để lựa chọn cách thức giảng dạy phù hợp.

Môn học Âm nhạc cổ truyền Việt Nam có nhiều dạng bài học khác nhau như bài học lý thuyết, bài học thực hành. Chính vì vậy, giảng viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.

  1. Phương pháp dùng lời

          Phương pháp dùng lời là phương pháp được dùng phổ biến trong nhiều môn học, đặc biệt là đối với các môn thiên về những kiến thức l thuyết như Âm nhạc cổ truyền. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của nó là giảng viên không nhận được thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, do đó khó xác định được mức độ tiếp thu của sinh viên. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ gây sự nhàm chán, làm giảm khả năng chú ý của sinh viên đối với bài học.

Để khắc phục tình trạng trên, khi dạy môn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, giảng viên cần phối hợp thuyết trình với các phương pháp khác như: tạo nhóm học tập, sử dụng trình chiếu hình ảnh tĩnh, động, giúp sinh viên chủ động tham gia, nêu ý kiến phản hồi...Giảng viên cũng có thể sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp nhằm sinh động hóa cách thức truyền thụ kiến thức. Việc vấn đáp đặt ra những câu hỏi hoặc tình huống không chỉ thu hút sự chú ý của sinh viên, mà còn giúp các em nhận thức được những nội dung cần thiết trong bài học, đồng thời làm quen với việc ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Ngoài ra, phương pháp vấn đáp phối hợp với trắc nghiệm sẽ tạo những tình huống giả định, đòi hỏi sinh viên kiểm chứng (đúng, sai). Nếu giảng viên phát huy các phương pháp sẽ tạo cho sinh viên tham gia chủ động, linh hoạt tìm đáp án khác nhau, điều này rất có ích với người học.

  1. Phương pháp trực quan

Trong dạy học môn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, phương pháp trực quan được đánh giá là một phương pháp rất có hiệu quả. Với phương pháp này, những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể hơn và dễ tiếp cận đối với sinh viên.

Để tìm hiểu về nhạc khí hay thể loại âm nhạc, sinh viên cần được nhìn thấy hay nghe được âm thanh của các nhạc khí hay thể loại âm nhạc đó. Sử dụng kết hợp phương pháp trực quan với phương pháp dùng lời sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn và vận dụng kiến thức được linh hoạt hơn.

Ví dụ: Khi giới thiệu một số nhạc khí cổ truyền phổ biến và tiêu biểu, giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện một số thao tác:

Phân loại các nhạc khí: Quan sát và trình bày đặc điểm các loại nhạc khí sau. Hãy so sánh cấu tạo, phương thức diễn tấu, âm thanh của các nhạc khí đó.

         

T’rưng                      Trống cơm            Khèn                  Tranh

Từ việc sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời nêu trên, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã có để tư duy, chủ động tìm ra kiến thức mới trong bài học một cách hứng thú và hiệu quả.

Có thể nói, phương pháp trực quan là phương pháp có hiệu quả đối với việc dạy học âm nhạc cổ truyền. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách tùy tiện hay chỉ dừng lại ở mức độ minh họa thì khó phát huy tính tích cực của sinh viên và có thể gây ra sự nhàm chán đối với giờ học.

  1. Phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam là môn học thiên về các kiến thức lí thuyết và thường được sử dụng các phương pháp dùng lời là chủ đạo. Tuy nhiên, thực hành - luyện tập cũng là phương pháp cần thiết để sinh viên đạt được một số kỹ năng thực hành và ứng dụng trong quá trình dạy học tại các trường phổ thông.

Đối với phần giới thiệu nhạc khí cổ truyền, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng nhận biết qua nghe nhìn hay chế tác và tập sử dụng một số nhạc khí đơn giản như: phách thanh, sênh tiền, klôông put… theo các bước sau: Giới thiệu nguyên vật liệu và cấu tạo của nhạc khí; Hướng dẫn thực hiện công đoạn chế tác; Giới thiệu phương thức diễn tấu của nhạc khí; Thực hành, luyện tập.

Đối với phần giới thiệu các thể loại ca nhạc cổ truyền hoặc các vùng dân ca, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên thực hành luyện tập hát hoặc đặt lời mới cho một số bài dân ca quen thuộc theo các bước: Giới thiệu về không gian văn hóa;   Sinh viên tìm hiểu cấu trúc, giai điệu; Dạy học hát; Đặt lời mới.

Trong dạy học môn Âm nhạc cổ truyền, việc nhận biết, điệu thức của bài dân ca là rất cần thiết nhưng đây lại là vấn đề khó, nhất là với sinh viên CĐSP Âm nhạc. Với mỗi thể loại hay vùng dân ca nên cho sinh viên nắm được cách phân tích điệu thức. Chẳng hạn, khi giới thiệu hoặc hướng dẫn sinh viên thực hành học hát dân ca để làm ví dụ minh họa một thể loại nào đó, giảng viên đưa ra các gợi ý để sinh viên nhớ lại kiến thức về các điệu thức 5 âm trong dân ca người Việt, từ đó vận dụng tìm hiểu điệu thức của bài đang học.

Với các bài dân ca, việc tìm thanh âm, điệu thức không theo hoàn toàn quy trình của phân tích điệu thức trong âm nhạc cổ điển phương Tây, nghĩa là căn cứ vào hóa biểu, âm kết, lối tiến hành giai điệu, các âm tựa… để nhận biết. Riêng hóa biểu và âm kết đã có thể biết được điệu thức của bài đến 70-80%. Tuy vậy, căn cứ vào hóa biểu và âm kết có thể sẽ làm người phân tích mất phương hướng khi phân tích bài dân ca. Tất cả những thủ pháp phân tích điệu thức bài dân ca/dân nhạc Việt Nam cần được hướng dẫn cho sinh viên luyện tập và có thói quen hễ nhìn bản nhạc là có động tác phân tích điệu thức. Hơn thế nữa, tốt nhất là hình thành ở sinh viên kỹ năng phân tích đặc điểm âm nhạc để tìm ra phong cách thể loại, đặc trưng vùng miền của bài dân ca/dân nhạc.     

Để sử dụng hiệu quả phương pháp hướng dẫn thực hành, luyện tập trong môn học Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, giảng viên nên lưu ý chọn những nội dung mang tính phổ thông (nhiều người biết đến trong phạm vi vùng miền); nếu là bài dân ca thì tiêu biểu, có giá trị cao về nghệ thuật; không quá khó thực hành so với năng lực và điều kiện của sinh viên.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá

Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên là phương pháp giúp giảng viên đánh giá được khả năng ghi nhận của sinh viên đối với kiến thức yêu cầu môn học.

Về nội dung kiểm tra, đánh giá: Nội dung kiểm tra, đánh giá cần bám sát chương trình và đánh giá dựa trên tiêu chuẩn đầu ra đã được xây dựng. Giảng viên cần hạn chế việc kiểm tra, đánh giá theo kiểu học thuộc lòng một cách đơn giản, có thể đưa ra các câu hỏi mở để phát triển kỹ năng tổng hợp, phân tích, so sánh của sinh viên.

Về hình thức kiểm tra, đánh giá: Phương pháp kiểm tra đánh giá trong môn Âm nhạc cổ truyền có thể sử dụng linh hoạt và hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau như: thi viết, vấn đáp, thực hành…

Kiểm tra đánh giá bằng hình thức vấn đáp là phương pháp sử dụng không chỉ ở cuối bài, cuối chương hay cuối học phần, nó còn có thể được dùng ngay trong khi dạy bài mới bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề, đặt câu hỏi… để kiểm tra kiến thức của sinh viên. Kiểm tra vấn đáp cũng đem lại hiệu quả cao trong việc kích thích sinh viên chủ động tìm hiểu nội dung bài học với các dạng câu hỏi so sánh như: thể loại Hò và Lý, đặc điểm của các loại trống, sự khác biệt trong âm hưởng của các vùng dân ca... Hơn thế, hình thức vấn đáp giúp giảng viên có thể đánh giá đúng khả năng tiếp thu của từng sinh viên.

Hình thức trắc nghiệm hiện nay đang được rất nhiều giảng viên sử dụng để đánh giá nhiều được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của một kiến thức. Với môn Âm nhạc cổ truyền có phạm vi đánh giá trắc nghiệm khá rộng, chống lại khuynh hướng học tủ, học lệch. Tuy nhiên, trắc nghiệm khó phát huy tư duy biện giải, lập luận, sinh viên dễ chép bài của nhau.

Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức kiểm tra thực hành để tạo cho sinh viên những trải nghiệm, nâng cao khả năng hiểu biết và ứng dụng kiến thức đã học được vào thực tế.

Để sử dụng hiệu quả phương pháp kiểm tra đánh giá, giảng viên cần vận dụng phong phú các dạng thức câu hỏi phù hợp với mục tiêu của bài giảng như: Câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi nửa đóng, câu hỏi trắc nghiệm...

Dạng câu hỏi mở: là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, mà đòi hỏi sinh viên phải vận dụng kiến thức đã học hay khả năng phán đoán cá nhân để đưa ra câu trả lời thích hợp.

Dạng câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi chứa toàn bộ các phương án có khả năng trả lời mà sinh viên chỉ được chọn trong số đó.

Hình thức kiểm tra trắc nghiệm:

Dạng trắc nghiệm để thăm dò một số năng lực trí tuệ hoặc kiểm tra đánh giá kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên. Loại câu hỏi kiểm tra này thuộc dạng thức câu hỏi đóng, thường được biên soạn là các bài tập nhỏ có phương án trả lời sẵn, yêu cầu sinh viên suy nghĩ, lựa chọn phương án đúng nhất và dùng một ký hiệu đơn giản nhất đã được quy ước để trả lời. Chẳng hạn như:

Hình thức kiểm tra thực hành: Là một kỹ thuật đánh giá mà trong đó các hành vi của sinh viên sẽ được xem xét trong những tình huống cụ thể, nó đòi hỏi sinh viên phải thể hiện các kỹ năng bằng hành động thực tế.

Với đặc thù là môn học vừa có kiến thức lý thuyết, vừa có kỹ năng thực hành, quá trình dạy học Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cần được vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau để sinh viên hiểu, nắm vững hệ thống bài học, đồng thời hình thành các kỹ năng âm nhạc. Bên cạnh đó, việc vận dụng các phương pháp theo hướng “lấy người học làm trung tâm” sẽ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên và nâng cao chất lượng của môn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam.


                                          TÀI LIU THAM KHO

 

1.   Nguyễn Thụy Loan (2005), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2.    Hoàng Long - Hoàng Lân (2012), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Ngô Th Nam (1993), Âm nhc và phương pháp giáo dc âm nhc, Nxb Giáo dc, Hà Ni.

3.    Ngô Thị Nam (1994), Âm nhạc và phương pháp giảng dạy âm nhạc (tập 1 + 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4.      Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội.

5.      Nguyễn Viêm (1995), Truyền thống âm nhạc Việt Nam, Viện Âm nhạc và Múa.

 

____________________________

[*] Lớp Cao học k4– Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc