Sự kiện

Lễ bảo vệ luận văn của học viên Lê Trung Kiên và Nguyễn Công Khôi (K7, 9) - Chuyên ngành Quản lý văn hóa

09 Tháng Chín 2020

          Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, chiều ngày 07/9/2020 tại Phòng bảo vệ luận văn, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 7, 9 - Chuyên ngành Quản lý văn hóa.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

            Điều hành Hội đồng 1 có: PGS.TS. Đào Đăng Phượng - Chủ tịch Hội đồng, TS. Đào Hải Triều - Phản biện 1, PGS.TS. Phạm Văn Dương  - Phản biện 2, TS. Phạm Ngọc Dũng - Ủy viên, TS. Dương Thị Thu Hà - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người Bana ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

          Học viên: Lê Trung Kiên

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức

          Tóm tắt nội dung:. Kho tàng giá trị di sản văn hóa của người Ba Na ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum rất phong phú và đa dạng, mang bản sắc riêng biệt của một tộc người ở Việt Nam. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na trên địa bàn thành phố Kon Tum nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân, góp phần xóa bỏ hủ tục, gìn giữ những tinh hoa. Đó cũng là tiềm năng để thúc đẩy du lịch trên địa bàn thành phố phát triển, mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội cho cộng đồng và mỗi người dân nơi đây. Để thực hiện được tốt công tác giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Ba Na tại thành phố Kom Tum thì cần có những chính sách và những giải pháp có tính đồng bộ, hiệu quả như: Xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường phổ biến văn bản quản lý về việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; Tuyên truyền, giới thiệu tổng quát về giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của từng di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Tăng cường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh dân tộc Ba Na; Chăm lo đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa,…

          Xếp loại: Xuất sắc     

          Điều hành Hội đồng 2 có: PGS.TS. Đào Đăng Phượng - Chủ tịch Hội đồng, TS. Đào Hải Triều - Phản biện 1, PGS.TS. Phạm Văn Dương - Phản biện 2, PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức  - Ủy viên, TS. Dương Thị Thu Hà - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

          Học viên: Nguyễn Công Khôi

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Dũng

          Tóm tắt nội dung: Đình Phương Độ được dựng vào thời Lê, là một di tích mang đặc trưng của kiến trúc nghệ thuật thời Lê lớn nhất tỉnh Thái Nguyên còn lại đến ngày nay. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thì trong nhiều năm qua một số khu vực, hiện vật của quần thể di tích đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng do các tác động của thời gian và thiên tai, bên cạnh đó sự thiếu ý thức của con người cũng gây ảnh hưởng tới cảnh quan của di tích. Trước tình trạng đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

          Xếp loại: Giỏi

Học viên chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng khoa học