Tin tức

Lễ bảo vệ luận văn của hai học viên Nguyễn Thị Thanh Nga và Nguyễn Tiến Nhấn (K2, K4) - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật

14 Tháng Năm 2020

          Nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên, sáng ngày 13/5/2020, khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã tổ chức Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ khóa 2, khóa 4 - Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật.

          Sau phần công bố quyết định thành lập hội đồng bảo vệ và lý lịch khoa học của các học viên, các học viên đã trình bày sơ lược báo cáo trước Hội đồng.

          Phần nhận xét của các cán bộ Phản biện, Ủy viên và các thành viên khác trong hội đồng đều tập trung vào toàn bộ nội dung và hình thức của các luận văn. Ngoài những thông tin khoa học, các tác giả đề tài còn được hội đồng góp ý về mặt hình thức trình bày theo đúng trường quy khoa học.

          Dưới đây là một số thông tin về đề tài được bảo vệ:

Điều hành Hội đồng 1 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, TS. Nguyễn Văn Cường - Phản biện 1, PGS.TS. Quách Thị Ngọc An - Phản biện 2, TS. Đỗ Việt Hưng - Ủy viên, TS. Phạm Minh Phong - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Nghệ thuật chạm khắc đình Hoàng Xá trong dạy học môn Tạo hình, ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình

          Học viên: Nguyễn Thị Thanh Nga

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Ân

PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng

nhận xét luận văn của học viên Nguyễn Thị Thanh Nga

Tóm tắt nội dung: Đào tạo sinh viên trong các trường đại học ở địa hương hiện nay luôn gắn lý luận với thực tiễn. Với môn Mỹ thuật trong hệ đào tạo giáo viên mầm non tại Trường Đại học Hoa Lư, việc gắn nội dung với các di tích lịch sử truyền thống là việc làm rất có ý nghĩa. Vì thế, trong quá trình công tác, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu đưa những giá trị của chạm khắc Đình làng Hoàng Xá - một trong những di tích lịch sử có ý nghĩa với cộng đồng dân cư khu vực Bắc Bộ. Nghệ thuật chạm khắc đình Hoàng Xá trong dạy học môn Tạo hình, ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình nghiên cứu giải mã nội dung và đưa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật của các motip chạm khắc trên các chi tiết đình làng Hoàng Xá, từ đó vận dụng vào dạy một số bài tạo hình cho hệ đào tạo giáo viên mầm non tại trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.

          Xếp loại: Giỏi

Điều hành Hội đồng 2 có: PGS.TS. Trần Đình Tuấn - Chủ tịch Hội đồng, TS. Nguyễn Ngọc Ân - Phản biện 1, PGS.TS. Quách Thị Ngọc An - Phản biện 2, TS. Đỗ Việt Hưng - Ủy viên, TS. Phạm Minh Phong - Ủy viên, Thư ký.

          Đề tài: Vận dụng hoạ tiết chạm khắc hoa lá trong chùa Cổ Lễ vào dạy học môn trang trí tại Trường Tiểu Học Nam Giang, Nam Trực, Nam Định

          Học viên: Nguyễn Tiến Nhấn

          Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cường

Tóm tắt nội dung: Chùa Cổ Lễ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Lý. Họa tiết được trang trí tinh xảo trên tháp, bục bệ tượng, mái chùa,... đặc biệt trên Cửu phẩm Liên Hoa và đại hồng chuông... Có thể nói, những đặc trưng độc đáo của họa tiết dân gian sẽ là con đường ngắn và thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Để góp phần vào việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa thì việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy là một việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài Vận dụng hoạ tiết chạm khắc hoa lá trong chùa Cổ Lễ vào dạy học môn trang trí tại Trường Tiểu Học Nam Giang, Nam Trực, Nam Định để nghiên cứu.

Xếp loại: Giỏi

Học viên Nguyễn Tiến Nhấn trình bày luận văn trước Hội đồng