Nội san

Ứng dụng dạy Hợp xướng trên làn điệu Hò Sông Mã tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

21 Tháng Bảy 2014

                                                                             Hoàng Thị Thúy 

 

         Yêu cầu đối với nhà đào tạo là truyền thụ cho sinh viên vốn kiến thức phong phú hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về thể loại âm nhạc. Chúng ta không phải đào tạo một ca sĩ chuyên nghiệp, hay một một nhà biểu diễn tài ba, mà đào tạo một giáo viên âm nhạc. Vì vậy, chương trình giảng dạy cần trang bị cho sinh viên số lượng kiến thức về âm nhạc dân gian, cũng như các kỹ năng hát các làn điệu dân ca để sinh viên có thể lựa chọn một số làn điệu dân ca địa phương áp dụng vào nội dung dạy trong trường phổ thông.

  1. Thực trạng dạy học hợp xướng cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc

          Hiện nay, công tác giảng dạy hợp xướng cho hệ sư phạm âm nhạc còn chưa bài bản, nội dung học hợp xướng vẫn mang tính đơn giản, chưa phong phú, thời gian giảng dạy còn ở mức khiêm tốn, chưa phát huy hiệu quả. Giáo viên chỉ sử dụng một số tác phẩm được phối ở hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn ở các nhịp 2/4,3/4,4/4,6/8, ít thấy sử dụng bản hợp xướng phối âm trên những bài hát dân ca, và hầu như chưa thấy bản hợp xướng nào được phối âm trên làn điệu dân ca Thanh hóa. Nội dung giảng dạy chưa khai thác hết các tác phẩm khác nhau viết ở hình thức lớn hơn, quy mô bè nhiều hơn, đặc biệt thể loại hợp xướng dân ca (những tác phẩm được phối từ những bài hát dân ca) chưa được chú trọng. Công tác xây dựng nội dung học hợp xướng chưa đạt hiệu quả, sự thiếu bè trầm vẫn xảy ra trong các bè hợp xướng, nhiều trường hợp nhóm chỉ có 2 bè trầm. Vì vậy, khó có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình học hợp xướng. Bên cạnh đó, số lượng các bè chênh lệch nhau gây nên hiện tượng các bè số lư ợng ít sẽ bị các bè khác lấn át.

          Qua tìm hiểu thực tế trình độ giáo viên âm nhạc phổ thông trên đại bàn Thanh Hóa, chúng tôi nhận thấy, nhiều sinh viên chưa phát huy hết khả năng âm nhạc trong thời gian học tập nên có sự dè dặt trong công tác tổ chức dàn dựng Hợp xướng. Việc áp dụng dự án: “Đưa dân ca vào trường họclà một trong những biện pháp cơ bản, cấp thiết trong việc truyền bá và giáo dục một cách gián tiếp những di sản âm nhạc dân gian. Trước yêu cầu thực tiễn đó, chương trình triển khai đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc cần đổi mới, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung giảng dạy trong phân môn hợp xướng để công tác dạy và học đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.

2. Ứng dụng phương pháp dạy hợp xướng trên làn điệu hò sông Mã

         Trên thực tế, làn điệu hò sông Mã cơ bản đã có thể dựng thành những tác phẩm hợp xướng dân ca đơn giản, bởi nguyên thể của hò đã là những làn điệu dùng cho hát tập thể, chia làm hai nhóm hát  xướng”, “” theo lối đối đáp, viết trên hai bè một bè lĩnh xướng dành cho 1 người, một bè xô dùng để hát tập thể, đó là lý do, chúng tôi muốn sử dụng một số bản ký âm, làm cơ sở phối thêm bè để sử dụng làm nội dung bài học trong môn hợp xướng. Để công tác giảng dạy đạt hiệu quả, chúng tôi tiến hành từng bước dạy hợp xướng trên làn điệu hò cụ thể như sau:

Thứ nhất là giới thiệu làn điệu hò

         Trước khi dạy truyền khẩu cho từng bè, giáo viên cần giới thiệu một số nét đặc trưng của hò sông Mã để tạo cảm giác thoải mái trong giờ học cho sinh viên.

         Khi giới thiệu, giáo viên cần có quá trình làm việc theo nhóm cụ thể và khéo léo linh hoạt để phân chia bề học trước bề học sau. Giáo viên giới thiệu phần lý thuyêt bằng phương pháp hỏi – đáp để kích thích sự tò mò cho sinh viên. Giáo viên sử dụng phương pháp dùng lời sau đó hướng dẫn, tổ chức dạy hát, thực hành giờ hát bè trên làn điệu hò cụ thể.

         Ví dụ: Hò rời bến

          Về nội dung, tư tưởng: hò rời bến là làn điệu đầu tiên trong hệ thống làn điệu hò sông Mã, nội dung hò miêu tả công việc chèo đò trên sông, chuẩn bị chuyển động chuyến đò phải nhờ đến các trai đò giới thiệu con đò, nhắc nhở khách đò một vài câu trước khi xuống thuyền, khi đi qua tấm ván nối từ thuyền với bờ neo

 Về âm nhạc: Kết cấu giai điệu hò được xây dựng do thang 4 âm, 5 âm hẹp tầng âm quay quanh quãng 4, quãng 5 đặc trưng. Giai điệu hò rời bến đi từ cao xuống thấp trục âm chính tạo thành khung, các âm lướt có sức hút về chủ âm mạnh, từ thang 3 âm phát triển thành thang 4 âm [36, tr58]. Với thang 5 âm để sử dụng luyện giọng áp dụng cho làn điệu Hò rời bến, bắt đầu từ nhịp đầu của làn điệu đã thể hiện rõ tính chất của thang 5 âm II bậc (Hò, xự, xang, xê, phan, líu), giáo viên hướng dẫn cách áp dụng những thang âm trên vào bài hò rời bến bằng cách đọc những cách đọc những âm theo âm hình tiết tấu của nhịp 2/4, chú ý quãng 4 (đô, sol).

Thứ hai là luyện thanh

            Luyện thanh nhắm mục đích khởi động cho sinh viên trước khi học hát. Trong quá trình luyện thanh giáo viên sử dụng những phương pháp cổ điển (Belcanto) để giảng dạy những bài hát hợp xướng thông thường, nhưng với học hợp xướng trên làn điệu hò giáo viên đưa ra yêu cầu luyện thanh trên thang âm của làn điệu.

 Ví dụ: Áp dụng thang 5 âm II (Nam) để đọc trước khi ứng dụng hát hợp xướng trên làn điệu hò rời bến

 Thang 5 âm II (Nam):

           

 

Số bậc:                         I              IIIb        IV        V        VIIb     VIII/I    

Tên bậc Việt Nam:                Xự        Xang              Phan      Líu

 

Tuỳ thuộc từng bài hợp xướng, mà giáo viên có cách luyện thanh khác nhau, trong mỗi làn điệu hay bè được phối được sử dụng linh hoạt các thang âm, nên giáo viên cần chú ý khi dạy hát từng bè cho sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên thực hiên việc xác định âm vực sử dụng trên mỗi bè của làn điệu để có quá trình phân chia bè chuẩn xác trong quá trình học hợp xướng trên làn điệu.

         Đối với làn điệu có sử dụng những âm vực cao, giáo viên lựa chọn những sinh viên hát bè Soprano. Hát với âm vực bè vừa phải, giáo viên lựa chọn những sinh viên hát bè Alto và Tenor. Hát với bè thấp hơn, giáo viên lựa chọn sinh viên hát bè Bass để làm tăng độ dày dặn của âm thanh trong làn điệu. Giáo viên áp dụng cho sinh viên đọc lại thang âm một lần và thực hành trên làn điệu một lần theo hình thức đan xen cho đến khi sinh viên ứng dụng được vào bài. Trong cách luyện thanh sử dụng cho hát hợp xướng trên làn điệu, giáo viên lựa chọn những mẫu âm có sử dụng trong bài để làm mẫu luyện, áp dụng cho hợp xướng trên làn điệu đó, ngoài ra giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các bè khác nhau để hát, miễm là tầm âm trong khuôn khổ cho phép của mỗi giọng.

 Thứ ba là luyện tiết tấu

         Luyện tập cho sinh viên vỗ hoặc gõ những âm hình tiết tấu sử dụng trong làn điệu giúp sinh viên nhận thức nhịp điệu nhanh. Giáo viên cho sinh viên đọc âm nốt có trong làn điệu kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu. Kết hợp phương tiện trình chiếu để trình chiếu những mẫu luyện tiết tấu cho sinh viên luyện tập.

         Chẳng hạn: Hò xuôi nhịp đôi một với tiết tấu khoan thai, nhịp nhàng, giáo viên nhặt những âm hình tiết tấu có trong làn điệu cho sinh viên thực hành, giáo viên hướng dẫn cách gõ kết hợp với đọc âm chính (không kể những nối hoa mỹ, những nốt luyến láy).

 

 

         Giáo viên phân tích mối quan hệ giữa trường độ giữa các âm hình trong nhịp phách và hướng dẫn sinh viên vỡ (gõ) tiết tấu.

         Giáo viên làm mẫu thật chậm cho sinh viên quan sát hai lần và yêu cầu sinh viên thực hiện vừa gõ, vừa đọc tên nốt, trường độ: Đen, đơn, đơn chấm dôi, kép…giáo viên yêu cầu sinh viên thực hiện nhanh dần để phù hợn với nhịp độ của làn điệu

Thứ tư là dạy hát

Trong phần dạy hát, tùy từng khả năng của sinh viên mà giáo viên đã giao bài cụ thể, sinh viên nhận bài, gỡ bài, phân câu, phân chỗ lấy hơi, xử lý tác phẩm, giải quyết cao trào và các yếu tố kỹ thuật hơi thở, khẩu hình, khoảng vang, nhả chữ, giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp để sinh viên thực hành luyện tập bài. Ở phần hát làn điệu lời ca hầu hết là những câu thơ lục bát nên cách chia câu giáo viên linh hoạt theo từng làn điệu, tuỳ vào cách ngắt nghỉ của âm nhạc lời ca làn điệu cũng chia theo nhóm từ, bên cạnh đó các âm hình luyến của nốt hoa mỹ làm tăng màu sắc âm điệu thang âm dân ca. Những lời ca đó không thể nguyên âm của thơ mà biến thể sang một hình thức mới gọi là âm đệm, đó là đặc trưng âm nhạc hò sông Mã.

Phương pháp dạy truyền khẩu 

Giáo viên chia câu một cách linh hoạt tuỳ theo kết cấu thơ. Với làn điệu hò rời bến mỗi một lần bè xướng hát xong là bè xô hò theo (Dô khoan dô huầy)

Ví dụ:  Lời thơ:                                            Tôi kể từ trên bến

                                                                                       Từ trên bến ra xuôi

Anh chớ tài đạp lái thì chúng tôi cầm chèo

                                                                                       Phách nhất anh chèo mở

                                                                                       Chèo mở mái ra

Chia lời ca:

Dô khoan dô huầy, dô khoan dô huầy

   Tôi kể từ từ trên bến, từ trên bến ra à xuôi

         Anh chớ tài tài đạp lái, thì chúng tôi cầm chèo

             Phách nhất là anh chèo mở, thì chèo mở mái ra

 Thể thơ biến thể khi áp dụng âm đệm trong hò như: Từ, à, tài, thì, là

         Sau khi chia lời ca giáo viên dạy riêng từng bè:

         xướng (Soprano) hát giáo viên dạy hát từng câu bằng cách hát mẫu cho sinh viên nghe 2 lần và yêu cầu thực hiện.

         (Alto, Tenor 1+Tenor 2) hát giáo viên dạy hát từng câu bằng cách hát mẫu cho sinh viên nghe từng bè từ hai đến ba lần và yêu cầu sinh viên từng bè hát lên bè của mình trên một âm hình tiết tấu chung của phần xô.

         Với lối dạy truyền khẩu phần nào giúp sinh viên cảm nhận trọn vẹn âm nhạc hò sông Mã, cảm nhận được nhịp điệu, âm hình tiết tấu trong hò.

         Giáo viên cần hát mẫu chuẩn xác các âm có trong từng bè khi thực hiện hát mẫu, sau đó thực hiện đếm nhịp cho sinh viên bắt vào đầu bài. Khi đã luyện thuần thục ở rèn luyện từng bè riêng biệt giáo viên kết hợp vừa gõ phách vừa hát để ghép các bè lại với nhau. Giáo viên đếm nhịp và bắt các mẫu âm cho từng bè ở đầu nhịp của bài hò.

         Sử dụng phương pháp thực hành luyện tập

            Trong Hò rời bến, Kết cấu giai điệu được xây dựng do thang 4 âm, 5 âm hẹp tầng âm quay quanh quãng 4, quãng 5 đặc trưng. Giai điệu Hò rời bến đi từ cao xuống thấp trục âm chính tạo thành khung, các âm lướt có sức hút về chủ âm mạnh, từ thang 3 âm phát triển thành thang 4 âm [4, tr.58].  Áp dụng thang 5 âm II (Nam) để đọc trước khi ứng dụng hát hợp xướng trên làn điệu hò rời bến 

Với mẫu thang âm trên giáo viên sử dụng phương tiện đàn piano (ogan) đàn từ âm thấp đến âm cao một hai lần cho sinh viên nghe, sau đó yêu cầu sinh viên vừa nghe cao độ  vừa hát bằng âm “la” hoặc âm “”, âm “”... tuỳ theo giọng cho mỗi bè. 

Đối với làn điệu hò đan xen hai điệu thức, giáo viên cần chú ý cho sinh viên luyện thanh trên cơ sở của hai thang âm, điệu thức đó. Cách xử lý tình trạng sinh viên hát chưa chuẩn về cao độ tiết tấu, lúng túng khi xử lý âm điệu luyến láy chúng tôi rèn luyện riêng bằng cách thị tấu cho sinh viên nghe kỹ, yêu cầu sinh viên đọc ba đến bốn lần những âm có sử dụng  âm  luyến láy.

         Giáo viên xử lý những âm hình khó về cao độ, những âm luyến, láy, âm đệm, ngân, nghỉ cuối tiết nhạc, câu nhạc ở từng bè giáo viên hát chậm nhiều lần và yêu cầu sinh viên nghe kỹ và thực hiện theo. Khi chỗ khó đã được sinh viên thực hiện hát đúng giáo viên thực hiện lại từ đầu bài và yêu cầu tăng dần tốc độ.

 

Ảnh: Một giờ học hợp xướng trên lớp

 

Để giờ học đạt hiệu quả, giáo viên hạn chế thể hiện giai điệu trên đàn, mà sử dụng cách chia và dạy lần lượt cho từng bè và thực hiện ghép cả bài.

Ngoài thang 5 âm II (Nam) hò rời bến còn đan xen sử dụng thang 5 âm III (Xuân) bởi có cả âm “la” trong điệu (Bắc) và âm “si” của điệu (Xuân) cũng được khai thác kỹ trong làn điệu.

 

 

         Với Hò rời bến giáo viên chọn lựa lấy mẫu âm (rế) ở bè Soprano và Alto, lấy âm “si” cho bè Tenor 1, âm “sol” cho bè Tenor 2.

 

 

         Giáo viên thực hiện liên tiếp các câu khác tương tự từ đầu đến cuối bài theo kiểu móc xích

         Giáo viên xác định những chỗ khó trong bài để tập trung sửa sai cho sinh viên khi thực hiện, tránh câu hát sai về cả cao độ và tiết tấu của bài.

 

 

         Với thang 5 âm trên sử dụng luyện giọng để áp dụng cho làn điệu hò rời bến, bắt đầu từ nhịp đầu của làn điệu đã thể hiện rõ tính chất của thang 5 âm II bậc (Hò, xự, xang, xê, Phan, líu), giáo viên hướng dẫn cách áp dụng những thang âm trên vào bài hò rời bến bằng cách đọc những cách đọc những âm theo âm hình tiết tấu của nhịp 2/4, chú ý quãng 4(đô, sol).

 

 

         Cách xử lý tình trạng sinh viên hát chưa chuẩn về cao độ tiết tấu, lúng túng khi xử lý âm điệu luyến láy chúng tôi rèn luyện riêng bằng cách thị tấu cho sinh viên nghe kỹ, yêu cầu sinh viên đọc ba đến bốn lần những âm có sử dụng âm luyến láy có trong bài như:

 

 

         Bằng phương thức tìm hiểu những khó khăn khi hát hò sông Mã, khả năng nhận diện, khả năng vận dụng thang 5 âm để phân biệt các âm trong thang 5 âm, các âm luyến láy, các âm xướng, xô có trong bài một cách chính xác. Trong Hò rời bến, chúng tôi sử dụng cách phối thêm bè cho phần xô dầy dặn hơn khi xô theo câu hò của người xướng.

         Giai điệu Hò rời bến đi từ cao xuống thấp trục âm chính tạo nên khung các âm lướt có sức hút về âm chủ mạnh từ thang 3 âm phát triển thành thang 4 âm [4, tr.58] ở đây âm hình phối thêm bè nam tạo sự dày dặn cho phần xô trong làn điệu, giai điệu giữa các bè đan quyện vào nhau bằng cách vào nhịp của bè Alto và bè Tenor cùng một lúc như ở âm hình khác nhau tạo màu sắc phong phú cho làn điệu hò, với tốc độ nhịp nhàng của hò khi xuôi dòng người hát phải có sự nhấn nhá đều đặn, khoan thai, với hò rời bến (hò đường trường) giai điệu có lúc ngân nghỉ và ngắt hơi khác nhau, chú ý âm tiết ở vế xô có sử dụng “tiếng đệm hoặc nhắc lại một vài từ của câu thơ” [2, tr.44], hay “Từ chêm” [3, tr.40] dễ sảy ra thiếu từ trong vế xướng. Giáo viên hướng dẫn cách lấy hơi trong từng câu hát cách sau mỗi dấu lặng, âm hình kết cấu theo cách ngắt nhịp sau mỗi câu xướng của bè Sprano, dẫn cho câu hát với khẩu hình mở, âm điệu nhịp nhàng bằng cách ngắt nhịp của bè xướng (Soprano) và bè xô (Alto và Tenor).

         Thứ năm là luyện tập, củng cố bài học

         Sau khi sinh viên hát thuần thục các bè trong bài hò, giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách ghép bè bằng cách cho bè “xô” Alto và Tenor hát riêng 2 lần và ghép với phần xướng ở lần thứ 3. Tập xướng - xô trong hò sông Mã riêng bè, âm hình luyến láy của trên làn điệu;  Giáo viên cho sinh viên nghe lại làn điệu, kết hợp băng đĩa nhạc ;  Kiểm tra đánh giá kết quả tiếp thu bài học bằng hình thức học theo nhóm tập thể.

         Tóm lại, việc xây dựng hình thức tiếp thu mới bằng các hình thức ứng dụng dạy hợp xướng trên làn điệu dân ca địa phương, nhằm thay đổi hình thức học cho sinh viên là việc làm hết sức ý nghĩa. Việc phát huy những giá trị nghệ thuật hò sông Mã trong giảng dạy hợp xướng cũng là điều kiện tốt để sinh viên có cơ hội phát triển sâu, rộng, nền âm nhạc dân gian, đưa giá trị nghệ thuật hò sông Mã vào nội dung giảng dạy âm nhạc phổ thông./.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.            Đoàn Phi (2005), Chỉ huy dàn dựng hát tập thể, Nxb Đại học Sư phạm

2.            Nhiều tác giả (1993) Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống 1 số dân tộc Miền Nam Việt Nam, Viện văn hóa Nghệ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.            Nguyên Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4.            Nguyễn Thị Nhung (1982), tìm hiểu cấu trúc thể một đoạn trong dân ca người Việt,  tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, ( số 4,5).

5.            Trần Hoàng Tiến (2001), Những đặc trưng Hò sông Mã, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Viện văn hóa dân gian.

6.            Huy Du - Nguyễn Hoàng Thông, 150 ca khúc dùng trong sinh hoạt tập thể.

7.        Lê Thế Hào - Nguyễn Thiết, Phương pháp dàn dựng tác phẩm âm nhạc, trường CĐSP Nhạc – HọaTrung ương.

8.        Vũ tự Lân - Lê Thế Hào (2000), Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể, Nxb Giáo dục.

9.        Hoàng Long - Hoàng Lân (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc, Nxb ĐHSP.